Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
Mon Dec 20, 2010 12:33 pm
Thành viên cấp 1
tovutuananh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 16/12/2010
Tổng số bài gửi : 25
Điểm thành tích : 49
Được cám ơn : 16
Tiêu đề: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP QUỐC GIA LỚP 12 Năm học 2009 - 2010
Đề thi môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 11/11/2009
Câu 1. (2,5 điểm) Lập bảng so sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam trên các mặt: nhiệm vụ, mục tiêu, lực lượng, phương pháp đấu tranh, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Câu 2. (2,5 điểm) Vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
Câu 3. (3,0 điểm) Phân tích nội dung cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Câu 5. (3,0 điểm) Bằng tư liệu lịch sử chọn lọc, hãy so sánh chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) theo các yêu cầu sau: mục tiêu chiến dịch, lực lượng tham gia, thời gian - địa bàn, kết quả - ý nghĩa.
Câu 6. (3,0 điểm) Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX?
Câu 7. (3,0 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này?
––– HẾT –––
Mon Dec 20, 2010 5:58 pm
Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Thành viên cấp 2
jushin1993
Họ & tên : Jushin
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 23/10/2010
Tổng số bài gửi : 69
Đến từ : Sóc Trăng
Sở trường/ Sở thích : Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Điểm thành tích : 106
Được cám ơn : 32
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Các anh chị ơi, chúng ta phải giải quyết câu hỏi này như thế nào ạ?
Wed Dec 22, 2010 4:02 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
jushin1993 đã viết:
Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Các anh chị ơi, chúng ta phải giải quyết câu hỏi này như thế nào ạ?
Anh gợi ý đáp án như thế này :
- Trong thời kỳ 1954 – 1975, Đảng ta tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau (cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam). Nhằm thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của cả nước - chống Mĩ cứu nước. - Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung, cách mạng của hai miền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nên miền Bắc xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì hậu phương là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi trong chiến tranh. - Cụ thể : + Toàn bộ đường lối chủ trương của cách mạng nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đều do Đảng Lao động Việt Nam và Hồ Chủ Tịch đề xướng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện. + Miền Bắc đã phối hợp chặt chẽ với Miền Nam làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ: đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Một bộ phận trong các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Miền Nam và Đông Dương. + Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, được xây dựng, củng cố và tăng lên không ngừng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viện cho Miền nam. Miền bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam hàng triệu thanh niên bổ sung cho lực lượng chiến đấu. Nhịp độ bổ sung quân tăng hàng năm, từ chỗ chỉ chiếm 20% trong tổng số quân tham gia chiến đấu ở chiến trường đã tăng lên 80% trong những năm cuối của chiến tranh. Trên các tuyến đường Hồ Chí Minh (Trên đất liền và trên biển) nối liền hậu phương với tiền tuyến, Miền Bắc đã chuyển vào miền Nam hàng triệu tấn vật chất phục vụ cho chiến đấu… - Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần, xứng đáng với vị trí quyết định nhất trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Hầu như các câu trên đều có giải đáp trong tài liệu "32 đề luyện thi ĐH,CĐ, HSG môn Sử" http://www.box.net/shared/224qjgp7u7 . Em tham khảo quyển đó nha !
Fri Dec 24, 2010 7:19 am
Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?
Thành viên cấp 1
minhdh
Họ & tên : Duong hung minh
Ngày tham gia : 23/05/2009
Tổng số bài gửi : 27
Đến từ : Binhphuoc city
Sở trường/ Sở thích : Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?
Điểm thành tích : 52
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
ChauTienLoc đã viết:
jushin1993 đã viết:
Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Các anh chị ơi, chúng ta phải giải quyết câu hỏi này như thế nào ạ?
Anh gợi ý đáp án như thế này :
- Trong thời kỳ 1954 – 1975, Đảng ta tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau (cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam). Nhằm thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của cả nước - chống Mĩ cứu nước. - Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung, cách mạng của hai miền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nên miền Bắc xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì hậu phương là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi trong chiến tranh. - Cụ thể : + Toàn bộ đường lối chủ trương của cách mạng nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đều do Đảng Lao động Việt Nam và Hồ Chủ Tịch đề xướng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện. + Miền Bắc đã phối hợp chặt chẽ với Miền Nam làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ: đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Một bộ phận trong các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Miền Nam và Đông Dương. + Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, được xây dựng, củng cố và tăng lên không ngừng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viện cho Miền nam. Miền bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam hàng triệu thanh niên bổ sung cho lực lượng chiến đấu. Nhịp độ bổ sung quân tăng hàng năm, từ chỗ chỉ chiếm 20% trong tổng số quân tham gia chiến đấu ở chiến trường đã tăng lên 80% trong những năm cuối của chiến tranh. Trên các tuyến đường Hồ Chí Minh (Trên đất liền và trên biển) nối liền hậu phương với tiền tuyến, Miền Bắc đã chuyển vào miền Nam hàng triệu tấn vật chất phục vụ cho chiến đấu… - Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần, xứng đáng với vị trí quyết định nhất trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Hầu như các câu trên đều có giải đáp trong tài liệu "32 đề luyện thi ĐH,CĐ, HSG môn Sử" http://www.box.net/shared/224qjgp7u7 . Em tham khảo quyển đó nha !
Anh bổ sung thêm, Miền bắc còn là nơi tiếp nhận viện trợ từ các nước XHCN anh em và các nước khác chuyển vào.
Fri Dec 24, 2010 8:32 am
Thành viên cấp 1
tovutuananh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 16/12/2010
Tổng số bài gửi : 25
Điểm thành tích : 49
Được cám ơn : 16
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
jushin1993 đã viết:
Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Các anh chị ơi, chúng ta phải giải quyết câu hỏi này như thế nào ạ?
Những ý chính cần nêu: - Miền Bắc hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương (dẫn chứng). - Miền Bắc là chiến trường đánh Mỹ (dẫn chứng). - Hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia (chi viện sức người, sức của cho chiến trường hai nước bạn) – vì mục tiêu chung là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. - Là nơi đứng chân của các cơ quan đầu não, cơ quan chỉ đạo chiến lược, thường xuyên đảm bảo mạch máu giao thông vận tải và mạng lưới thông tin liên lạc, đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt tới từng chiến trường. - Là nơi tiếp nhận, bảo quản, cải tiến và vận chuyển tới chiến trường miền Nam các loại vũ khí và phương tiện vật chất được chi viện từ hậu phương quốc tế…
Fri Dec 24, 2010 9:58 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
tại liệu tham khảo thêm Cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra trong bối cảnh đất nước tạm thời chia làm hai miền, mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc cơ bản đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Nam còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước, đòi hỏi Đảng phải có chủ trương đúng đắn đưa cách mạng từng bước phát triển. Từ thực tế đó, nhận thức sâu sắc và vận dụng trung thành, sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của hậu phương trong chiến tranh, cũng như mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng vô sản, Đảng ta quyết định tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược, căn cứ địa cách mạng - chỗ dựa vững chắc cho miền Nam đánh Mỹ là một trong những nhân tố quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, đồng chí Lê Duẩn khái quát: “Nếu không xây dựng CNXH ở miền Bắc thì không thể đánh thắng Mỹ ở miền Nam. Ngược lại, nếu không đánh Mỹ ở miền Nam thì cũng không thể xây dựng được CNXH ở miền Bắc”. Trong suốt cuộc kháng chiến, nhân dân ta vừa đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh với Mỹ, ngụy ở miền Nam, vừa từng bước xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đảng đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng củng cố hậu phương căn cứ địa cách mạng, tạo chỗ dựa vững chắc, tạo nguồn sức mạnh to lớn, cung cấp kịp thời sức người, sức của cho miền Nam đánh Mỹ. Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, nhận thức rõ vai trò của miền Bắc trong đấu tranh thống nhất đất nước, Đảng ta quyết định đưa miền Bắc đi lên xây dựng CNXH. Đây là chủ trương đúng đắn, là cơ sở quan trọng đầu tiên cho xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1965) khẳng định thành tựu của hơn 10 năm khắc phục hậu quả của chiến tranh, cải tạo XHCN và xây dựng CNXH: “Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với một chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”. Những thắng lợi trong xây dựng CNXH ở miền Bắc là cơ sở vững chắc cho Đảng củng cố, giữ vững quyết tâm chống Mỹ, cứu nước.
Nhận thấy vai trò của hậu phương lớn miền Bắc đối với chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ xác định đánh phá hậu phương miền Bắc là mục tiêu chiến lược có ý nghĩa quyết định nhằm phá hoại tận gốc tiềm lực mọi mặt của ta, làm cho ta không còn khả năng chiến đấu. Với âm mưu thâm độc đó, Mỹ đã buộc quân và dân miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt chưa từng có của không quân, hải quân Mỹ. Đế quốc Mỹ sử dụng số lượng lớn máy bay và bom đạn hòng đánh hủy diệt miền Bắc, đẩy miền Bắc “trở lại thời kỳ đồ đá”. Tuy Mỹ không đạt được ý định chiến lược, nhưng miền Bắc nước ta đã bị tàn phá nặng nề. Mặc dù chiến tranh ác liệt, miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng CNXH, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Bắc vừa là hậu phương của miền Nam, vừa là căn cứ địa cách mạng của cả nước… Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, đánh giá về vai trò của hậu phương miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12 năm 1976) khẳng định: “Không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc XHCN, suốt 16 năm qua luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965 trở đi, miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ XHCN và làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước xứng đáng là pháo đài vô địch của CNXH”.
Ở miền Nam, Đảng ta chỉ đạo xây dựng chiến khu trong các vùng tự do và chủ trương mở rộng các vùng giải phóng mà hạt nhân là các căn cứ địa được xây dựng từ trong kháng chiến chống Pháp. Đến cuối cuộc kháng chiến, vùng giải phóng từng bước được mở rộng, nối liền các căn cứ địa từ Trị - Thiên đến Liên khu V, từ Tây Nguyên tới Đông Nam Bộ vây quanh Sài Gòn, nối liền với Đồng bằng sông Cửu Long, trở thành hậu phương chiến lược tại chỗ vững chắc ở miền Nam, tiêu biểu là Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Đ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hậu phương tại chỗ ở miền Nam được Đảng chỉ đạo xây dựng phát triển rất phong phú. Hậu phương tại chỗ không chỉ là vùng giải phóng và các căn cứ vững chắc mà còn bao gồm cả các “căn cứ lõm”, các cơ sở nằm sâu trong vùng địch kiểm soát. Tuy nhiên, trong chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng, thành công lớn nhất của Đảng ta là đã xây dựng được “thế trận trong lòng dân”, “căn cứ trong lòng dân”.
Ngoài những căn cứ được xây dựng ở trong nước, Đảng ta còn phối hợp với hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia xây dựng căn cứ địa, mở rộng vùng giải phóng dựa lưng vào nhau tạo thành hậu phương chiến lược tại chỗ trên chiến trường miền Nam. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta chỉ đạo xây dựng hậu phương căn cứ địa cách mạng vững chắc, tạo điều kiện để duy trì, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị đưa cuộc kháng chiến đến giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị hiện thực sâu sắc. Trong tình hình mới, để sẵn sàng ứng phó thắng lợi với các tình huống chiến lược, nhất là tình huống chiến tranh, ngay từ thời bình Đảng và nhân dân ta có nhiều việc phải làm. Đặc biệt Đảng cần có chủ trương, biện pháp đúng đắn chỉ đạo xây dựng các căn cứ hậu phương, nhất là “hậu phương lòng dân”, “thế trận lòng dân” tạo chỗ dựa vững chắc cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) giành thắng lợi.
Sun Dec 26, 2010 3:01 pm
sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Thành viên cấp 3
tanpopo92
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích : 245
Được cám ơn : 29
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
câu 3 xàm quá
Tue Jan 11, 2011 1:22 pm
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
ĐIỀU HÀNH VIÊN
tyt_nnl_3994
Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi : 346
Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn : 2046
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
Đề của tỉnh này sử dụng gần các câu đã từng thi quốc gia rồi, không khó lắm.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010
Đề thi chọn đội tuyển HSG Bình Phước năm 2009 - 2010