CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách? I_icon_minitimeThu Dec 09, 2010 9:53 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách?

 
Chồng bà Trưng Trắc vốn tên Thi. Sách Thủy kinh chú viết "…châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ tử danh trưng trắc vi thê" (nghĩa là: ...Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Câu Hán văn ko phân biệt tên riêng nên ko viết hoa và ko có dấu câu. Từ "sách" trong câu trên vốn có nghĩa là "hỏi (cưới)". Do nhầm lẫn, người đời sau đã ghép từ "sách" đó với từ Thi thành tên Thi Sách. Tại sao lại có sự nhầm lẫn đó?

1. Vào thế kỷ thứ 6, một người Trung Hoa tên là Lịch Đạo Nguyên đã du lịch sang đất Việt, đến thăm vùng Mê Linh. Khi trở về Trung Hoa, ông viết sách Thuỷ kinh chú, trong đó ông có đề cập đến chuyện Hai Bà Trưng và viết như sau: "...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê" (nghĩa là: ...Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ).

2. Dựa vào tài liệu Thuỷ kinh chú, trong khi chú thích phần chính văn viết về Hai Bà Trưng của Hậu Hán thư, Thái tử Lý Hiền đời nhà Đường, vào thế kỷ thứ 8, đã chú thích rằng: Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng. Cần lưu ý là sách chữ Nho ngày xưa viết không có chấm câu, nên người đọc có thể không biết câu văn dừng lại ở chỗ nào, và rất dễ lẫn lộn câu này qua câu khác. Trong chú thích cuả mình, thay vì viết tên "Thi" như Thuỷ kinh chú, Thái tử Hiền đã viết thành "Thi Sách".

3. Cách viết của Thái tử Hiền về tên chồng bà Trưng dẫn đến cách viết của các tác giả Việt, từ Việt điện u linh tập, đến Việt sử lược, qua Lĩnh Nam chích quái, rồi đến các bộ chính sử Toàn thư và Cương mục, nghĩa là các sách này đều cho rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sự nhầm lẫn này không phải do các tác giả Việt tự ý viết ra, mà do ảnh hưởng của lời chú thích Hậu Hán thư của Thái tử Hiền bên Trung Hoa.

4. Người phát hiện ra sự nhầm lẫn về tên chồng bà Trưng trong chú thích của Thái tử Hiền là học giả Huệ Đống, vào thế kỷ thứ 18, dưới đời nhà Thanh.

Khi so sánh chú thích của Thái tử Hiền trong Hậu Hán thư và câu văn nguyên thuỷ của Thuỷ kinh chú, Huệ Đống viết như sau: "Xét Triệu Nhất Thanh nói "sách thê" còn có nghĩa là "cưới vợ"; cách sử học Phạm chép "Gả làm vợ người Châu Diên là Thi Sách" là sai. Xem Thuỷ kinh chú thấy nói "tương Thi", rồi nói "Trắc Thi", chỉ rõ ràng tên ông đó là Thi".

Trong Thuỷ kinh chú, Lịch Đạo Nguyên viết: "...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê" (nghĩa là: Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Trong câu này, nếu Thi Sách là họ và tên thì vế thứ nhì của câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa.

Đọc tiếp đoạn Thuỷ kinh chú về Hai Bà Trưng, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rõ tên của chồng bà Trưng. "... Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê..." (...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy thì chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ.

5. Lịch Đạo Nguyên đã đến Mê Linh vào thế kỷ thứ 6 và phát hiện tên chồng bà Trưng tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng, tức là ông Thi.

6. Theo TK Chú thì Thi (Sách) ko bị Tô Định giết, vậy có nên tin rằng tên ông là Thi ko?
Chữ ký của Thanhsamkhach





Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách? I_icon_minitimeThu Dec 09, 2010 10:01 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách?

 
Một ý kiến khác về tên họ của chồng bà Trưng Trắc (theo phả hệ họ Đặng)

Từ đầu Công nguyên vào năm Giáp ngọ ( 34 ) Nhà đại Hán cử Tô Định sang làm Thái Thú ở Quận Giao Chỉ nước Việt. Tô Định đưa ra các chính sách cai trị vô cùng hà khắc, vô cớ giết chết những người dân vô tội, coi mạnh sống của dân lành không bằng giống ngựa trâu. Thời đó có Đặng Thi Sách làm quan ở quận Giao Chỉ, Ông là con trai Đặng Công, lạc tướng quận Châu Diên và bà Vũ thị Ngọc Diệu. Phu nhân của Đặng Thi Sách là Trưng Trắc con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh. Vì có lòng yêu nước thương dân nên Đặng Thi Sách đã viết Từ Lệnh cảnh cáo quan Thái Thú Tô Định, đòi hắn không được coi thường mạng sống của dân lành, đồng thời ông kêu gọi nhân dân kiên quyết chống lại chính sách cai trị hà khắc của bọn quan quân nhà Hán dưới trướng Tô Định . Tên Thái Thú Tô Định vốn bản chất hung bạo tàn ác, được tin Đặng Thi Sách chống lại ,hắn đã kéo quân đến Chu Diên giết hại Ông.

Căm thù Tô Định giết hại dân lành, bày đặt những chính sách cai trị giã man, lại giết cả chồng mình, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đứng lên phất cờ khởi nghĩa, giết chết Tô Định, đó là mùa thu năm Canh Tý ( năm 40 ). Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ huyện Mê Linh rồi nhanh chóng lan ra các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố…. Khí thế khởi nghĩa Hai Bà Trưng bừng bừng như long trời lở đất, chứng tỏ lòng căm thù giặc ngoại xâm đã dồn nén lâu ngày nay được dịp đứng lên đấu tranh đòi quyền được sống giả phóng cho mình, cho đất nước Việt. Nhiều người con ưu tú của đất Việt đã hội tụ về đây cùng Hai Bà Trưng đánh giặc. Trong số đó phải kể đến Con Trai hầu tướng Đặng Long và bà Phạm Thị Phương là : Đặng Cả , Đặng Hai và Đặng Ba đã hăng hái kéo năm nghìn sĩ tốt và hơn bốn mươi người thân trong tộc họ về Mê Linh yết kiến Hai Bà Trưng và chung lòng đánh giặc.
Vì nợ nước, thù nhà, được muôn dân trăm họ đồng lòng, khởi nghĩa đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, mở đầu việc giành lại độc lập cho nước Việt.

Cơ đồ của Hai Bà Trưng chưa xây dựng được bao lâu thì nhà Hán đã sai Mã Viện, một viên tướng giỏi, tàn bạo kéo sang xâm chiếm nước ta. Thế của giặc mạnh cộng với quyết tâm xâm lược, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã thất bại. Ba tướng quân nhà họ Đặng đã cùng Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết trên sông Hát Môn để lại tiếng thơm muôn đời về đức hy sinh và ý chí căm thù giặc của người dân nước Việt, cũng như khởi đầu cho truyền thống “ Tiết Liệt Cương Trung, Trung Thần Hiếu Tử “ của nhà họ Đặng mà đời sau này cha con Đặng Tất , Đặng Dung nối tiếp.
Chữ ký của Thanhsamkhach





Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách? I_icon_minitimeThu Dec 09, 2010 10:11 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách?

 
Hậu Hán thư nói về khởi nghĩa Hai Bà

Hậu Hán thư do Thái thú Phạm Việp viết vào thế kỷ V (trước Thủy kinh chú). Trong tài liệu này không hề đề cập đến tên của chồng bà Trưng Trắc

Lâu nay trong tất cả tài liệu sách báo chúng ta đều nói rằng chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai của quan Lạc tướng huyện Châu Diên. Thi Sách bị Thái thú Giao Chỉ là Tô Định giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Định chạy về Tàu để trả thù cho chồng, rửa hờn cho nước. Sự việc xảy ra vào năm 40 Công nguyên.

Một tài liệu lịch sử được viết một cách rất nghiêm túc lại cho rằng thực tế chồng Trưng Trắc tên là Thi chứ không phải là Thi Sách. Đó là quyển Phương pháp sử học của Nguyễn Phương do Viện đại học Huế xuất bản năm 1964.

Trong tài liệu đó tác giả Nguyễn Phương đã đưa ra những chứng ký hết sức thú vị và rất chặt chẽ để biện dẫn cho ý kiến của mình và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm này.

Theo tác giả Nguyễn Phương thì tài liệu sử đầu tiên nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là quyển Hậu Hán thư do Thái thú Phạm Việp viết vào thế kỷ V. Trong tài liệu này không hề đề cập đến tên của chồng bà Trưng Trắc. Sách chỉ viết "Hữu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập nữ đệ nhị Trưng Nhị phản công dịch kỳ quận".
Tạm dịch :"Giao Chỉ có nữ tử Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản đóng chiếm (ở) quận ấy".

Tiếp theo Hậu Hán thư, vào thế kỷ thứ VI, Lệ Đào Nguyên là người đầu tiên đề cập đến tên chồng bà Trưng Trắc trong tác phẩm Thuỷ kinh chú. Lệ Đào Nguyên viết "châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ tử danh trưng trắc vi thê trắc vi nhân hữu đảm dũng tương thi khỉ tặc mã viện tương binh phạt trắc thi tẩu nhập kim khê" (Đoạn này trích nguyên Thuỷ Kinh chú không viết hoa và chấm phẩy ngắt câu theo tinh thần chữ Hán cổ).

Đến thế kỷ thứ 8, Thái tử Hiền đã chú thích cho bộ Hậu Hán thư và đã dùng đoạn trên trong Thuỷ kinh chú để nói rõ hơn về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Sau các chữ "Trưng nhị phản...." của Hậu Hán thư như vừa trích ở trên, Thái tử Hiền viết thêm lời chú: "Trưng Trắc giả Mê Linh huyện Lạc Sách thê, thậm hùng dũng". Tạm dịch: "Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, (là) vợ của Thi Sách người Châu Diên, rất hùng mạnh".
Ở đây câu văn nguyên của Thuỷ kinh chú đã bị rút khỏi ngữ cảnh và vì thế khi đọc lên người đọc thấy ngay rằng ý của Thái Tử Hiền lấy Thi Sách làm một tên riêng.

Sai lầm bắt đầu từ đây.
Về sau các sử gia Việt Nam khi viết về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng đều dựa vào Hậu Hán thư để viết, vì vậy đều cho rằng: chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi Sách. (Có thể Lê Văn Hưu dựa theo Hậu Hán thư có lời chú của Thái tử Hiền sai, sau này Ngô Sĩ Liên dựa theo Lê Văn Hưu nên cũng sai nốt - nên nhớ Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký vào thế kỷ 13, còn Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt sử ký toàn thư vào thế kỷ 15. Còn các sử gia sau này cứ tiếp tục theo Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên mà viết, nên cứ đinh ninh rằng chồng bà Trưng Trắc tên là Thi Sách cho mãi đến bây giờ).
Để hiểu rõ lý giải của Nguyễn Phương xin mời đọc lại ý kiến của ông trong tác phẩm đã dẫn ở trên trang 96, 97.

"Các nhà học giả Việt Nam như Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên cũng như nhiều người khác chắc ít khi đọc đến những bộ sách dài dằng dặc và ít hứng thú như bộ Thuỷ Kinh chú, trái lại họ chỉ đọc có Hậu Hán thư và cứ đinh ninh rằng Thi Sách là tên chồng bà Trưng Trắc. Nhưng giả sử học có biết đến đoạn văn chính thức của Thuỷ Kinh chú như vừa trích ở trên thì nhất thiết họ phải nhận thấy tên ông đó chỉ là Thi mà thôi chứ không thể nào là Thi Sách được. Quả thế nếu chấm phẩy cho đúng thì câu văn của Lệ Đào Nguyên phải viết ra Hán Việt như thế này: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trức vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khỉ tặc. Mã Viện tương binh phạt. Trắc Thi tẩu nhập Kim Khê" nghĩa là "Con trai của vị Lạc tướng Châu Diên tên là Thi, lấy con gái vị Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ. Trắc là người có đảm dũng đem Thi nổi dậy làm giặc. Mã Viện đem quân sang đánh. Trắc và Thi chạy vào Kim Khê".

Chúng ta thấy rằng tác giả Thuỷ Kinh chú khi gọi bà Trưng Trắc (cả 2 chữ) khi thì gọi bằng Trắc (1 chữ) và khi gọi bằng một chữ như vậy ông gọi với chữ sau (Trưng). Vậy giả sử tên chồng bà Trưng là Thi Sách thì khi gọi tắt bằng một chữ ông phải dùng chữ Sách chứ không phải chữ Thi, ấy thế mà hai lần sau ông vẫn cứ dùng chữ Thi chứ không lặp lại chữ Sách. Đằng khác chiếu theo nghĩa của câu văn thì phải hiểu rằng tên của chồng bà Trưng là Thi mà thôi mới đúng bơỉ vì "Sách vi thể" có nghĩa là lấy làm vợ" (Sđd, trang 96-97).

Nguyễn Phương cũng cho rằng không phải ông là người đầu tiên phát hiện ra sự sai lầm này. Người đầu tiên đề cập đến cái sai của Thái tử Hiền chính là Huệ Đồng, một cụ đồ nho người Tàu. Huệ Đồng đã đề cập đến cái sai lầm này khi bổ chú cho Hậu Hán thư. Lời bổ chú này được đăng trong phần phụ lục của chuyện Mã Viện, với nội dung như sau :"Cứu Triệu Nhất Thanh viết: Sách thê do ngôn thú thế. Pham sử tác "Gải vi châu diên nhân thi sách thê" mậu hỉ; án thủy kinh chú ngôn tương Thi" ngôn Trắc. Thi minh chỉ danh Thi (nghĩa là Xét Triệu Nhất Thanh nói rằng Sách thê còn có nghĩa là cưới vợ, quyển sử của Phạm chép "gả làm vợ người Châu diên tên là Thi Sách" là lầm vậy, xem Thuỷ Kinh chú thấy nói tương thi rồi nói Trắc và Thi chỉ rõ rằng tên ông đó là Thi). (Sđd, tr97).

Lê Thi

http://www.dactrung.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=6268
Chữ ký của Thanhsamkhach





Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách? I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách?

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Chồng bà Trưng Trắc tên Thi hay Thi Sách?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất