CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương I_icon_minitimeFri Feb 03, 2012 4:30 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương 36 Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương 6 Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương 40Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương

 
Sau nhiều năm nghiên cứu lý luận cách mạng và khảo sát đời sống chính trị, xã hội tại nhiều nước đế quốc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc không dừng lại ở con đường cách mạng tư sản và vẫn vươn tới khám phá chân lý cách mạng soi sáng con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa, giải phóng dân tộc Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia. Tháng 7 năm 1920, khát vọng đó của Người được đáp ứng, khi Người phát hiện ở bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin cái cẩm nang về giải phóng dân tộc thuộc địa.
Điều quan trọng nhất trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc đối với chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện nhất quán trong cuộc đời và hoạt động cách mạng của Người, là lập trường của giai cấp vô sản về giải phóng dân tộc thuộc địa, giải phóng các gaii cấp bị áp bức, giải phóng con người; quan điểm cách mạng triệt để “cách mạng rồi phải gioa quềyn cho dânc húng số nhiều”; phương pháp biện chứng duy vật; xử lý mối quan hệ anh em, đồng chí, đồng bào có lý, có tình. Người vận động những điều đó vào điều kiện cụ thể của các dân tộc bị áp bức để đưa ra những luận đi63m về cách mạng giải phóng thuộc địa, cách mạng Đông Dương và cách mạng Việt Nam.
Có thể thấy rõ những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Đông Dương bao hàm những nội dung cốt yếu sau đây:
1- Con đường giải phóng nhân dân Đông Dương là con đường cách mạng vô sản
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc vạch trần tội ác không thể dung tha do đế quốc Pháp gây ra cho nhân dân Đông Dương, từ chinh phục bằng lưỡi lê, đến áp bức, bóc lột tàn bạo. Người Đông Dương bị đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện; bị giam hãm trong vòng ngu tối, cứ 10 trường học thì có 1000 đại lý thuốc phiện chính thức. Nhà tù của chính quyền thuộc địa chật ních người bản xứ bị giam giữ. Ở Đông Dương hoàn toàn không có tự do tư tưởng đúng như nhận xét của Nguyễn Ái Quốc: “Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử”1.
Đáp ứng nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân Đông Dương là trút bỏ gông cùm nô lệ của tư bản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đưa ra luận điểm quan trọng nhất về giải phóng Đông Dương là con đường cách mạng vô sản.
Từ năm 1921, trong bài “Đông Dương” đăng trên La Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản) số 15, Nguyễn Ái Quốc dựa trên cứ liệu lịch sử để khẳng định rằng, chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á hơn là châu Âu. Người cho rằng, người Đông Dương đều bị thực dận Pháp đầu độc nhưng không thể làm cho tư tưởng cách mạng của họ bị tê liệt. Làn gió cách mạng thổi từ nước Nga Xô viết, từ Trung Quốc cách mạng, từ Ấn Độ chiến đấu đang thức tỉnh họ. Trên diễn đàn Đại hội Đảng Xã hội Pháp cuối tháng 12-1920 và các tổ chức của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đề nghị Đảng Xã hội phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội tại các thuộc địa của tư bản Pháp và đề xuất những hoạt động cần phải tiến hành tại địa bàn này, trong đó có Đông Dương và cử người tới Đông Dương nghiên cứu tình hình vì: “Nói rằng Đông Dương gồm hai mươi triệu người bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như những ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa”2
Sự thật là người Đông Dương lúc bấy giờ chưa có những điều kiện cần thiết để hiểu biết lý luận, lại bị đầu độc, bị giam hãm trong tình trạng lạc hậu, cộng với sự đàn áp khốc liệt của chế độ thuộc địa. Nhưng Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ sức sống mãnh liệt của người Đông Dương. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đề nghị Quốc tế Cộng sản tăng cường giúp đỡ cách mạng Đông Dương về đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng.
2- Cách mạng cần phải giảng giải lý luận cho dân hiểu để dân đoàn kết và đấu tranh
Từ một nhà yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng của giai cấp vố sản, tại nước Pháp những năm đầu thập kỷ 1920, Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền để nhân dân Pháp hiểu rõ bản chất xấu xa của chế độ thuộc địa mà ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc bị áp bức; đồng thời Người tham gia sáng lập và phát hành báo Le Paria3 (Người cùng khổ), một công cụ tuyên truyền, giác ngộ nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Đông Dương là một địa chỉ tiếp nhận và lưu hành tờ báo này.
Năm 1923, đánh giá kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp thuộc địa và báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc viết trong Thư gửi các bạn cùng hoạt động: “Công việc chung của chúng ta “Hội Liên hiệp thuộc địa” và báo Người cùng khổ đã có những kết quả tốt. Nó đã làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự nước Pháp để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh đồng bào chúng ta. Đồng thời nó cũng giúp cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do bình đẳng và bác ái”4
Trước khi rời nước Pháp lên đường về nước, Người đặt câu hỏi cho các bạn cùng hoạt động và tự nêu câu trả lời cho riêng mình:
“Chúng ta phải làm gì?
Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc
Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”5 (chúng tôi nhấn mạnh - NBS)
Ở thời điểm khởi nguồn cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc đi đến với nhân dân Đông Dương, cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc, xuất bản năm 1925 tại Paris, được chuyển tới nhiều thuộc địa Pháp, đã giữ vai trò quan trọng giác ngộ thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, về tư tưởng cách mạng giải phóng thuộc địa theo con đường cách mạng vô sản, bắt đầu từ đấu tranh kết liễu chế độ thực dân tàn bạo để mở hướng xây dựng một xã hội mới theo gương cách mạng Tháng Mười Nga.
Nguyễn Ái Quốc cho người đọc nhận thức rõ bản chất xấu xa của chế độ thực dân do tư bản Pháp tiến hành xâm lược và dựng lên tại các nước thuộc địa của nó. Dưới ngòi bút sắc sảo của tác giả, cảnh bắt lính, tước đoạt ruộng đất, tăng các loại thuế, mức thuế, đầu độc và ngu dân, tệ tham nhũng của bộ máy quan chức thuộc địa… bị phơi bày và kết án. Và điều quan trọng nữa là, Nguyễn Ái Quốc đưa ra luận điểm mới của mình về phương pháp đấu tranh thủ tiêu chế độ tư bản trên quy mô toàn thế giới bằng sự hợp lực giữa giai cấp vô sản ở chính quốc và giai cấp vô sản thuộc địa: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”6. Hình tượng trên giúp người đọc thấu hiểu cách mạng thuộc địa là một bộ phận hữu cơ của cách mạng vô sản thế giới như Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”7
Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc, tháng 11 năm 1924. Đầu năm 1925, Người mở lớp huấn luyện cho những thanh niên Việt Nam yêu nước đang ham muốn tiếp nhận lý luận chính trị. Dựa trên cơ sở các bài giảng tại lớp huấn luyện, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường cách mệnh nêu bật giá trị của lý luận cách mạng đối với sự thành công của cách mạng mà Lênin đã tổng kết: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động… chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”8.
Tác phẩm Đường cách mệnh rất xứng đáng là cuốn sách giáo khoa lý luận, chính trị và phương pháp hoạt động cách mạng; là tác phẩm giáo dục đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng, ý chí đấu tranh cho cán bộ và quần chúng nhân dân Việt Nam, Lào những địa bàn mà Nguyễn Ái Quốc đang dốc lòng, dốc sức gieo mầm cách mạng9. Tác phẩm này còn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình chuẩn bị về nhiều mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và không lâu sau khi thành lập chuyển thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Giữa năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sáng lập báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Người là cây bút quan trọng nhất của tờ báo. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, thực hiện chức năng giáo dục, tập hợp và thống nhất tư tưởng, hành động của các chiến sĩ cách mạng và trang bị kiến thức chính trị cho đội ngũ cán bộ vận động quần chúng.
Sau những hoạt động trên, trong thời gian hoạt động tại Xiêm, Nguyễn Ái Quốc tới Bản Đông, Uđon, Noọng khai, Sacôn nơi cư trú của nhiều kiều bào Việt Nam, từ tháng 7-1928 đến tháng 10-1929 (tại Bản Đông, Người tự giới thiệu là Thọ, biệt hiệu là Nam Sơn, tại Uđon, Người lấy tên là Chín), Nguyễn Ái Quốc sinh sống và lao động chan hoà với kiều bào ta tại các địa bàn này.
Trong thời gian hoạt động tại Uđon, Nguyễn Ái Quốc dịch cuốn Nhân loại tiến hoá sử và Cộng sản ABC: Người sáng tác Bài ca Trần Hưng Đạo và vở kịch Hoàng Hoa Thám để giáo dục nâng cao lòng yêu nước của đồng bào Việt kiều. Đặc biệt, Người đã đến Noọng Khai gặp gỡ một số cán bộ hoạt động từ Viêng Chăn sang để nắm tình hình cách mạng Lào. Năm 1928, Người đã tới vùng Xiềng Vang thuộc lãnh thổ Lào để tuyên truyền trong kiều bào ta về chính trị, tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc…
Trong hai năm 1928, 1929, Nguyễn Ái Quốc tự thể nghiệm phương pháp vận động quần chúng Việt kiều bằng cách đan xen, kết hợp nhiều hình thức hoạt động, vừa giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước cho đồng bào vừa đào tạo cán bộ và củng cố, mở rộng tổ chức cách mạng, chỉ dẫn biện pháp thắt chặt quan hệ thân ái, đoàn kết với cư dân bản địa và nội bộ kiều bào. Đồng thời, bằng lối sống giản dị, gần gũi đồng bào, Người cũng nhận được sự tin yêu, kính trọng của họ.
Kết quả dân vận của Nguyễn Ái Quốc tại Xiêm và Lào là nhân tố quan trọng tạo dựng nền móng bền chắc của lực lượng hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam và Lào.
3- Phải xây dựng đảng cách mạng
Nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng đã được Nguyễn Ái Quốc luận định sáng rõ trong tác phẩm Đường cách mệnh khi trả lời câu hỏi do Người nêu ra: “Cách mạng trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”10
Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản như chủ đích mà Người gửi gắm ở tổ chức này: “Nó là quả trứng, mà từ đó nở ra con chim non cộng sản”. Tôn chỉ của Hội là: “phụ trách tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng ở Việt Nam hết sức phấn đấu để thâu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo cho quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản mà dựng ra chính quyền độc tài (tức chuyên chính - TG) của thợ thuyền, dân cày và binh lính; một mặt tham gia vào cuộc thế giới c.m (tức cách mạng - TG) san trừ (tức đánh đổ - NBS) tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản”11. Tổ chức và hoạt động của Hội phát triển rộng khắp toàn Đông Dương. Riêng tại Lào, từ năm 1928 tổ chức Hội đã được thành lập tại Viêng Chăn, Thà Khẹc, Phôn tịu, mỏ Thiếc, Xavănnakhệt, qua đó Đường cách mệnh, báo Thanh niên và nhiều tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc cũng được truyền bá tại Lào.
Những hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đào tạo cán bộ xây dựng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tiến hành sâu rộng tác động trực tiếp tới sự chuyển biến của cách mạng Việt Nam và Lào, đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng 6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 11-1929), Đông Dương Cộng sản liên đoàn (cuối tháng 12-1929), xuất hiện một yêu cầu cấp bách là thành lập một Đảng Cộng sản.
Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc chủ động tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Công, đầu năm 1930. Các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị thảo luận và nhất trí thông qua thể hiện rõ bản chất của Đảng là đảng vô sản kiểu mới, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thực hiện cách mạng ruộng đất, xây dựng đất nước theo hướng đi lên chủ nghĩa cộng sản. Đảng chủ trương đoàn kết các giai cấp và tầng lớp yêu nước đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Nguyễn Ái Quốc đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc ở vị trí quan trọng nhất so với nhiệm vụ cách mạng ruộng đất và huy động sức mạnh cao nhất là lực lượng đại đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các đảng phái yêu nước để giành độc lập, tự do. Điều đó bắt nguồn từ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc lấy tinh thần yêu nước chống đế quốc làm cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc, bao gồm công nông, tiểu tư sản trí thức, trung nông; và phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản “chia rõ mặt phản cách mạng” cùng các tổ chức đảng phái yêu nước. Mặt khác, điều này cũng là sự thể hiện quan điểm của Người đã viết trong cuốn Đường cách mệnh: “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”12
Lời phát biểu của Hồ Chí Minh tại Đại hội II của Đảng, tháng 2-1951 đã nêu cao giá trị to lớn của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới: “Tôi sung sướng vì tôi nhớ lại lúc Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam -NBS) thành lập. Thành lập như thế nào? Thành lập bí mật, Đảng ta lúc sinh ra cũng như một người con đẻ bí mật. Nó đẻ ở đâu? Trên một cái đồi tạm thời thuộc đế quốc. Nó đẻ ra ở đâu? Bên một sân bóng của đế quốc tư bản. Lúc đó chỉ có một nhóm nhỏ con con đồng chí. Số người tuy ít nhưng lòng kiên quyết rất to. Tuy số người con con nhưng đã tin tưởng Đảng sẽ giải phóng dân tộc và giúp vào cuộc giải phóng thế giới. Bây giờ chúng ta đang giải phóng dân tộc, đang giúp vào công cuộc bảo vệ hoà bình thế giới, cuộc giải phóng thế giới. Thế là cái mục đích, cái hy vọng nho nhỏ của một số ít đồng chí không những đã thành mục đích, hy vọng lớn của toàn dân tộc mà cũng là mục đích hy vọng lớn của đa số nhân dân thế giới. Thế là:
Rằng bây giờ mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày còn thơ13
Đến tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, lãnh đạo cách mạng toàn Đông Dương.
4- Cách mạng Đông Dương do nhân dân Đông Dương tự tiến hành, kết hợp với sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Đông Dương bị đầu độc và áp bức, bóc lột nặng nề dẫn tới tình trạng suy kiệt về thể chất, là điều dễ nhận biết. Nhưng có phải vì thế mà tiềm năng cách mạng của họ cũng bị vơi cạn? Giải đáp vấn đề đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Không! Người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương”14
Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”15
Người giải thích: “Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ”16. Mặt khác, họ cũng chịu tác động tích cực của nhiều phong trào cách mạng trên thế giới như Cách mạng Tháng Mười Nga, cách mạng Trung Quốc và phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. Nói như vậy không có nghĩa là vào thập niên 1920, cách mạng Đông Dương có thể bùng nổ và thu được thắng lợi là sai, nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa17
Ý thức rõ sức mạnh của thế hệ thanh niên đối với sự thay đổi vận mệnh dân tộc và công tác giáo dục, thu hút họ vào con đường cách mạng, vượt qua sự đầu độc nặng nề của chủ nghĩa thực dân, Nguyễn Ái Quốc phải kêu gọi thống thiết thanh niên, nhằm giúp họ tự nhận rõ trách nhiệm đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng Đông Dương khỏi hiểm hoạ diệt vong: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nêu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”18
Hội Liên hiệp thuộc địa – một trong những tổ chức mà Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập tại Pháp năm 1921 là để giúp nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có Đông Dương, tiến hành sự nghiệp tự giải phóng.Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa viết: “Vận dụng công thức của Các Mác19, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy”20
Nếu Hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo Le Paria của Hội đóng vai trò “thức tỉnh đồng bào chúng ta” như Nguyễn Ái Quốc đã viết, thì từ khi thành lập (năm 1925), Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và báo Thanh niên cũng thúc đẩy mạnh mẽ xu thế ấy phát triển lên trình độ mới: vừa giác ngộ người Đông Dương, vừa tổ chức họ thành lực lượng cách mạng ở khắp lãnh thổ xứ này, tạo điều kiện chín muồi cho sự thành lập chính đảng của giai cấp vô sản và phong trào cách mạng phát triển rầm rộ từ đầu năm 1930.
Vấn đề lý luận được Nguyễn Ái Quốc chú trọng làm sáng tỏ là quan hệ giữa con đường tự giải phóng và giá trị đoàn kết quốc tế. Người cho biết: “Miền Cận Đông và Viễn Đông, kể từ Xyri đến Triều Tiên - chỉ tính những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thôi - có một diện tích rộng hơn 15 triệu km2, với số dân hơn 1.200 triệu người. Tất cả những nước rộng lớn ấy hiện đang ở dưới ách của chủ nghĩa đế quốc tư bản và mặc dầu dân số của họ đáng lẽ phải làm cho họ có sức mạnh, các dân tộc bị áp bức đó vẫn chưa bao giờ ra sức tìm tòi thật đến nơi đến chốn con đường tự giải phóng, cho nên họ chưa hiểu được giá trị của sự đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (tác giả nhấn mạnh). Họ chưa có những mối liên hệ giữa các lục địa như các dân tộc châu Âu và châu Mỹ”21
Trong thư gửi đồng chí Pêtơrốp, Tổng Thư ký ban phương Đông, Người còn nhấn mạnh nguyên nhân làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của các nước phương Đông là tình trạng biệt lập. Người giải thích rõ thêm nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng ấy: “Họ hoàn toàn không biết đến những việc xẩy ra ở các nước láng giềng của họ, do đó họ THIẾU SỰ TIN CẬY LẪN NHAU, SỰ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÀ SỰ CỔ VŨ LẪN NHAU”22
Nối tiếp hoạt động của Hội Liên hiệp thuộc địa (1921-1926), tháng 7-1925, Nguyễn Ái Quốc chủ động phối hợp với một số nhà cách mạng Trung Quốc thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, một tổ chức quốc tế đoàn kết nhiều dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia. Tuyên ngôn của Đại hội thành lập Hội nêu rõ: “Con đường thoát duy nhất để xoá bỏ sự áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới áp dụng những phương pháp cách mạng để lật đổ về căn bản chủ nghĩa tư bản đế quốc cực kỳ hung ác”23
Năm 1927, Hội đã xuất bản cuốn Đường cách mệnh dùng làm tài liệu giáo dục, tuyên truyền cách mạng ở Đông Dương.
Với danh nghĩa là hội viên Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, Nguyễn Ái Quốc đến gặp Uỷ ban bãi công Cảng Tỉnh (địa danh chỉ Hồng Kông và Quảng Châu) đề nghị tham gia Đội diễn thuyết. Người được Uỷ bản đồng ý mời đến một số cơ sở báo cáo về vấn đề Quan hệ giữa công nhân Trung Quốc với các dân tộc bị áp bức và sự cần thiết phải liên hiệp lại đánh đổ đế quốc.
Tại nhiều diễn đàn quốc tế, Người lên tiếng kêu gọi Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Cộng hội đỏ, Quốc tế Nông dân và các Đảng Cộng sản Anh, Pháp ủng hộ, giúp đỡ cách mạng Đông Dương.
Đặt đúng tầm quan trọng Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lênin trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản năm 1920, và yêu cầu của thực tiễn cách mạng giải phóng thuộc địa, tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản năm 1924, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: “Thưa các đồng chí, vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”24
Cũng ở tầm lý luận của vấn đề đoàn kết giữa cách mạng phương Tây và phong trào giải phóng thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc luận giải sáng rõ luận điểm của Lênin: “cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng, chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch và vấn đề dân tộc... chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản”25
Từ những quan điểm cách mạng đúng đắn trên, Người đưa ra những nhận định rất xác đáng về vị trí quan trọng nhất của vấn đề thuộc địa trong chính sách của Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Anh: “sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các nước thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả gì”26.
Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, năm 1924, Người cho biết những thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất kèm theo nhiều loại thuế đánh vào nông dân Việt Nam, một xứ thuộc địa lớn nhất tại Đông Dương, và các thuộc địa ở châu Phi, gây nên nạn bần cùng ngày càng gia tăng cùng nỗi phẫn uất cao độ và đương nhiên những phản ứng quyết liệt với chế độ thuộc địa đã diễn ra. Song họ đều bị đàn áp khốc liệt. Nguyên nhân của tình trạng đó là do nông dân “thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo”. Người đề nghị “Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng”27
Nguyễn Ái Quốc khái quát: Ở Đông Dương thực dân Pháp đã phục hồi chế độ nô lệ. Lúc bấy giờ, giai cấp vô sản Đông Dương chưa thể làm gì được để chống lại chế độ bóc lột đó, vì chưa xây dựng được tổ chức nào của họ. Nhưng Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra lối thoát: “với sự giúp đỡ của các tổ chức gần gũi của Quốc tế Công hội đỏ, chúng tôi quyết đập tan lực lượng của chủ nghĩa đế quốc châu Âu áp bức chúng tôi”28 . Tiếp theo, Người kiến nghị giải pháp đưa tới kết quả của giai cấp vô sản Đông Dương: “các đồng chí chúng ta trong các tổ chức công nhân cách mạng Pháp phải tích cực giúp đỡ chúng tôi trong cuộc đấu tranh giải phóng của chúng tôi”29
Một kết quả hoạt động kịp thời của Nguyễn Ái Quốc là Tổng Công hội thống nhất (Pháp) cùng kiến nghị đưa vào Nghị quyết của Đại hội với những nhiệm vụ trước mắt:
“1- Tổ chức những người Đông Dương hiện làm việc ở Pháp.
2- Tiến hành một chiến dịch mạnh mẽ vì quyền lợi công đoàn của người bản xứ song song với chiến dịch cho công chức.
3- Cử những đại biểu thường trực (ít ra là 2) sang Đông Dương với sứ mệnh là tuyên truyền trong dân bản xứ và tổ chức họ”30
Trên đây là những luận điểm đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Đông Dương được nêu ra trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 1920 đến năm 1930, thể hiện kết quả nghiên cứu lý luận gắn kết chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của Người. Đó là những nhân tố xác định hướng phát triển của cách mạng Đông Dương, hiện rõ phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trên cơ sở vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin.

1,2,4,5,14,15,16,17,18,22,24,25,26,27,28,29. Hồ Chí Minh Toàn tập, CTQG, H, 1995, T.1, tr.22, 27, 191, 192, 118, 28, 28, 27 133, 236, 282, 277, 289, 292-293, 293.
3. Báo Le Paria: Cơ quan tuyên truyền của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút và quản lý, xuất bản từ tháng 4 năm 1922 đến tháng 4-1926, đình bản sau số 38.
6, 7, 8, 10, 12, 20, 21. Hồ Chí Minh Toàn tập, CTQG, H, 2000, T.2, tr. 120, 124, 259, 267-268, 266, 128, 123
9. Nghị quyết chính trị của Đại biểu Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 3-1935, cho biết, ở Lào, tác phẩm Đường cách mệnh được dùng làm tài liệu huấn luyện (xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 5, tr. 20).
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 1, tr. 118.
13. Biên bản Đại hội lần thứ II của Đảng, tr. 122. Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
19. Công thức này Mác viết trong Điều lệ của Hội Liên hiệp lao động quốc tế: “Sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”.
23. T. Lan, Vừa đi đường, vừa kể chuyện, Nxb Sự thật, H.1976, tr.27.
30. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, H.1993, tập 1, tr.199.
Nguồn Lịch sử Đảng. –2010. –Số 5. –Tr.13-20

Chữ ký của Khánh Trang





Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương I_icon_minitimeFri Feb 03, 2012 10:44 pm

nh0c_0nlin3_92
Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?

Thành viên cấp 3

nh0c_0nlin3_92

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/halinh_lovely_miss/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Phạm Hạ Yến Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương 36 Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 296
Đến từ Đến từ : Hải Phòng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Điểm thành tích Điểm thành tích : 423
Được cám ơn Được cám ơn : 45

Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương

 
ngồi up bài chắc mệt nhoài nhỉ Trang ,mết ! thanks
Chữ ký của nh0c_0nlin3_92




 

Nguyễn Ái Quốc - Người tạo dựng nền tảng phát triển của cách mạng Đông Dương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1930 – 1945-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất