tham khảo nhé bạn mong đóng góp thêm
Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911). Cụ Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị việcn tư sản của các nước phương Tây. Những con đường trên đây, tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động. Cuối cùng, cụ Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật (1909) và bị quân phiệt Trung Quốc bắt giam theo yêu cầu của Pháp (năm 1913). Cụ Phan Châu Trinh và Lương Văn Can cũng hết hio vọng vào con đường cải cách khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị giải tán và hai cụ đều bị đày đi Côn Đảo. Hoàng Hoa Thám và các đồng chí của cụ cũng không hiểu vì sao cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nghĩa quân bị thất bại.
Trong khi đó, Nguyễn ái Quốc từ rất sớm đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ chí sĩ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nhưng không tán thành con đường cứu nước của các cụ.
Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, ngày 5-6-1911, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Nhưng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỉ hướng về Nhật Bản, Nguyễn ái Quốc quyết sang phương Tây, đến với nước Pháp để tìm xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào để về nước giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập. Nhờ vậy, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man.
Trong quá trình hoạt động ở Pháp, Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Tháng 6-1919, Người đã thay mặt những người Việt Nam tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn gắn cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, từ năm 1921 trở đi, Nguyễn ái Quốc tiếp tục bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước để chuẩn bị nhữn tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng tiên phong ở Việt Nam – nhân tố cơ bản đầu tiên bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Tháng 6-1923, Nguyễn ái Quốc sang hoạt động ở Liên Xô. Tại đây, Người tiếp tục bổ sung và phát triển thêm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc. Nội dung tư tưởng chính trị và con đường cứu nước bao gồm những điểm chính sau đây:
1. Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế. Phải gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân.
3. ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, lại bị đế quốc. phong kiến áp bức bóc lột nặng nề; vì vậy cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải lôi cuốn được nông dân đi theo, cần phải xây dựng khối công nông liên minh, làm động lực của cách mạng. Trên cơ sở công nông liên minh phải thu hút, tập hợp được sự tham gia rộng rãi của đông đảo các giai cấp tầng lớn xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh của dân tộc.
4. Cách mạng muốn thắng lợi, trước hết phải có đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hi sinh chiến đấu vì mục đích cách mạng của Đảng, vì lợi ích của dân tộc.
5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn ái Quốc khác với các nhà yêu nước đi trước khác.