bạnThanhsamkhach ah!!!
mình rất thích lịch sử TQ thời Đông Chu. trong hai câu hỏi của mình, mình xin gợi ý như sau:
- Đầu thời Xuân Thu các nước chư hầu trung nguyên mạnh lên từ khi nhà Chu suy yếu. nước Tần vốn là người Khương ở vùng đất Tây bắc (sau này gọi là Tây Lương tức Lương Châu). Tổ tiên của Tần chỉ là một tên chăn ngựa, đến đời Chu Bình Vương mới chính thức được phong làm chư hầu. Suốt mấy trăm năm thời Xuân Thu, các nước chư hầu trung nguyên thực sự rất khinh miệt nước Tần. Bằng chứng là những cuộc hội nghị cấp cao giữa các chư hầu do các bậc bá chủ trì không bao giờ có mặt nước Tần. mãi đến khi Tấn Văn Công xưng bá, vì nước Tần lúc bấy giờ nằm trong khối liên minh quân sự với nước Tấn, và cũng có mặt trong trận đánh tại Thành Bộc, nên Tần lần đầu tiên được dự hội nghị cấp cao do Tấn Văn Công chủ trì.
Khi nước Ngô đánh chiếm Dĩnh Đô của nước Sở, quan đại phu Thân Bao Tư sang Tần cầu viện, khi quân Tần gần đến, Ngô Vương Hạp Lư chẳng coi quân Tần ra gì, nếu không phải vì trong nước có loạn, có lẽ Ngô đã đại chiến với Tần rồi.
Đến đầu thời Chiến quốc, ba nước Tam Tấn rất coi thường nước Tần. nước Ngụy chiếm đất Tây Hà của Tần, vậy mà Tần cũng không có cách gì lấy lại được. đến giữa thời chiến quốc, nước Tần có giao chiến với Triệu tổng cộng năm lần, thì Triệu thảng ba lần, Tần chỉ thắng có hai lần. Tần có vài lần đánh Ngụy và Hàn, nhưng cũng chẳng thu được kết quả gì.
như vậy có nghĩa là nước Tần từ thời xuân thu cho đến giữa thời chiến quốc thực sự là một nước rất yếu, nước Tần muốn ra khỏi Trung nguyên thì phải đi qua Tam Tấn, nhưng Tam Tấn lúc đó rất hùng mạnh. Thực lực của Tần so với Tam Tấn thì thua xa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất đai toàn đồi núi, không có muối ăn, phải nhập khẩu muối và cá từ nước Tề, nông nghiệp lạc hậu lại không trồng được lúa nước nên phải nhập khẩu gạo từ nước Sở, khi sảy ra chiến tranh phải mua vũ khí của nước Hàn, từ khi nước Ngụy chiếm vùng Tây Hà phì nhiêu thì nền kinh tế của Tần lại càng lâm vào khó khăn.
nước Tần trong chính sách đối ngoại với trung nguyên thì bảy phần là kính và ba phần là nhịn. Thậm chí nước Ngụy chỉ viện vào cớ nước tần vô lễ là đã mang quân tiến sát kinh đô nước Tần rồi, chính vì nước Tần nhún nhường uốn ba tấc lưỡi, lại dâng nhiều vàng bạc để cầu hòa nên nước Ngụy mới rút quân.
- Đến nửa sau thời chiến quốc, nước Tần hết Thương Ưởng rồi Phạm Tuy lên nắm quyền tể tướng, thực hiện nhiều chính sách cải cách về kinh tế, chính trị, quân sự, nước Tần mạnh trở lên hùng mạnh. Các nước Trung Nguyên vào năm 333 đã tổ chức một cuộc họp cấp cao tại nước Triệu, với ý đồ thành lập liên minh quân sự gọi là hợp tung do Triệu đứng đầu thành viên bao gồm lục quốc Tề Yên Sở Ngụy Triệu Hàn và các nước phụ dung như Vệ Trịnh Tống Lỗ Trung Sơn, nhà Chu cũng trở thành thành viên trong khối quân sự này.
Thực ra các nước hợp tung luôn vì lợi ích quốc gia mình mà không để ý gì đến cục diện. Mỗi khi sảy ra chiến tranh với Tần thì các nước lại đùn đẩy nhau, theo kiểu anh đánh trước đi rồi tôi đánh. Tần lại dùng kế ly gián mà chia rẽ khối hợp tung, khiến các nước lần lượt rút khỏi khối hợp tung. Đầu tiên là nước Vệ xin rút lui, tiếp đến là nước Tề, rồi Sở. các nước Tề Sở sau khi rút lui lại nhiều nhiều lần gây chiến với khối hợp tung. Đến cuối thời chiến quốc, khối hợp tung chỉ còn lại ba nước Tam Tấn là Ngụy Triệu Hàn. Tuy nhiên Tần vẫn không thể đánh bại được Tam Tấn. Khi nước Triệu bại trận tại Trường Bình, thiệt hại đến bốn mươi vạn quân, thì nước Yên lại cơ hội đem quân đánh úp Triệu, vậy mà Triệu vẫn đánh bại Yên, buộc Yên phải cắt mười thành giảng hòa. Sau đó Tần đánh luôn vào Hàm Đan định diệt luôn Triệu, bị Triệu đánh bại hai vạn quân Tần đầu hàng. Thái Tử Đan nước Yên sau khi ám sát hụt Tần Doanh Chính vẫn quyết tâm chống tần đến cùng, không chịu đầu hàng. Tướng Sở là Hạng Yên cũng chống Tần tới cùng.
Như vậy có thể thấy, Tần hùng manh là vì được các chư hầu trung nguyên dung túng, không thực sự tiêu diệt. thậm chí đến cuối thời chiến quốc, nếu lục quốc quyết tâm đoàn kết đừng quá xem trọng lợi ích quốc gia riêng lẻ, thì mộng thống nhất của Tần sẽ không thành. rất tiếc là lục quốc quá nhu nhược, lại ham cái lợi nhỏ trước mắt, để rồi cuối cùng bị Tần diệt.