Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: 1000 năm họ Thân ở Việt Nam
Ở Huế, họ Thân là một trong những dòng họ nổi tiếng, hầu như ai cũng biết. Nhưng đến dự cuộc Tọa đàm "1.000 năm họ Thân" được tổ chức tại từ đường dòng họ Thân ở làng An Lỗ bên dòng sông Bồ, tôi cứ phân vân: Dễ gì xác định được "1.000 năm" và sao lại có sự trùng hợp với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?
Thì ra lịch sử đã ghi từ đầu đời nhà Lý, có ngài Giáp Thừa Quý, dân tộc Tày, trấn giữ vùng đất phên giậu cực Bắc non sông dưới triều nhà Lý, có công đánh giặc ngoại xâm, được vua Lý Thái Tổ kén làm Phò mã và ban đặc ân đổi sang họ "Thân" (Do viết theo Hán tự, chữ "Thân" chỉ khác chữ "Giáp" một chút: nét sổ thẳng nhô lên trên chữ "Điền").
Và dòng họ Thân đã có ba đời liên tiếp làm Phò mã nhà Lý. Chính vì thế mà cuối năm nay, nhân ngày giỗ Tổ, lễ kỷ niệm 1.000 năm họ Thân sẽ được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, nơi có bia khắc câu nói bất hủ của Tiến sĩ Thân Nhân Trung: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".
Còn An Lỗ là nơi ngài Thân Đại Lang, thuỷ tổ họ Thân tại Thừa Thiên - Huế vào khai canh lập làng, khi nhà Trần mở cõi về phương Nam. 700 năm đã qua từ ngày ấy…
Một sự trùng hợp tình cờ ngẫu nhiên mà lý thú: Cuộc tọa đàm kỷ niệm 1.000 năm họ Thân nhân ngày giỗ Tổ họ Thân tại Thừa Thiên - Huế (10-7 âm lịch) lại trùng vào ngày 19/8. Đi dọc đường từ Huế ra An Lỗ, giữa một ngày thu nắng ấm, phấp phới băng cờ khẩu hiệu chào mừng ngày Đại lễ khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tôi không khỏi bâng khuâng nghĩ về thời vị thuỷ tổ họ Thân khai sinh làng An Lỗ 7 thế kỷ trước.
Từ vùng đất hoang vu "ác địa" hẳn là không thiếu cọp beo rắn rết ngày ấy, đến một thị tứ đông vui, tàu xe tấp nập ngược xuôi, phố chợ đầy ắp hàng hoá, lúa trải vàng sân, nhà nhà no ấm hôm nay, bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhiều dòng họ đã đổ xuống nơi đây.
Trong tiến trình lịch sử ấy của vùng đất Thuận Hoá, của cả dải đất Việt, họ Thân đã có những đóng góp không nhỏ với nhiều danh nhân nổi tiếng. Tiêu biểu hơn cả là gia đình nhà văn hoá lỗi lạc Thân Nhân Trung (1418-1499), ba đời liên tục có 4 người đậu tiến sĩ; ông từng giữ chức Thượng thư Bộ Lại, Phó soái Hội Tao đàn thời vua Lê Thánh Tông, là người được chọn viết bài văn trên tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu Hà Nội với câu "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" đã trở nên bất hủ và càng có giá trị trong công cuộc phục hưng đất nước hôm nay.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang ấy, gia đình Tiến sĩ Thân Khuê (1593-1638), quê làng Phương Độ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, ba đời liên tục đều đỗ tiến sĩ và là nhà ngoại giao…
Ở Huế, nổi tiếng hơn cả có lẽ là gia đình Thân Văn Nhiếp, Thân Trọng Huề. Cả hai ông đều làm quan vào thời thực dân Pháp bắt đầu xâm lược rồi buộc nhân dân ta làm nô lệ - một tình thế ngặt nghèo, không phải ai cũng giữ được tư cách kẻ sĩ, không khuất phục trước cường quyền, biết tìm cơ hội làm những điều ích nước lợi dân.
Vậy nhưng Thân Văn Nhiếp (1804-1872), từ khi được cử làm Bố Chánh Quảng Nam (1858) cũng như khi giữ chức Thị Lang Bộ Binh, Hiệp tán quân thứ Biên Hoà, mặc dù triều đình và một số quan lại muốn "chủ hoà", ông vẫn tìm mọi kế sách chặn bước quân xâm lược.
Ông Trần Thân Mỹ, nguyên Trưởng phòng Văn hoá thành phố Huế, đã viết về tài thao lược của Thân Văn Nhiếp như sau: "Tránh đối đầu với sức mạnh buổi đầu và vũ khí tối tân của giặc, buộc chúng phải đánh lâu dài, ông đã vận động nhân dân làm vườn không nhà trống, sơ tán khỏi các làng ven biển Hoà Vang để cô lập, triệt nguồn tiếp tế lương thực của địch, làm chướng ngại vật ngăn đường sông… để phòng tàu chiến địch tiến vào Hội An. Khắp nơi, những đội dân quân được thành lập, tiến hành đánh địch theo quy mô nhỏ, bằng thuyền nhỏ, tập kích tiêu hao sinh lực địch…".
Nhờ thế, sau 5 tháng tiến công, địch không lấn thêm được bước nào và chúng đã chuyển hướng cuộc chiến vào Nam Bộ. Tại đây, ông cũng đã đem hết khả năng của mình, kể cả việc huy động đội nghĩa binh riêng, chống giặc cho đến lúc Triều đình Huế ký thoả ước cắt nhượng 3 tỉnh Nam Bộ cho Pháp. Thân Văn Nhiếp còn nổi tiếng là một người cương trực, làm quan ở đâu, thấy việc có lợi cho dân, ông đều nói thẳng, tiêu biểu là việc ông dâng sớ lên vua Tự Đức, can gián tệ ăn tiêu hoang phí và xây Khiêm Lăng: "…
Gỗ cây hết, đặt giá mua của dân thì hạ, dân càng tỏ ra quẫn bách, sức binh mỏi thì không thể không trốn tránh… Nay xin triệt nhà thuỷ tạ, huỷ vườn hậu phố… Xa con hát để sự lắng nghe được đoan chính… Hoàng thượng ngày thường vẫn mong bắt chước như Văn đế, thế mà hiện nay hành động lại trái ngược quá. Cho dân lao khổ để làm vui, vung tiền của để làm thích… Bệ hạ có nước mà không biết thương, thì tiểu nhân, nếu vì can mà chết cũng không dám tiếc".
Đó là việc xảy ra vào năm 1870, cách nay tròn 140 năm mà tưởng như là chuyện hôm nay, nơi không may đang bị các quan tham lộng hành (ví như ở một tỉnh vùng cao phía Bắc, "ngài" Chủ tịch vừa bị hạ bệ…). Chính vì ý nghĩa "thời sự" mà ông Trần Thân Mỹ, sau khi đọc lại đoạn sớ dâng vua năm xưa ở trên đã phải lên tiếng hỏi: "Không biết bây giờ có vị cán bộ nào dám chất vấn cấp trên như vậy không?"
Noi gương thân phụ, Thân Trọng Huề (1869-1925), từng giữ chức Thượng thư Bộ Học kiêm Bộ Binh, đã có công góp phần thúc đẩy việc cải cách thi cử, trọng thực học; đặc biệt, ông đã buộc nhà đương cục Pháp phải ký vào văn kiện lịch sử công nhận lãnh thổ Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa mà gần đây chúng ta vừa tìm được bản gốc để công bố trước thế giới thêm một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.
Là người thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, ông là một trong những thành viên sáng lập Hội Khai trí tiến đức ở Hà Nội (1919), tham gia viết trên nhiều tờ báo như Đông dương tạp chí, Trung Bắc Tân văn, Nam Phong tạp chí… đề xuất nhiều cải cách về văn hoá - xã hội, vạch trần tệ tham nhũng của quan lại đương thời…
Cùng một thế hệ, bà con ở Huế còn hay nhắc đến Phò mã Thân Trọng Di (1825-1885) không chỉ vì ông có vợ là nhà thơ - công chúa Mai Am (con vua Minh Mạng) mà còn vì ông đã chứng tỏ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm bằng việc rời bỏ kinh thành Huế, đi theo vua Hàm Nghi và không may đã mất tích trong hành trình gian nan tìm nơi lập căn cứ chống Pháp lúc đó.
Gần gũi hơn với giai đoạn lịch sử hiện đại, họ Thân có quyền tự hào với những tên tuổi như bác sĩ Thân Trọng Phước (1902-1960), người bạn thân thiết của học giả Đào Duy Anh. Là một trí thức sớm đến với cách mạng, từ lúc làm ở Bệnh viện Vinh, ông là một trong những thành viên sáng lập và là thủ quỹ (mà thực chất là người chủ yếu cung cấp chi phí cho tổ chức) Đảng Tân Việt.
Sau này, khi vào Huế, trong hoàn cảnh phải sống ở vùng địch tạm chiếm, ông đã đến với Đảng Cộng sản, sinh hoạt trong Chi bộ trí thức (mà có người gọi là Chi bộ xa-lông) với một số nhân vật nổi tiếng khác ở Huế như bác sĩ Lê Khắc Quyến, kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, GS. Tôn Thất Dương Kỵ…
Nhờ mở được một phòng khám riêng, ông đã trực tiếp giúp đỡ nhiều đồng chí hoạt động bí mật trong thành phố, từ chỗ hội họp, tiếp tế thuốc men và cứu chữa người bị thương; hàng tuần ông dành ngày Chủ nhật khám bệnh miễn phí cho người dân nghèo… Anh hùng Thân Trọng Một thì càng nổi tiếng với những chiến công lẫy lừng suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã viết cả một cuốn sách về ông ("Thân Trọng Một - con người huyền thoại") vẫn chưa kể hết những chuyện lạ về ông…
Một dòng họ trải ngàn năm, khó có thể kể hết những con người đã làm nên sự nghiệp để đời. Chỉ xin nhắc thêm một nhân vật không hẳn là nổi tiếng, nhưng nói đến sự trùng hợp ngẫu nhiên mà lý thú giữa ngày giỗ Tổ khai sinh họ Thân tại Thừa Thiên - Huế với ngày Đại lễ khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tôi lại nghĩ đến ông.
Đó là Thân Trọng Ninh, thầy giáo dạy Sinh vật, dạy tiếng Pháp, tận tụy với cả những nhóm nhỏ học sinh ở vùng quê, nhưng mấy năm gần đây, ông trở nên nổi tiếng do một nhà báo "khui ra" một bí mật của ông: cũng là một sự ngẫu nhiên và lý thú, ông trở thành nhà nhiếp ảnh tình cờ đã chớp được những bức ảnh quý giá trong thời khắc lịch sử: Ngày tiếp quản Thủ đô Hà Nội 10/10/1954!
Nhắc đến ông, cũng vì nhờ ông, chúng tôi mới có dịp về dự cuộc tọa đàm "1.000 năm họ Thân" và biết đến ngôi mộ vị khai sinh họ Thân tại làng An Lỗ, nơi có hai cây bộp (một loại thuộc dòng cây đa) tự mọc lên, song song, nương tựa bên nhau phía trước mộ đã hơn bốn chục năm. Một cây mọc thẳng, một cây xoà cành, bà con gọi là "cây Trời trồng", thể hiện sự kết hợp hài hoà âm dương, thiên địa…
Ngày họp mặt tọa đàm "1.000 năm họ Thân" cũng là ngày ra mắt Quỹ Khuyến học họ Thân. Bảy cậu tú, cô tú vừa đỗ vào đại học năm nay đã được lĩnh học bổng. Cùng với ông Nguyễn Văn Mễ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh và hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Thân Trọng Ninh đã trực tiếp trao học bổng cho các cử nhân tương lai.
Trong bầu không gian đầy ắp chứng tích và lòng ngưỡng mộ các danh nhân họ Thân đã góp phần viết nên những trang sử vàng của đất Việt, ngắm nhìn những gương mặt trẻ trung, sáng sủa của các cô tú, cậu tú sắp bước vào giảng đường đại học, tôi nghĩ đến sự trường tồn của một dòng họ danh tiếng và sự trường tồn của dân tộc. Và tôi lại thầm nhắc câu nói bất hủ của Tiến sĩ Thân Nhân Trung: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"…
Nguyễn Khắc Phê
Tue Dec 07, 2010 8:14 am
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: 1000 năm họ Thân ở Việt Nam
THÔNG BÁO SỐ 1 (Nội bộ)
Họ Thân là một trong “trăm họ” của nứoc Việt Nam, bắt nguồn từ năm 1010. Đến năm 2010 tròn 1000 năm tuổi. Ngày nay con cháu dòng họ có mặt khắp mọi miền đất nước và trên thế giới. Năm 2010 (Canh Dần), trong khuôn khổ của năm đại lễ “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”. Họ Thân ta có kê hoạch tổ chức lễ kỷ niệm “1000 năm Họ Thân” mang tính toàn quốc.
1. Thời gian và địa điểm tổ chức Thời gian: Sáng thứ 6, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (nhằm ngày 28/10 Canh Dần). Nơi tổ chức: Nhà Thái học, Văn miếu Quốc tử giám – Hà Nội.
2. Ban tổ chức Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Hội đồng Thân tộc Việt Nam cùng đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm. Kinh phí dự kiến khoảng 75 triệu đồng do Hội đồng họ Thân Thừa Thiên Huế đài thọ.
3. Dự kiến chương trình lễ Từ 8h – 11h ngày 3 tháng 12 năm 2010. - Đọc diễn văn khai mạc: GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam. - Phát biểu của một số nhà sử học và khách mời về lịch sử và truyền thống Họ Thân. - Lời cảm ơn của đại diện dòng họ.
4. Dự kiến khách mời dự lễ kỷ niệm (khoảng 100 người) - Đại diện các cơ quan Trung ương, tỉnh Bắc Giang, thành phố Hà Nội. - Đại diện Hội đồng Thân tộc các địa phương trong và ngoài nước. - Một số nhà sử học. - Giới truyền thông, báo chí...
Giấy mời do GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam ký.
Huế, ngày 16 tháng 3 năm 2010 TM Ban tổ chức lế kỷ niệm Thân Trọng Ninh Phó Trưởng Ban thường trực
Mấy hôm nay ba mình nói quá trời. Nói có rảnh thì ra Hà Nội dự lễ cho biết thêm nhiều người trong họ...Nhưng mình lại thôi, năm cuối cấp rồi, học hành nhiều, để năm sau 1001 năm rồi ra cũng được =))
Tue Dec 07, 2010 11:01 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: 1000 năm họ Thân ở Việt Nam
Á, vậy mà ko biết để dự. Cụ tổ mình cũng là rể vua Lý, anh em đồng hao với các cụ họThân
Tue Dec 07, 2010 1:29 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: 1000 năm họ Thân ở Việt Nam
Thanhsamkhach đã viết:
Á, vậy mà ko biết để dự. Cụ tổ mình cũng là rể vua Lý, anh em đồng hao với các cụ họThân
Các vua Lý nước ta có tuyệt chiêu giữ đất chính là gã con gái cho các thủ lĩnh dân tộc gần biên cương. Biển các bác ý thành "cổ xe ngựa" hết là không lo gì nữa. =)) Cụ Giáp Thừa Quý nhà mình cũng vì duyên cớ này mà trở thành phò mã, rồi được vua bạn họ "Thân"... Hờ hờ...Trái đất tròn...à quên mạng internet tròn thật đấy bạn Khach nhỉ
Wed Dec 08, 2010 7:09 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: 1000 năm họ Thân ở Việt Nam
Các vua Lý ko chỉ gả công chúa cho các thủ lĩnh dân tộc mà còn tuyển con gái các thủ lĩnh làm hậu phi nữa. Giá bây giờ cũng áp dụng mấy tuyệt chiêu đó thì hay quá, có thể mình cũng có phần?
Nhưng cũng may ko bị mấy vụ Mỵ châu- Trọng thuỷ hay Cảo lang-Nhã nương
Wed Dec 08, 2010 9:59 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: 1000 năm họ Thân ở Việt Nam
Mấy tay anh chị em họ của mình ở Huế sắp về hết rồi. Xe chưa về đến nơi mà đã post ảnh tùm lum...T__________T
Hu hu thèm được đi quá Hu hu T______T
Năm sau làm gì còn tổ chức mà đi...Chờ 1000 năm sau mới có lại #________#
Sat Dec 11, 2010 9:58 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: 1000 năm họ Thân ở Việt Nam
Vậy post ảnh lên minh hoạ đi, kiếm cái nào có câu nói bất hủ của cụ Thân Nhân Trung ấy
Mình đã đến đọc tấm bia đó nhưng ko có cách gì lưu lại được