CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Khổng tử - em tổng hợp ở một số sách. Các bác vào đóng góp ý kiến quý báu nha

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Khổng tử - em tổng hợp ở một số sách. Các bác vào đóng góp ý kiến quý báu nha I_icon_minitimeFri Jul 15, 2011 9:19 pm

vanha1574

Thành viên mới gia nhập

vanha1574

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/04/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 13
Điểm thành tích Điểm thành tích : 13
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Khổng tử - em tổng hợp ở một số sách. Các bác vào đóng góp ý kiến quý báu nha

 
Nhắc đến lịch sử Trung Quốc nói chung và Nho Giáo nói riêng không thể không nhắc tới Khổng Tử - nhà tư tưởng, nhà giáo sĩ vĩ đại đã đề xướng ra một trong những học thuyết chính trị có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới. Đó chính là Nho Giáo (Đạo Khổng).
I.1.a. Truyền thuyết về sự ra đời Khổng Tử
Ngài sinh trưởng theo lẽ tự nhiên như mọi người, nhưng vì ngài là một bấc giáo tổ. hậu thế mới đặt ra những câu truyện huyền bí, nói rằng trước khi sinh ra ngài, bà Nhan Thị thấy con kì lân nhả tờ ngọc thư có chữ đề rằng : “thủy tinh chi tử, kế suy Chu duy tố vương : con của thủy tinh, nối nhà Chu đã suy mà làm vua không ngôi”. Bà Nhan Thị thấy vậy, lấy dây lụa buộc vào sừng con kì lân. Được mấy ngày thì con kì lân đi mất. Đến khi sinh ra ngài có hai con rồng xuống quấn chung quanh nhà và có năm ông lão là năm vị sao trên trời xuống đứng giữa sân. Ở trong phòng, bà Nhan Thị nghe trên trời có âm nhạc hòa tiếng nói rằng : “thiên cảm sinh thánh tử : trời cảm lòng cầu nguyện sinh ra con thánh”.
Những câu chuyện đó tuy là chuyện người đời sau bịa đặt ra, nhưng cũng là cái bằng chứng rõ là người đời ưa sự kì quái, nhất là những người đã làm nên công nghiệp lớn, hoặc là đã sáng lập ra tông giáo nào, đều có truyền lại để làm cho cái phẩm giá khác người thường,
I.1.b. Thời niên thiếu
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27/08/551 TCN tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tính Sơn Đông, Trung Quốc). Ông sinh ra trong một gia đình mà ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút, từ nước Tống dời sang nước Lỗ. Cha Khổng Khâu là một quan võ ở ấp Trâu, Ngoài 70 tuổi mới lấy Nhan Thị làm vợ và sinh ra ông. Năm lên 3, Khâu mồ coi cha, lớn lên phải làm lụng vất vả để giúp mẹ nhưng rất ham học. Sau này, ông rất tự hào về điều đó :”trong một ấp 10 nhà, ắt phải có người trung tín như Khâu này, nhưng chẳng có ai ham học bằng Khâu” (Luận Ngữ, công dã tràng).
Từ lúc 5, 6 tuổi, Khổng Khâu đã thích chơi trò tế lễ, dọn mâm, hương án. Trong đầu óc trẻ thơ dần hình thành một ý thức chân trọng, thành kính khi dâng hương hay đồ lễ. Lớn chút nữa, những lúc rảnh rỗi cậu hay đến những lăng miếu, đền đài trong vùng. Câu nghiêng mình kính cẩn trước chốn linh thiêng, tỏ long khâm phục các bô lão khi họ trịnh trọng làm lễ. Có lẽ điều đó đã tác động không nhỏ đến tính cách Khổng Khâu.
Dù mẹ góa con côi nhưng than mẫu vẫn cố gắng để con ăn học. Cậu được học lục nghệ Lễ, Nhạc, Xạ (Bắn), Ngự (đánh xe), Thư (viết chữ), Số (tính toán). Trong các môn đó, lễ, nhạc là 2 môn Khâu học không biết chán. Khâu rất ít học trong trường, chủ yếu là tự học là chính nên trong các sử sách ghi lại thì không thấy tên tuổi những người đã dạy Khâu. Dù học thầy hay tự học, bao giờ Khổng Tử cũng chăm chỉ, siêng năng, nâng niu những gì mĩnh đã thu lượm được. Khác những đưa trẻ cùng lứa lúc nào cũng Khâu cũng trang nghiêm, trầm tư, ít nói….
Năm 15 tuổi, Khổng Khâu đã có đủ kiến thức để có thể làm một chức quan nhỏ. Từ đó chàng chuyên tâm tìm hiểu về lễ : là người phải hiếu thảo với cha mẹ,yêu quý anh chị em, kính trên nhường dưới, thương người như thể thương than, gần gũi những bậc hiền nhân quân tử…
Năm 17 tuổi đã tỏ ra chững chạc. Một đại phu nước Lỗ là Mạnh Hy Tử trước lúc lâm chung đã dặn 2 con là Mạnh Ý Tử và Nam Cung Kính Thúc phải theo Khổng Khâu. Chàng nhận dạy để đáp laaij nguyện vọng của người đã khuất, đồng thời là dịp đem những hiểu biết về lễ của mình mà chuyền lại cho người sau. Khổng Khâu tập làm thầy từ đó.
Mặc dù trí tuệ hơn người nhưng Khổng Khâu đối sử với mọi người rất khiêm tốn “ở làng xóm thì cung thuận, tựa như không biết ăn nói”, đức tính này theo suốt cả cuộc đời.
Năm 19 tuổi, chàng thành than với Khiêu thị người nươc Tống. Khổng Tử có một người con trai, lấy tên là Khổng Lí, hiệu là Bá Ngư. Khổng Tử tiếp tục con đường học hành nhưng bây giờ có nhiều thuận lợi hơn trước, có vợ trông nom nhà cửa,con cái. Và chờ đợi dịp thi thố tài nghệ của mình.
Từ năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học, học trò gọi là Khổng Tử.
I.1.c. Quá trình truyền bá tư tưởng
Năm 34 tuổi, trong suốt gần 20 năm, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước để truyền bá tư tưởng và tìm người biết dùng để thực hành. Khổng Tử nói : “nếu có ông vua nào dung ta trong việc cai trị thì trong 1 năm ta sắp đặt đã khá, trong 3 năm sẽ thành công”. Tuy nhiên, đạo của ông chẳng ai tin dùng.
Năm 51 tuổi, khi đã trở về nước Lỗ, ông được coi giao thành trung đô. 1 năm sau được thăng là Đại Tư Khấu, kiêm quyền tể tướng. Sau 3 tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, rèm pha ông bèn từ chức và một lẫn nữa ra đi. Ông sang nước Vệ.
Ở nước Vệ được 10 tháng, vua Vệ không dùng, Khổng Tử bỏ qua Trần, nhưng khi đến đất Khuông, Khổng Tử bị nhận nhầm là Dương Hổ, là một tên tàn bạo, ai cũng ghét, cho nên mới đem quân đi vây đánh. Lúc Khổng tử bị vây, học trò là Tử Lộ muốn ra chống cự nhưng Khổng tử không cho, bảo Tử Lộ lấy đàn ra gảy và ông họa theo. Do đó mà thoát nạn. Khổng tử thấy trở ngại như thế, lại trở về nước Vệ.
Bấy giờ vua Vệ có người vợ tên là Nam Tử, nhan sắc rực rỡ nhưng dâm đãng vô cùng. Nàng ấy muốn tiếp ngài. Trước ngài đã từ chối, nhưng bất đắc dĩ, ngài phải tiếp kiến, vì theo lúc bấy giờ thì ai đến nhận chức gì ở nước nào thì phải vào ra mắt vợ vua nước ấy. Vua Vệ mời ngài theo sau xe ra ngoại thành chơi. Có người thầy vậy nói : kìa! Đạo đức chạy theo cái đẹp! Ngài nước Vệ không được hài long như vậy nên được một thời gian, ngài sang nước Tống.
Ở Tống, ngài bị quan tư mã là Hoàn Khôi muốn giết ngài. Ngài lại bỏ sang Trần.
Ở Trần được 3 năm, vua nước Trần vẫn trọng đãi ngài nhưng nước ấy cứ bị giặc giã luôn. Ngài trở về nước Vệ.
Sau ngài lại định sang quan đại phu nước Tấn là Triều Ửng nhưng khi ngài đi đến sông hoàng hà, tin Triệu Ửng đã giết 2 người hiền là Đậu Minh Lộc và Thuấn Hoa, ngài lại trở về nước Vệ.
Ngài ở nước Vệ lần này được gần 3 năm. Một hôm vua nước Vệ mời ngài vào bàn việc binh. Lúc đang ngồi nói chuyện, vua thấy bầy chim nhạn bay trên trời, ngửng mặt lên trông, không để tâm ngài nói. Ngài thấy vua không có ý dùng ngài, ngài bỏ sang Trần. Ở nước Trần được ít lâu lại sang nước Thái, rồi qua đến nước Diệp, vua nước Sở cho người đến đón ngài nhưng bị quan lệnh doãn là Tử Tây can ngăn. Ngài lại trở về nước Vệ. Ở Vệ được 5,6 năm thì Quí Tôn Phì bên Lỗ cho người đón ngài về.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông mất năm 479 TCN thọ 73 tuổi.
I.1.d. Tư tưởng giáo dục trong học thuyết của Khổng Tử
Với việc đi chu du để truyền bá tư tưởng và mở lớp dạy học, có thể nói Khổng Tử là nhà giáo dục học thuộc thế hệ đầu tiên của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Những tư tưởng, quan điểm của ông trong việc dạy và học còn để lại nhiều bài học cho ngày nay và vô cùng tiến bộ, một số tư tưởng, quan điểm vẫn đang được áp dụng.
I.1.d.i. Phương châm “hữu giáo vô loài”.
Đầu tiên là phương châm “hữu giáo vô loài”, tức là dạy tât cả, không phân biệt hạng người gì, quý tộc hay bình dân, hoa tộc hay di địch. Khổng Tử cho rằng giáo dục cần thiết cho mọi người nên không phân biệt người xin học hiền hay dữ. Luận Ngữ chép rằng Khổng Tử không ngần ngại nhận người làng Hồ Hương, nổi tiếng dữ dằn vào học. Đây là một phương châm tiến bộ và có thể nói là đi trước thời đại. Ngày nay, các nước đã và đang thực hiện chính cách này cách cụ thể và quyết liệt.
I.1.d.ii. Học hỏi không ngừng và luôn ôn cũ để biết mới
Ông tranh thủ mọi trường hợp để học thì mênh mông vô tận nên không chỉ học ở trường, mà còn học thầy, học bạn, hocj ở những người vô tình gặp gỡ, “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên (nghĩa là ba người cùng đi tất có một người là thầy ta)”. Học cái tốt ở người tốt, thấy gương xấu mà tránh về điều này ai cũng là thầy vậy. Câu nói này đã trở thành châm ngôn cho nhưng người hiếu học.
Học cả những người dưới, thực sự khiêm tốn, có ý thức cầu thị, đó mới là điều đáng kính trọng “biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết thế mới là biết”.
Ngày từ thủa đi học,Khổng tử đã biết “ôn cố nhi tri tân” nên Khổng tử đã “khả dĩ vi sư hĩ”. Dù là thầy nhưng không ngừng nâng cao trí thức bằng việc học.

I.1.d.iii. Dạy một phải biết mười
Phương châm của Khổng tử là dạy : “dạy những điều cao siêu để rồi học trò tự hiểu lấy, không nói nhiều lời”. Tức là trao cho học trò chiếc chìa khóa, còn việc của người học là phải biết tìm ra ổ khóa mà tra vào mà hiểu thêm được nhiều điều hơn. Khổng tử từng noi: ta đã vén một góc mà không biết vén hết 3 góc còn lại thì ta không dạy nữa. Phương châm này trở thành mẫu mực cho các thệ hệ nhà giáo sau này.
Chữ ký của vanha1574




 

Khổng tử - em tổng hợp ở một số sách. Các bác vào đóng góp ý kiến quý báu nha

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới cổ đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất