CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử I_icon_minitimeMon Dec 06, 2010 8:17 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

 
Năm 722- năm MTL khởi nghĩa, Dương qu ý phi mới có 3 tuổi chắc chắn chưa trở thành quý phi và ko thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra 'nạn cống vải' của nhân dân Hoan châu

I. 'Nạn cống vải' theo các sách lịch sử:
SGK Lịch sử VN lớp 6 do nhà xuất bản GD ấn hành (4-2002), các tác giả là Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Trương Hữu Quýnh, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Sĩ Quế. Bài 23 nhan đề 'Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VIII-IX' có đoạn viết:
'...Hàng năm, nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, vàng bạc... Đặc biệt cứ đến mùa vải, nhân dân An Nam phải thay nhau gánh vải (quả) sang TQ nộp cống' (trang 63)
Cuối mục lớn 'Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)' các tác giả viết:
'Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
Ở Nghệ an nay còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon...'

Sách 'Hướng dẫn học và ôn tập LS THCS' (NXB GD, HN 2002, Trương Hữu Quýnh chủ biên) cũng viết:
'Ngoài bóc lột các thứ thuế khác nhau bọn đô hộ còn bắt dân ta phải gánh vải (quả) sang nộp cống cho bọn vua quan nhà Đường ở tận kinh đô TQ' (tr 44)

Sách 'LSVN từ nguồn gốc đến 1884' của GS Phan Quang và TS Vũ Xuân Đàn (NXB tp HCM, 2000), tr 73 viết:
'Năm 722, MTL kêu gọi những người dân đã cùng ông đi phu gánh vải nộp cống nổi dậy khởi nghĩa. Từ một nhóm quân mấy trăm ng, MTL phát triển cuộc khởi nghĩa ra khắp vùng Hoan-Diễn-Ái (Thanh-Nghệ-Tĩnh)"

Sách 'VN- những sự kiện LS từ khởi thuỷ đến 1858' của Viện sủ học (NXB GD, HN 2001; các tác giả Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần thị Vinh, Trương thị Yến) viết về cuộc khởi nghĩa của MTL:
'Hàng năm, chúng bắt nhân dân Phong châu phải cống loại tơ "bát tám" (tơ của loại tằm 1 năm 8 lứa), tàn nhẫn hơn nữa là bắt hàng ngàn nhân dân Hoan Châu phải đi cống nạp vải quả. Quả vải tươi phải gánh bộ sang kinh đô nhà Đường...'

Gần đây, sách LSVN của TS Nguyễn văn Nam (NXB Thời đại, HN 2010) được cho là tóm tắt từ nhiều sách khác, lại kể thành một câu chuyện có tình tiết:
'...Một lần ông (MTL) đi gánh trái vải đi cống (mà ái phi vua Đường là Dương quý phi rất thích ăn), đi đường nắng khát, một người trong đoàn lấy ăn, liền bị quân áp tải đánh chết. MTL tức giận đánh chết tên lính. Người thủ lĩnh trẻ được tôn thành vị anh hùng(?!)'

Hẳn rằng, 'phát hiện này là của các nhà sử học đương đại vì các sách LS trước đây như ĐVSKTT của NSL, Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của quốc sử quán triều Nguyễn, Việt Nam sử lược của Trần trọng Kim đều nói đến cuộc khởi nghĩa của MTL nhưng không hề nhắc đến 'nạn cống vải'

II. Lý lẽ và chứng cứ:
Lý lẽ của các tác giả là:
1. Quả vải là một đặc sản chỉ có ở VN mà vùng Hoan châu là nơi có nhiều vải nhất và ngon nhất, vì vậy nhân dân vùng này chắc chắn là nạn nhân của 'nạn cống vải'
2. Dương quý phi, người được Đường Huyền tông sủng ái- rất thích ăn quả vải nên Huyền tông bắt dân Hoan châu phải vận chuyển thứ quả ngon đó đến kinh đô Trường an cống nạp
3. MTL là 1 dân phu phải gánh vải nên đã từ hành động chống đối bột phát trở thành ng lãnh đạo khởi nghĩa
4. Cuộc khởi nghĩa MTL tuy bị dập tắt nhưng nhờ đó mà 'nạn cống vải' được chấm dứt
Chứng cứ của các tác giả là:
1. Bài hát chầu văn còn truyền tụng ở Nghệ an trong đó có nói về ''nạn cống vải'
2. Bài thơ chữ Hán ghi trong 'Tiên chân bảo huấn tân kinh' đặt ở đền thờ Mai Hắc Đế trên núi Vệ sơn (trong thung lũng Hùng sơn, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an) cũng xác nhận về ''nạn cống vải' và sự chấm dứt đại nạn này sau khởi nghĩa MTL

Lý lẽ và chứng cứ của giới sử học đương đại VN xem ra rất hợp lý và chặt chẽ nên được ghi trong rất nhiều sách LSVN từ 1960 trở đi

III. Cây vải ở Nghệ tĩnh và ở VN
Ở Nghệ an, Hà tĩnh hiện nay chỉ có loại vải cùi mỏng và chua, hạt rất to và cũng rất ít người trồng và ăn. Có người mang giống vải Thanh Hà về trồng thì hạt cũng to dần lên, quả ít và chua. Nguyên do là vì, càng đi xuống phía nam, số ngày lạnh trong năm ít dần, số ngày nóng tăng lên không thích hợp với cây vải. Có thể nào hồi thế kỉ VIII khí hậu ở đây lạnh hơn do sự biến đổi khí hậu không? điều ấy chưa thấy có sách LS hay địa lí nào chép

Sách 'Đại nam nhất thống chí' ghi chép rất đầy đủ các sản vật của từng địa phương. Sách này liệt kê 40 sản vật của Nghệ-Tĩnh nhưng không hề kể đến quả vải (bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB KHXH, HN 1970)
Sách này cũng ghi về thổ sản của tỉnh Hải dương: 'Vải: xã Hoà nhuệ, huyện Tứ kỳ và xã Tử nham, huyện Đông triều; vải ngon thì ở xã Yên nhân huyện Đường hào'

Sách 'Vân đài loại ngữ' của Lê Quý Đôn nói về quả vải: 'Thứ trái lệ chi ở xã An nhơn (tức Yên nhân) huyện Đường hào là ngon, ngọt và thơm không thể nào tả được' (bản dịch của Tạ Quang Phát, NXB VHTT, HN 1995, tập 3 tr 215). Ông cũng không hề nói đến 'nạn cống vải' hồi thế kỷ VIII

Tuy nhiên giống vải mà các sách trên nói vẫn chưa ngon bằng vải thiều, hạt cũng to và cùi chua hơn, chỉ vì chín sớm nên dễ bán và vẫn được trồng. Giống vải thiều chỉ mới du nhập vào VN hơn 100 năm nay. Cây vải thiều tổ thuộc quyền sỏ hữu của cụ Hoàng văn Thu (sn 1930) thôn Thuý lâm, xã Thanh sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải dương. Cuối TK 19, đầu TK 20 ông nội của cụ Thu là cụ Hoàng Phúc Thành làm phu khuân vác ở cảng Hải phòng. Thấy mấy ông lái buôn người TQ quê ở Thiều châu ăn quả vải rồi vứt hạt đi, cụ Thành nhặt được 6 hạt mang về trồng mọc được 3 cây. Khi dọn cỏ, cụ bà sơ ý làm chết 2 cây chỉ còn 1. Đó chính là cây vải thiều đầu tiên ở nước ta. Vì có nguồn gốc như thế nên gọi là vải thiều chứ chưa hẳn là giống vải ở Thiều châu.

IV. Tìm hiểu về cây vải:
Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, cây vải có tên là litchi, đó chính là phiên âm của chữ 'lệ chi' (theo cách đọc của tiếng Trung). Tên khoa học của cây vải là litchi chinensis, điều đó cho thấy nguồn gốc TQ của cây vải hay là các nhà khoa học phương tây biết đến cây vải sớm nhất từ TQ. Các bộ từ điển lớn như Encyclopedia Britanica của Anh và Larousse của Pháp đều xác nhận điều đó và cho biết thêm: Cây vải thích hợp với vùng á nhiệt đới (từ vĩ độ 23-35), nó có thể sống hàng trăm năm, cao đến 20 m, gỗ rất tốt có thể làm đồ gia dụng và đóng thùng xe. Như vậy cây vải trồng ở miền Bắc VN thì khá tốt nhưng từ miền Trung trở vào là không thích hợp.

Các bộ từ điển lớn của TQ như Từ hải, Từ nguyên cũng cho biết tương tự và nói rằng vải là thổ sản của miền nam TQ, chủ yếu là đông nam Phúc kiến, trung nam Quảng đông, các tỉnh Quảng tây, Vân nam, Tứ xuyên đều có.

Trong thư tịch cổ của TQ, Tư mã Tương như (179-118 tcn) là người nhắc đến cây vải lần đầu tiên trong bài 'Thượng lâm phú' nhưng thực tế thì cây vải đã được trồng trước đó rất lâu. Ở TQ có hơn 100 tác phẩm chuyên khảo về cây vải, gọi là Lệ chi phả. Đầu TK 10, Trịnh Hùng viết sách 'Quảng trung lệ chi phả' khảo về cây vải ở vùng Lưỡng Quảng (nay đã thất truyền). Thái Tương (1012-1067) viết sách 'Lệ chi phả' chủ yếu khảo về các nòi vải ở Phúc Kiến. Cuối đời Thanh, Ngô Ứng Quỳ viết sách 'Lĩnh nam Lệ chi phả' khảo về cây vải vùng Lĩnh Nam (tức Lưỡng quảng), trích dẫn hơn 10 tài liệu LS quan trọng. Ngoài ra còn có 'Mân trung lệ chi phả' của Đồ Bản Tuấn và 'Mân trung lệ chi thông phả' của Đặng khánh Thái đời Minh khảo về các nòi vải ở Phúc Kiến, 'Lệ chi phả' của Trần Đỉnh thời Thanh... Như vậy vùng Lĩnh nam thuộc TQ chính là quê hương của cây vải ở TQ và thế giới.

Từ điển bách khoa thiếu niên nhi đồng TQ cho biết ở TQ có hơn 70 nòi vải quý, VD:
-Nòi vải 'Trần tử' ở huyện Phủ điền tỉnh Phúc kiến, quả to bằng trứng gà, vỏ màu tím (tử=tím) được nhân giống từ cây vải của Trần kỳ, một quan chức thời Tống.
-Huyện Phủ Điền còn một cây vải 1300 tuổi có tên là Tống hương hoặc Tống gia hương (nghĩa là cây vải thơm của nhà họ Tống) vốn là của gia đình Tống Hàm thời Đường, nay vẫn cho quả, hạt nhỏ, cùi dày, mùi thơm đặc biệt
-Nòi vải 'Trạng nguyên hồng' ở tỉnh Phúc kiến vốn là của trạng nguyên Từ Đạc thời Tống ở phủ Hưng hoá (gồm huyện Phủ điền và Tiên du ngày nay)
-Nòi vải 'Quải lục' huyện Tăng thành tỉnh Quảng đông quả to, hạt nhỏ, cùi dày, mùi thơm, đặc biệt vỏ phía trên màu đỏ như son nhưng phía dưới lại có màu lục đậm
- Nòi vải 'Phi tử tiếu' vùng Phật sơn (phía bắc tam giác châu sông Châu giang, tỉnh Quảng đông) có cùi trắng và dày, hạt cũng trắng, nhỏ như hạt đỗ, vị ngọt hơi chua, ăn từ tối hôm trước đến sáng hôm sau miệng vẫn còn thơm
-Ngoài ra ở Quảng đông còn có các nòi vải quý khác như Thuỷ tinh cầu: vỏ, cùi, hạt trắng nhưng nước lại đỏ như máu; Tam nguyệt hồng thơm ngon, chín sớm; Nhu mễ từ thơm ngon, chín muộn
Tỉnh Tứ xuyên cũng có những vùng khá nổi tiếng về quả vải như Lô châu (ở đông nam Tứ xuyên, chỗ hội lưu của Trường giang và Đà giang) và Nhung châu (ở đông nam thành phố Nghi tân, Tứ xuyên)
Nhà thơ Đỗ Phủ trong chùm thơ Giải muộn, bài thứ 10 có nói đến đặc sản của vùng này:
Ức quá Lô, Nhung trích lệ chi
Thanh phong ẩn ánh, thạch uy di
Kinh hoa ưng kiến vô nhan sắc
Hồng khoả toan điềm chỉ tự tri

(Nhớ xưa hái vải đất Lô, Nhung
Khuất nẻo non xanh, đá chập trùng
Kinh thành nên biết quên nhan sắc
Quả đỏ ngọt chua tự hiểu lòng)

Bài thơ cũng là một lời phê phán nhẹ nhàng với kẻ tham sắc và đồng cảm sâu sắc với những người phải đi hái vải cống nạp

V. Dương quý phi và quả lệ chi:
Dương quý phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn (719-756) quê ở Tứ Xuyên. Được cưới về cho thái tử Lý Dục nhưng lại trở thành quý phi của ông bố chồng là Đường Huyền tông (tức Đường Minh hoàng). Như vậy, năm 722 năm MTL khởi nghĩa, Dương mới có 3 tuổi chắc chắn chưa trở thành quý phi và ko thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra 'nạn cống vải' của nhân dân Hoan châu

Sự thực thì Dương quý phi rất thích ăn vải có lẽ vì quê nàng ở Tứ xuyên cũng là một nơi sản sinh nhiều vải ngon. Nhà Đường đóng đô ở Trường an - Thiểm tây phía tây bắc TQ xa xôi nên phải dùng ngựa trạm để đưa vải từ vùng Quảng đông về. Bài thơ 'Quá Hoa Thanh cung' của Đỗ Mục đời Đường viết:
Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu
Vô nhân tri thị lệ chi lai
(Một ngựa bụi hồng, phi tử sướng
Ai người biết được lệ chi về)

Nhà thơ Tô Đông Pha thời Tống cũng có bài thơ cho biết:
Mười dặm một trạm, năm dặm một chòi, ngựa chạy tung bụi, người mệt ngã gục...

Tất cả chỉ vì mang quả vải về cho nhanh, vẫn còn tươi ngon để dâng lên người đẹp.

Như vậy, việc cống vải là có nhưng đó là 'nạn cống vải' của nhân dân vùng nam TQ và phải dùng ngựa trạm không thể gánh đi bộ được, càng ko thể đi từ vùng Hoan châu sang đến Trường an được. Còn trong loạn An Lộc sơn, Sử Tư minh, thì nàng Dương đã phải thắt cổ chết ở Mã Ngôi, 'nạn cống vải' cũng chấm dứt theo, đó chẳng phải nhờ khởi nghĩa của Mai Hắc đế. Nhưng đó là việc của hơn 30 năm sau (756) khi mà khởi nghĩa MTL đã bị đàn áp từ lâu.

(Tổng hợp theo Tri thức trẻ, Wikipedia và một số tài liệu khác)










Chữ ký của Thanhsamkhach





Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử I_icon_minitimeThu Dec 09, 2010 9:43 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

 
Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan là thủ lĩnh của một cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường kéo dài 10 năm (713 - 722). Sau khi đuổi được Thái thú nhà Đường là Quang Sở Khách, ông lên làm vua lấy hiệu là Mai Hắc Đế.

Mai Hắc Đế không phải là ông Vua Đen họ Mai

Thứ nhất, khi triều đình suy tôn một vị vua thì phải chọn những danh hiệu đẹp (gọi là mỹ tự), không bao giờ lại lấy những nhược điểm về hình thức bề ngoài của ông vua mà đặt đế hiệu.

Thứ hai, đây là do một quan niệm về âm dương ngũ hành. Vốn Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình (theo Việt điện u linh). Như vậy, hắc là tượng trưng cho mệnh thủy của ông chứ chẳng có liên quan gì đến màu da cả.

Dương Quý Phi có được ăn quả vải do vua Mai gánh không?

Các tác giả khi viết về Mai Hắc Đế thường đưa chi tiết do Dương Quý Phi thèm quả vải (Trung Quốc gọi là lệ chi) nên vua Đường Minh Hoàng bắt An Nam phải sang cống vải. Thật ra thì Dương Quý Phi về làm Phi của Đường Minh Hoàng vào năm 745, năm đó bà ta mới 22 tuổi.

Như vậy, suy ra bà ta sinh vào năm 723. Mai Hắc Đế đã mất trước khi Dương Quý Phi được sinh ra ở trên đời (722), vậy làm sao có chuyện cống vải để phục vụ ý thích của bà Phi này mà đó lại là lý do nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan!

Mai Hắc Đế chưa bao giờ là phu gánh vải

Vua Mai sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng Mai Phụ (Thạch Hà, Hà Tĩnh), bố mất sớm, hai mẹ con phải đưa nhau tha phương để kiếm kế sinh nhai. Lớn lên, ông lấy vợ, vốn là con một nhà hào phú ở địa phương, được hưởng gia tư giàu có của nhà vợ, mới có điều kiện đi lại để liên kết với các hào kiệt trong vùng.

Sách Việt điện u linh ghi: "Thế là (ông) phóng tâm giang hồ, đi tìm những kẻ dật sĩ... Thực khách trong nhà có đến mấy nghìn người". Trong nhà nuôi hàng ngàn thực khách, thu nạp những người cùng chí hướng với mình, sao ông lại phải đi làm phu gánh vải?

Mặt khác, việc gánh vải cống nạp cho vua Đường là một chi tiết không chính xác.

Một là, vùng Hoan Châu từ xưa đến nay chưa bao giờ có vải ngon. Vải ở đây hạt to, cùi mỏng rất chua, vậy làm sao có thể làm vật phẩm tiến vua được. Chưa tìm ra được tài liệu nào nói rằng ngày xưa vải của Hoan Châu ngon nổi tiếng đến mức các hậu, phi nhà Đường cũng phải thèm, bắt phải cống nộp.

Hai là, từ Hoan Châu sang Kinh đô Tràng An nhà Đường, đường đi hàng vạn dặm, gánh vải đi bộ mấy tháng trời mới tới nơi. Mà vải chín lại rất mau hỏng, ngày hôm sau đã thối, làm sao mà đem đến tận Kinh đô Tràng An bằng hình thức gánh đi bộ.

Tóm lại, Mai Hắc Đế là một vị anh hùng dân tộc. Vào thế kỷ thứ VIII, do chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của các quan lại nhà Đường, ông đã đứng lên vận động nhân dân khởi nghĩa giành độc lập về cho dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa của ông, cũng như của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế trước ông và của Phùng Hưng, của cha con họ Khúc sau ông, phản ánh ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta, quyết không chịu đem thân làm nô lệ cho ngoại bang.

Phan Duy Kha báo KH&đời sống
Chữ ký của Thanhsamkhach





Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử I_icon_minitimeFri Mar 11, 2011 12:51 pm

Thanh yêu lịch sử
Du lịch và khám phá lịch sử

Thành viên mới gia nhập

Thanh yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/02/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 12
Đến từ Đến từ : Hạ Long city, Việt Nam thân yêu
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Du lịch và khám phá lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 12
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

 
Vấn đề này thú vị quá, thú thật là nhiều khi mình cũng thấy hơi bị khó chịu với mấy vị sử gia của ta lắm, cảm giác nhiều vấn đề các vị ấy không khách quan, nhiều khi phóng đại hơi quá mà gây mơ hồ cho người đời sau.
Chữ ký của Thanh yêu lịch sử





Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử I_icon_minitimeWed May 22, 2013 7:28 am

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử 36 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử 40 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử 43 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử 102
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Re: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

 
cũng hay đấy
Chữ ký của fudo85





Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử I_icon_minitimeTue Oct 01, 2013 10:52 am

dienbich
Đam mê lớn nhất là sưu tầm sách lịch sử

Thành viên mới gia nhập

dienbich

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Trần Công Điền Bích
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 01/10/2013
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2
Đến từ Đến từ : Nam Đông - Thừa Thiên Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đam mê lớn nhất là sưu tầm sách lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

 
Mình xin có mấy ý kiến về bài này.
1. Thứ nhất về tên vua Mai Hắc Đế, đây chính là tên hiệu của Ông - Ông Vua Đen. Sau này con trai của ông lên ngôi ở Căn cứ Điều Yêu - Hải Phòng có mái tóc đen nên dân chúng gọi là Bạch Đầu Đế.
2. Về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan: Cuộc khởi nghĩa này không phải diễn ra năm 723 như trong các sách hiện nay, mà năm 723 chỉ là năm kết thúc. cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 713 - 722. Tôi sẽ có một bài viết nói về cuộc khởi nghĩa này trong thời gian sớm nhất có thế. Còn Dương Quý Phi sinh năm 719 chứ không phải năm 722 như tác giả bài viết.
3. Mai Thúc Loan chắc chắn trên đường gánh vải đã phát động khởi nghĩa, nhưng các bạn lưu ý là khi phát động khởi nghĩa không phải lần đầu gánh vải mà đã trải qua nhiều lần, mỗi lần đi gánh vải ông đã hiệu triệu các hào kiệtkhawop nơi để chuẩn bị khởi nghĩa. Trong đó có ông Phùng Hạp Khanh bố của Phùng Hưng và là ông ngoại vợ ông Phạm Thị Uyển. Trong các sách hiện nay chỉ nói đến sự kiện gánh vải cuối cùng này, ông không gánh mà là chỉ huy đoàn gánh vải. Trong đoàn quân gánh vải ầy toàn là binh lính ông đã chuẩn bị sẵn, không chỉ có quan gánh như SGK ghi mà có cả vũ khí để sẵn trong quan gánh. Một điểm nữa tôi cũng không đồng ý với bạn, tôi rể của Nam Đàn, hầu như năm nào cũng về Sa Nam nên đã cũng nhiều lần đến đền Mai Hắc Đế để thăm và tìm hiểu. Theo người dân kể lại vùng Sa Nam xưa ở núi Đại Huệ có  thứ vải rừng ngon nổi tiếng, chính là thứ vải đưa sang Trung Quốc cống nộp.
Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng viết một bài hoàn chỉnh hơn về những điểm mới của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan được nêu ra trong cuộc hội thảo thân thế và sự nghiệp vua Mai năm 2011 ở Nghệ An mà tôi đã có vinh dự tham gia với tư cách khách mời.
Chữ ký của dienbich





Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử I_icon_minitimeSun Oct 13, 2013 2:08 pm

dienbich
Đam mê lớn nhất là sưu tầm sách lịch sử

Thành viên mới gia nhập

dienbich

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Trần Công Điền Bích
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 01/10/2013
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2
Đến từ Đến từ : Nam Đông - Thừa Thiên Huế
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đam mê lớn nhất là sưu tầm sách lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

 
Do chưa có thời gian để viết bài về Mai Thúc Loan như đã hứa, do thời gian này quá bận. Hôm nay mình xin bổ sung một tí về các bà vợ của Đường Minh Hoàng. Ông có rất nhiều bà vợ:
Vương Hoàng Hậu (?-725): Hoàng Hậu đầu tiên của Đường Minh Hoàng, bị phế năm 724 và được phục vị sau khi qua đời.
Võ Huệ Phi (699-737): sau khi qua đời được truy phong Trinh Thuận Hoàng Hậu.
Dương Quý Tần (?-729): mẹ của Đường Túc Tông Lý Hanh, truy phong Nguyên Hiến Hoàng Hậu.
Đổng Quý Phi.
Dương Thục Phi.
Võ Hiền Phi.
Dương Quý Phi (719-756): tên thật là Dương Ngọc Hoàn, hiệu "Thái Chân", một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc với sắc đẹp khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn (tu hoa).
Triệu Lệ Phi (692-726): mẹ của Phế Thái Tử Lý Anh.
Lưu Hoa Phi.
Tiền Đức Phi.
Mai Phi (?-755): tên thật là Giang Thái Tần, nổi tiếng với điệu múa "Kinh hồng" và bài phú "Đông lâu".
Hoàng Phủ Đức Nghi (694-735).
Võ Hiền Nghi.
Quách Thuận Nghi.
Đổng Phương Nghi.
Liễu Tiệp Dư.
Cao Tiệp Dư.
Chung Mỹ Nhân.
Lư Mỹ Nhân.
Vương Mỹ Nhân.
Đỗ Mỹ Nhân.
Lưu Tài Nhân.
Diêm Tài Nhân.
Trần Tài Nhân.
Trịnh Tài Nhân.
Cao Tài Nhân.
Thường Tài Nhân.
Tào Dã Na Cơ.
- Trong các bà vợ này, ngoài Dương Ngọc Hoàng là được vua Đường Thái Tông sủng ái, thì còn có 2 bà khác được nhà vua sủng ái là Võ Huệ Phi (699-737), bà từng được vua có ý định phong làm hoàng hậu, nhưng do triều đình phản đối vì bà là cháu của Võ Tắc Thiên. Nên bà không được lập, bà thứ hai là Dương Quý Tần (?-729): mẹ của Đường Túc Tông Lý Hanh, truy phong Nguyên Hiến Hoàng Hậu. Trong các sách của Việt Nam khi nói đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, nói về cống vải có lẽ đã nhầm tên bà Dương Quý Tần thành Dương Quý Phi. Đây là ý kiến cá nhân, mong bạn nào có thêm tư liệu thì bổ sung và mong các nhà sử học xem xét lại khi nói đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Chữ ký của dienbich





Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của  các sách lịch sử I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và một sai lầm của các sách lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN – 938)-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất