CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX I_icon_minitimeWed Dec 29, 2010 2:50 pm

dothithutrang_nc

Thành viên mới gia nhập

dothithutrang_nc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/12/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX

 
Nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX
Bài làm:
Trong lịch sử nhân loại, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, phản động đã dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản, mở đầu là cuộc cách mạng tư sản Netherland 1566. Tiếp đó là cách mạng Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ(1775-1783) và Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII. Đây là những cuộc cách mạng tư sản trong buổi đầu của thời kì cận đại. Tuy duyên cớ trực tiếp dẫn tới các cuộc cách mạng và diễn biến, kết quả khác nhau. Song các cuộc cách mạng này đều có nguyên nhân sâu xa giống nhau – mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa lực lượng sản xuất mới tư bản với quan hệ sản xuất cũ phong kiến và điều nhằm giải quyết mục tiêu chung, với những mức độ và yêu cầu khác nhau – gạt bỏ những trở ngại của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh.
Về cơ bản cách mạng tư sản nhằm vào mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa thông qua việc thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
Nhiệm vụ dân tộc nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường, bảo vệ tổ quốc khi có sự xâm lược của các thế lực phong kiến nước ngoài. Dĩ nhiên, nhiệm vụ dân tộc được biểu hiện khác nhau trong mỗi cuộc cách mạng tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước. Nhiệm vụ dân tộc trong cách cuộc cách mạng tư sản đều nhằm thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Nhiệm vụ dân chủ thể hiện ở việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập Nhà nước cộng hòa tư sản( hay quân chủ lập hiến) và ban bố các quyền tự do dân chủ tư sản, trong đó nhấn mạnh quyền tư hữu, được xem là thiêng liêng bất khả xâm phạm - một yếu tố quan trọng trong nền dân chủ tư sản. Vấn đề ruộng đất là một vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản và tùy theo mức độ, kết quả của việc giải quyết yêu cầu này mà đánh giá tính triệt để của cách mạng tư sản.

Cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Netherland vào thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Nó đã lật đổ ách thống trị của vương triều phong kiến Tây Ban Nha, khai sinh ra nhà nước tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tạo điều kiện cho quan hệ chủ nghĩa tư bản phát triển.
Cách mạng Hà Lan đã diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, do giai cấp tư sản liên minh với quý tộc tư sản hóa lãnh đạo. Mọi thành quả cách mạng rơi vào tay lực lượng lãnh đạo này.
Thể chế nhà nước quân chủ lập hiến chứa đựng những dấu hiệu của một nền dân chủ đại nghị được thiết lập ở Hà Lan sau cuộc cách mạng là một sự tiến bộ trong đời sống chính trị châu Âu khi đó.
Sự thắng lợi của cuộc cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI báo hiệu một sự khởi đầu mới trong lịch sử thế giới: thời đại các cuộc cách mạng tư sản và suy vong của chế độ phong kiến.
Tiếp sau cách mạng Netherland, cách mạng Anh thế kỉ XVII nổ ra và đạt được những thắng lợi nhất định. Sự thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản mang tầm vóc châu Âu này đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Anh, tạo điều kiện cho nước Anh giành bá quyền thế giới về công thuông nghiệp và thuộc địa.
Tuy nhiên, do lực lượng lãnh đạo cách mạng là liên minh giai cấp tư sản – quý tộc mới, cho nên cuộc cách mạng Anh thế kỉ XVII còn nhiều hạn chế như không xóa bỏ triệt để thế lực phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nghèo; chế độ bầu cử với tính chất bảo thủ cao, đến đầu thế kỉ XVIII, chỉ có 2% dân số Anh được quyền bầu cử.
Đối với cuộc đấu tranh của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, về hình thức, đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc,nhưng về bản chất lại là cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất của nước Mỹ. Vì cuộc chiến tranh không chỉ giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc,mà còn giải quyết những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản: thủ tiêu nền thống trị của giai cấp quý tộc địa chủ Anh, xóa bỏ sự tồn tại của những hình thức bóc lột phong kiến và những yếu tố phong kiến trong nông nghiệp, mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong tiến trình cách mạng, quần chúng nhân dân đóng vai trò quan trọng, nhưng sau khi Mỹ giành được độc lập thì chính quyền lại rơi vào tay liên minh giai cấp tư sản và chủ nô. Yêu cầu ruộng đất của nhân dân không đươc giải quyết, chế độ nô lệ còn được duy trì ở các bang miền Nam. Đây là một cách mạng không triệt để, nổi bật là chưa xóa bỏ chế độ nô lệ ở các đồn điền nên đã dẫn tới cuộc nội chiến sau này. Những hạn chế đó sẽ được giải quyết trong cuộc nội chiến(1861 – 1865) hay còn được gọi cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.
Sau khi giành được độc lập, nước Mỹ bước vào thời kì phát triển với chế độ kinh tế khác nhau, mâu thuẫn với nhau. Các bang miền Bắc và Tây Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, và ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do, sản xuất nông nghiệp đi theo hướng phục vụ thị trường công nghiệp. Còn kinh tế miền Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đất đai tập trung trong tay các địa đồn điền chủ lớn, dựa trên sự bóc lột nô lệ da đen, trồng các loại cây công nghiệp như: bông, thuốc lá, mía và lúa gạo. Chế độ nô lê đồn điền ở miền Nam là cản trở cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Mỹ phát triển. Vì vậy, nảy sinh mâu thuẫn giữa miền Bắc và Miền Nam. Một trong những mâu thuẫn nảy sinh giữa hai miền là chính sách thuế. Giai cấp tư sản công nghiệp miền Bắc và Tây Bắc chủ trương thiết lập một chế độ thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất non trẻ trong nước. Trong khi đó, giai cấp chủ nô miền Nam lại muốn hạ thấp hàng rào thuế quan để có thể xuất khẩu dễ dàng bông và các nông sản khác ra thị trường bên ngoài, đồng thời có lợi cho nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.
Giai cấp tư sản công nghiệp miền Bắc đã biết dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng nhân dân để tiêu diệt chế độ nô lệ ở miền Nam, góp phần giải phóng thân phận người Mỹ da đen trên phương diện pháp lý, dọn đường cho công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn; đồng thời còn đảm bảo cho sự thắng lợi của con đường phát triển kiểu Mỹ trong công nghiệp. Cuộc nội chiến 1861 – 1865 là cuộc cách mạng giải phóng xã hội tiếp theo cuộc chiến tranh giành độc lập. Về bản chất nó là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ. Đây thực sự là cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ một phương thức sản xuất gây cản trở cho sự phát triển của xã hội. sự thắng lợi của miền Bắc công nghiệp trong cuộc nội chiến đã giải quyết triệt để vấn đề li khai, sự thống nhất của liên bang được giữa vững.
Trong lịch sử thế giới cận đại, thế kỉ XVIII là một bước ngoặt quan trọng. Trừ Hà Lan và Anh, những nước đã tiến hành xong cách mạng tư sản, chế độ phong kiến còn thống trị ở hầu khắp châu Âu lục địa. Cách mạng Pháp xảy ra trong thời kì mà quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thế giới đã phát triển mạnh hơn trước rất nhiều; những công trường thủ công lớn tập trung, với sự phân công lao động rất cao, chuẩn bị cho việc chuyển nền kĩ thuật máy móc lên giai đoạn cao hơn; sự tập trung tư bản khổng lồ vào tay giai cấp tư sản- một giai cấp tuy số lương còn ít, không có quyền chính trị, nhưng lại là giai cấp giàu có nhất về kinh tế.
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới, trước hết là trào lưu tư tưởng của phái Khai Sáng ở Pháp, được xem người đi trước dọn đường cho cách mạng xã hội thắng lợi. Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra ngọn cờ của tôn giáo, nên không triệt để bằng cuộc cách mạng tư sản Pháp được tiến hành dưới ánh sang của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản.
Sau khi cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII thất bại, chế độ quân chủ được phục hồi ở Pháp với Lui XVIII, trở về nước lên ngôi hoàng đế. Thực tế, Pháp là một nước quân chủ lập hiến. Cùng với sự phát triển cùa chủ nghĩa tư bản, đời sống của công nhân và nhân dân lao động ngày càng tồi tệ. Mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình ngày một sâu sắc, dẫn tới thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830. Khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản đã đoạt lấy thành quả cách mạng, khi mà giai cấp công nhân Pari thiếu tổ chức chặt chẽ. Cách mạng thành công, một “nhà nước quân chủ” của giai cấp tư sản ra đời. tuy Pháp vẫn còn vương triều song tầng lớp “quý tộc tài chính” thực sự nắm chính quyền.
Cuộc sống xa hoa, giàu có của “quý tộc tài chính” tương phản với cuộc sống lầm than đói rét của công nhân và nhân dân lao động càng khiến cho mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, khó có thể điều hòa được. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc cách mạng 1848-1849 và nhanh chóng lan sang nhiều nước khác ở châu Âu. Nhưng cuối cùng tất cả đều dẫn tới thất bại. Nguyên nhân khách quan dẫn tới thất bại là do công nhân không có sự lãnh đạo thống nhất, không có bộ tham mưu chung của cuộc khởi nghĩa. Ngoài ra, còn do công nhân bị cô lập trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,nội bộ giai cấp vô sản bị phân hóa, không đồng lòng lật đổ giai cấp tư sản. Tuy thất bại, nhưng cuộc cách mạng 1848 ở châu Âu đã làm cho giai cấp vô sản ý thức rõ hơn sứ mệnh lịch sử của mình .
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đến giữa thế kỉ XIX, việc thống nhất nước Đức thành một quốc gia dân tộc tư sản đã là một nhu cầu bức thiết. Tuy nhiên, ở Đức, sự thống nhất này không phải do quần chúng cách mạng tiến hành từ dưới lên, mà lại do liên minh giữa tầng lớp quý tộc Iunco( quý tộc tư sản hóa Phổ) và giai cấp đại tư sản, thông qua đại diên tiêu biểu là Bixmac tiến hành bằng các cuộc chiến tranh vương triều. Quá trình thống nhất nước Đức là một tiến bộ lịch sử, vì nó mở đường cho sự phát triển cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Đức, đưa Đức lên hàng quốc gia tiên tiến trên thế giới, góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng ở châu Âu và thế giới trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên con đường thống nhất từ trên xuống bằng các cuộc chiến tranh là phản dân chủ, phản cách mạng. Việc thống nhất Đức là một hình thức của cuộc cách mạng tư sản hạn chế, góp phần vào việc hoàn thành việc xác lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Khoảng mười năm sau cách mạng 1848-1849 thất bại, một cao trào đấu tranh nhằm thống nhất quốc gia và giành độc lập dân tộc lại dấy nên trên bán đảo Italia. Liên minh tư sản – quý tộc tư sản hóa tập hợp xung quanh vương triều Xavoa mà người đại diện tiêu biểu là bá tước Cavua đã giành được quyền lãnh đạo công cuộc thống nhất quốc gia và giải phóng dân tộc. Liên minh này chủ trương tiến hành thống nhất “từ trên xuống”và dựa vào các bạn đồng minh tin cậy, đặc biệt là lợi dụng lực lượng cách mạng ở trong nước.
Công cuộc thống nhất quốc gia dân tộc – một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng tư sản Italia – đã được hoàn thành sau một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của các lực lượng tiến bộ chống lại lực lượng phong kiến phản động trong nước và ách thống trị ngoại bang.
Trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và giải phóng dân tộc, tuy quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của phái tư sản dân chủ cộng hòa đóng một vai trò to lớn, song mọi thành quả cuối cùng lại rơi vào tay của liên minh quý tộc tư sản hóa – đại tư sản. Tuy nhiên, sự ra đời của một quốc gia Italia thống nhất và việc xóa bỏ những rào cản chủ yếu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là một tiến bộ lịch sử. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia, đồng thời tiến hành việc giải phóng dân tộc (ở những vùng bị nước ngoài chiếm đóng), từ năm 1859 về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản. Trong quá trình đấu tranh thống nhất Italia vẫn diễn ra sự tranh chấp giữa hai con đường khác nhau, mà phía sau mỗi con đường “từ trên xuống”và “ từ dưới lên” có những lực lượng xã hội khác nhau, thậm chí trái ngược, đối nghịch nhau. Dù tàn dư chế độ phong kiến vẫn tồn tại, đặc biệt ở nông thôn, song việc thống nhất Italia để tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đồng thời giai cấp công nhân và phong trào công nhân cũng lớn mạnh.
Trong nửa đầu thế kỉ XIX,chế độ phong kiến – nông nô ở Nga đang ở trong quá trình khủng hoảng và tan rã. Sắc luật giải phóng nông nô năm 1861 và những cải cách mang tính chất tư sản trong khoảng thời gian 1864-1874 đã có tác dụng nhất định đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, đưa nước Nga vào quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa thế giới. Chúng làm tăng thêm nguồn cung cấp sức lao động tư do cho công nghiệp,củng cố vai trò chính trị của giai cấp tư sản. Về mặt chính trị, những cải cách mang tính chất tư sản đã biến nước Nga phong kiến thành một nhà nước quân chủ tư sản. tuy đánh dấu một bước tiến quan trọng , song tất cả những cải cách đều thực hiện không triệt để, nước Nga vẫn tiếp tục duy trì trật tự phong kiến cũ. Chính quyền chuyên chế vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc địa chủ.
Cuộc cải cách nông nô được tiến hành là do xu thế chung của lịch sử lúc bấy giờ và những yêu cầu cấp thiết của nước Nga. Vì vậy, cuộc cách mạng mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, được tiến hành “từ trên xuống”.
Tuy nhiên, cách mạng tư sản cũng có những hạn chế nhất định: chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng một chế độ bóc lột khác, vấn đề ruộng đất của nông dân( vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản) vẫn không được giải quyết triệt để, những quyền tự do dân chủ của nhân dân chưa được đảm bảo, thực hiện như quy định. Do đó, về nguyên tắc và bản chất, cách mạng tư sản khác cách mạng vô sản.
Cách mạng tư sản đã góp phần phát triển xã hội loài người - từ chế độ phong kiến chuyển sang chủ nghĩa tư bản tiến bộ hơn. Nó ảnh hưởng và tác động đến phong trào dân tộc và dân chủ trên thế giới.
Chữ ký của dothithutrang_nc





nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX I_icon_minitimeWed Dec 29, 2010 2:52 pm

dothithutrang_nc

Thành viên mới gia nhập

dothithutrang_nc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/12/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX

 
Làm ơn cho mình ý kiến về bài này nhé!
Chữ ký của dothithutrang_nc





nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX I_icon_minitimeWed Dec 29, 2010 3:55 pm

jushin1993
Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)

Thành viên cấp 2

jushin1993

Thành viên cấp 2

http://hoamoino.wordpress.com
Họ & tên Họ & tên : Jushin
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 69
Đến từ Đến từ : Sóc Trăng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Điểm thành tích Điểm thành tích : 106
Được cám ơn Được cám ơn : 32

Bài gửiTiêu đề: Re: nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX

 
Hay. Bài viết hay, hoàn hảo bạn ạ :D
Chữ ký của jushin1993





nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX I_icon_minitimeWed Dec 29, 2010 10:18 pm

dothithutrang_nc

Thành viên mới gia nhập

dothithutrang_nc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/12/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: tuổi trẻ thiếu tình thương

 
cám ơn jushin1993! hi vọng bạn sẽ giúp mình nhận xét những bài sau nữa nha thanks
Chữ ký của dothithutrang_nc





nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX I_icon_minitimeSat Jan 01, 2011 4:45 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX

 
Hình như baì viết trên còn thiếu nhận định về CMTS ở Trung quốc
CM Tân hợi ở TQ có phải là CMTS ko? nếu ko thì bản chất của nó là gì?
A, nhưng lúc đó sang TK 20 rồi
Chữ ký của Thanhsamkhach





nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX

 
Chữ ký của Sponsored content




 

nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỉ XIX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Chuyện lạ bốn phương-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất