CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeSun Oct 17, 2010 5:45 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) 36 Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) 6 Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) 40Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

Biên niên các sự kiện:

- 1771: Anh em Tây Sơn nổi dậy

- 1776: Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương

- 1777: Nguyễn Huệ tiêu diệt chúa Nguyễn tại Gia Định

- 1778: Nguyễn Nhạc xưng đế, đặt tên hiệu là Thái Đức

- 1780: Nguyễn ánh xưng vương tại Gia Định

- 1782: Nguyễn ánh bị quân Tây Sơn đuổi, chạy ra Phú Quốc.

- 1783: Nguyễn ánh lánh nạn tại Côn Sơn.

- 1785: Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút. Nguyễn ánh chạy sang Xiêm.

- 1786: Nguyễn Huệ lật đổ chúa Trịnh

- 1787: Nguyễn ánh trở về lại Long Xuyên

- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế

- 1789: Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh Nguyễn ánh lấy thành Gia Định

- 1792: Vua Quang Trung mất - 1793: Nguyễn Nhạc mất

- 1799: Nguyễn ánh chiếm thành Qui Nhơn

- 1801: Nguyễn ánh lấy được Phú Xuân

I. Tình hình Đại Việt trong ba thập niên cuối thế kỷ XVIII

1. Bối cảnh xã hội Đàng Trong

Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 18, chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong bắt đầu buổi thoái trào. Bên trong nội bộ chính quyền lủng củng còn ngoài xã hội thì giặc giã, thất mùa và đói kém.

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, quyền thần Trương Phúc Loan bắt đầu lộ diện. Trương Phúc Loan vốn có chị ruột là Nguyên phi của chúa Nguyễn Phúc Chú. Bà này là mẹ của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Khi Nguyễn Phúc Khoát lên làm chúa, Trương Phúc Loan được phong đến Ngoại tả Đạt Quận công. Khi chúa Nguyễn Phúc Khoát chết, theo di chiếu, đáng lẽ người con thứ hai là Nguyễn Phúc Luân lên nối ngôi (Thế tử đã chết, con của Thế tử còn nhỏ) nhưng Phúc Loan phế Phúc Luân đi và bắt giam rồi giết người thầy học của Nguyễn Phúc Luân và Cai cơ Trương Văn Hạnh. Uy hiếp được những người ủng hộ Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi lên ngôi chúa. Vì Nguyễn Phúc Thuần còn nhỏ nên mọi việc trong ngoài đều do Trương Phúc Loan quyết định. Loan lên làm Quốc phó, cầm đầu bộ Hộ và kiêm một chức vụ béo bở thời đó là Cai Tàu vụ, chuyên trách việc thu và đánh thuế các tàu buôn. Hai người con trai của Loan lấy hai Công nữ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, đều giữ chức Chưởng binh, Cai cơ. Thế lực của gia đình Loan bao trùm lên ngôi chúa. Bổng lộc của Loan rất lớn. Do vị trí cầm đầu bộ Hộ và Tàu vụ, mỗi năm Loan thu vào không dưới 3,4 văn quan. Loan lại cho chân tay giữ những cửa sông, cửa biển trọng yếu để thu thuế sản vật ở các nguồn Đồng Hương, Trà Vân, Trà Sơn mỗi năm đến 4,5 vạn quan. Thêm vào đó, Loan còn bán quan, buôn ngục. Loan giàu có lớn lại tham lam, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, nhiều hình phạt ác động nên dân chúng gọi Loan là Trương Tấn Cối.

Bên cạnh nạn tham nhũng, người dân Đàng Trong còn phải chịu cảnh thiên tai như động đất, núi lở, nước đỏ. Nạn đói xảy ra, to nhất là nạn đói vào năm 1774 ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn ghi lại trong Phủ biên tạp lục như sau: "Bấy giờ Thuận Hóa mấy năm mất mùa đói kém, lại phải đánh trận bắt lính không thôi, quân dân lìa lòng, sùng sục mong làm loạn".

Tình hình như thế đã làm nổ ra nội loạn như cuộc nổi dậy của dân tộc Đá Vách ở Quảng Ngãi vào năm 1770 hoặc của Chàng Lía ở Bình Định. Cuộc nổi dậy này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong dân gian qua câu ca dao:

"Chiều chiều én liệng Truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành"

2. Buổi ban đầu của phong trào Tây Sơn

Năm 1771, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi lên lập đồn ải ở đất Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Anh em Tây Sơn truyền hịch đi khắp nơi tuyên cáo mục đích của cuộc nổi dậy là đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và phù lập Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, con của Thế tử đã mất. Vì thế có câu ngạn ngữ:

"Binh Triều, binh Quốc phó,
Binh ó, binh Hoàng tôn".

(Binh ó là ám chỉ quân Tây Sơn vì quân Tây Sơn khi lâm trận thì la ó lên lấy khí thế, còn Hoàng tôi là Nguyễn Phúc Dương, Đông cung của Chúa Nguyễn Phúc Thuần).

Thanh thế của anh em Tây Sơn ngày càng lớn, họ được sự hưởng ứng không những của người nghèo mà còn của các người giàu có, các thổ hào nữa. Đến năm 1773 quân Tây Sơn tiến lấy thành Qui Nhơn. Sau đó, quân Tây Sơn chiếm thêm Quảng Ngãi rồi lấy luôn hai phủ Diên Khánh và Bình Khang.

Chúa Trịnh lợi dụng tình hình rối ren của Đàng Trong, phái vị đại tướng lão luyện của mình là Hoàng Ngũ Phúc dẫn quân vượt sông Gianh, tiến vào Nam, lấy danh nghĩa là giúp chúa Nguyễn trừ Trương Phúc Loan. Chúa Nguyễn thấy thế quân của Hoàng Ngũ Phúc quá mạnh nên đành bắt Trương Phúc Loan đem nộp cho quân Thịnh. Có được Trương Phúc Loan rồi, nhưng Hoàng Ngũ Phúc vẫn cho quân tiến đánh Phú Xuân. Trước tình thế nguy cấp, chúa Nguyễn phải bỏ Thuận Hóa chạy vào Quảng Nam. Tại đây, chúa lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung. Nhưng chúa Nguyễn không trụ được lâu tại đấy, mà phải chạy tiếp vào Gia Định, Đông cung Dương ở lại trấn giữ Quảng Nam. Chẳng bao lâu, Đông cung Dương bị Nguyễn Nhạc bắt.

Nguyễn Nhạc cho người đem lễ vật đến thần phục Hoàng Ngũ Phúc, xin coi giữ ba phủ Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc bèn liên kết với Nguyễn Nhạc, dâng biểu lên chúa Trịnh, xin phong cho Nguyễn Nhạc làm Tiên phong Tướng quân, Tây Sơn hiệu trưởng. Xong việc, Hoàng Ngũ Phúc kéo quân trở ra Bắc, đi nửa chừng thì chết. Từ đấy về sau, họ Trịnh không còn can thiệp vào chính sự Đàng Trong nữa vì chính bản thân nội bộ họ Trịnh cũng không vững chắc gì.

3. Nguyễn Nhạc xưng vương rồi xưng đế

Sau khi Hoàng Ngũ Phúc kéo quân đi rồi, Nguyễn Nhạc lo xây dựng lực lượng. Ông cho đắp thành Đồ Bàn cao hơn và chắc chắcn hơn. Bên trong thành Đồ Bàn, Nguyễn Nhạc cho xây lên những tòa cung điện bằng đá ong. Ngoài ra ông còn cho tích trữ lương thực, luyện tập binh lính, điểm duyệt tướng sĩ, thu dùng đủ hạng người từ những người phiêu bạt cho đến các hào kiệt bất đắc chí. Nhờ thế Nguyễn Nhạc được rất nhiều người phò theo.

Qua năm 1776 Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương, lấy Đồ Bàn làm Kinh Đô và đúc ấn vàng. Nguyễn Huệ được phong làm Phụ chính, Nguyễn Lữ làm Thiếu phó. Nguyễn Nhạc còn sai người thông hiếu cùng Chúa Trịnh, được chúa Trịnh phong cho Quảng Nam Trấn thủ, Tuyên úy Đại sứ, Cung quốc công.

Thực lực của Tây Sơn ngày càng lớn, Nguyễn Nhạc tính đến việc chiếm đánh đất Gia Định, truy đuổi chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ được lệnh dẫn hai đạo quân thủy bộ vào đánh lấy Gia Định. Họ đuổi được chúa Nguyễn và Đông cung Dương (đã trốn được vào Gia Định từ trước) đến Long Xuyên thì bắt được và giết chết cả hai tại đó. Chỉ có Nguyễn ánh, con của Nguyễn Phúc Luân là chạy thoát.

Dẹp được chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Nhạc lên ngôi vua. đặt niên hiệu là Thái Đức, đổi tên Kinh đô Đồ Bàn thành Hoàng đế thành, phong Nguyễn Huệ là Long Nhượng Tướng quân (1778).

Nguyễn Huệ là người có thiên tài về quân sự, binh cơ của ông thần tốc, hiệu lệnh rất nghiêm minh. Ông tung hoành từ Nam ra Bắc, phá vỡ hai thế lực cát cứ là họ Nguyễn và họ Trịnh, tạo tiền đề cho sự thống nhất của đất nước về sau.

4. Tây Sơn đuổi họ Nguyễn

Nói về Nguyễn ánh, lúc ấy mới 17 tuổi, lẩn lút trốn trong vùng đồng bằng sông Cửu long đồng thời chiêu tập lại triều thần cũ, củng cố lực lượng. Sau khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ rút trở về Qui Nhơn, Nguyễn ánh với sự hỗ trợ của Đỗ Thành Nhân, đem quân đi đánh đuổi được lực lượng Tây Sơn đang đóng giữ tại đấy rồi lên làm Đại nguyên soái, Nhiếp quốc chính, lập nên bộ máy quan lại, cai quản đất Gia Định. Qua đến năm 1780, Nguyễn ánh xưng vương, phong cho Đỗ Thành Nhân làm chức Ngoại hữu Phụ chính, Thượng tướng công và thăng thưởng cho các binh sĩ.

Nguyễn ánh lại đặt được quan hệ tốt đẹp với nước Xiêm. Nguyên do là Nguyễn Văn Thoại, Đại tướng của Nguyễn ánh có giao kết bằng hữu, thề cứu nhau trong cơn hoạn nạn với Chất Tri, một tướng Xiêm sau này Chất Tri lên ngôi vua, lập ra triều đại Chakkri. Vì thế Nguyễnánh có một chỗ sự vững chắc cho những buổi lưu vong.

Nhưng Nguyễn ánh không ở yên được tại đất Gia Định qua ba năm qua, năm 1782 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem hơn 100 chiến thuyền vào cừa Cần Giờ tiến đánh quân Nguyễn ánh, uy hiếp Gia Định. Nguyễn ánh phải bỏ thành Sài Gòn chạy về Ba Giồng rồi ra Phú Quốc.

Anh em Tây Sơn đuổi được Nguyễn ánh rồi, không ở lại giữ Gia Định mà chỉ để lại một hàng tướng trông coi rồi kéo về Trung. Phe Nguyễn ánh lại nổi lên với sự hỗ trợ của mãnh tướng Châu Văn Tiếp, chiếm lại được thành Gia Định và đón Nguyễn ánh về.

Nguyễn ánh chưa kịp chỉnh đốn lực lượng thì năm sau (1783) Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ kéo quân vào quyết tâm tiêu diệt cho bằng được Nguyễn ánh. Không chống cư nổi, Nguyễn ánh lại một lần nữa chạy ra phú Quốc. Tại đây, bị truy nã tiếp, Nguyễn ánh lại chạy đến Côn Đảo. Quân Tây Sơn đến vây nhưng bị lão đắm thuyền, nhờ thế Nguyễn ánh thoát khỏi trùng vây, lại chạy về Phú Quốc.

Tuy thoát được cảnh truy đuổi nhưng Nguyễn ánh không còn bao nhiêu lực lượng. Chính trong thời điểm này, Nguyễn ánh móc nối với Giám mục Bá Đa Lộc thuộc Hội Truyền Giáo Paris, giao cho ông này toàn quyền thay mình đi cầu cứu với chính phủ Pháp. Nguyễn ánh còn cho người con trưởng của mình mới 4 tuổi là Hoàng tử Cảnh theo Bá Đa Lộc để làm tin. Bá Đa Lộc hăng hái nhận lời.

Đồng thời với kế hoạch cầu cứu nước Pháp, Nguyễn ánh thân hành sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 20.000 quân cùng 300 chiến thuyền theo Nguyễn ánh về đánh lấy Rạch Giá, Ba Trắc, Trà Ôn...

Tướng Tây Sơn đang giữ thành Gia Định vội phi báo về Qui Nhơn. Nguyễn Huệ một lần nữa được lệnh vào đánh Nguyễn ánh. Nguyễn huệ cả phá xuân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút (1785). Quân Xiêm chỉ còn vài nghìn người theo đường núi chạy về nước. Từ đấy, quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như "sợ cọp". Còn Nguyễn ánh lại chạy theo đường biển qua Xiêm lánh nạn và được vua Xiêm trọng đãi và cho trú ngụ tại Ngoại ô của Vọng Các (Bangkok).

5. Tây Sơn dứt họ Trịnh

Bấy giờ ở Đàng ngoài, việc chính sự vô cùng rối ren. Chúa Trịnh là Trịnh Sâm bỏ trường lập thứ làm cho quan lại chia ra hai phe. Một bên ủng hộ Trịnh Khải, người con trưởng. Bên kia ủng hộ Trịnh Cán, người con thứ mới ba tuổi, con của vợ yêu của chúa là Đặng Thị Huệ. Năm 1782 Trịnh Sâm bệnh chết, truyền ngôi chúa lại cho Trịnh Cán, có quan đại thần Hoàng Đình Bảo làm phụ chính. Đám quân Tam phủ bất mãn, tự động nổi lên tôn phù Trịnh Khải, giết Hoàng Đình Bảo và phế Trịnh Cán đi.

Từ khi đưa được Trịnh Khải lên ngôi chúa, quân Tam phủ mỗi ngày một kiêu căng, kéo nhau đi cướp phá các làng. Các quan có ai không vừa lòng chúng là chúng giết chết. Có một số quan muốn rước Trịnh Khải lên Sơn Tây rồi tiễu trừ quân ấy đi. Nhưng chúng hay được, liền canh giữ các cửa đô và vây phủ chúa không cho Trịnh Khải xuất thành. Vì thế chúng được mệnh danh là Kiêu binh. Tình thế càng rối loạn hơn.

Trong tình hình ấy mưu sĩ Bắc Hà là Nguyễn Hữu Chỉnh lạo bỏ Đàng Ngoài vào thần phục Nguyễn Nhạc. Nguyễn Hữu Chỉnh người Nghệ An, đổ Hương cống khi chỉ mới 16 tuổi nên được gọi là Cống Chỉnh. Nguyên Chỉnh vốn là người phe Hoàng Bảo bị giết, Chỉnh bèn theo Tây Sơn, rất được Nguyễn Nhạc tin dùng. Chỉnh hết lòng bày mưu chỉ kế. Một trong những mưu kế của Chỉnh được Nhạc chấp nhận là việc tiến chiếm Thuận Hóa, nới rộng lãnh thổ cho Tây Sơn.

Đất Thuấn Hòa từ khi Hoàng Ngũ Phúc mất nằm dưới quyền cai trị của Phạm Ngô Cầu. Phạm Ngô Cầu là người tham làm mà lại không phòng bị, nên Thuận Hóa thành miếng mồi ngon cho Tây Sơn. Nguyễn Nhạc nghe lời khuyên của Chỉnh, ra lệnh cho Nguyễn Huệ kéo quân ra đánh Thuận Hóa. Nguyễn Huệ làm tiết chế, Chỉnh làm Hữu quân Đô đốc, còn Tả quân Đô đốc là do Vũ Văn Nhậm, rể của Nguyễn Nhạc đảm nhiệm. Quân Tây Sơn chiếm lấy Thuận Hóa một cách dễ dàng. Nguyễn Huệ bắt được Phạm Ngô Cầu cho người giải về Qui Nhơn chém đi (1786).

Lấy xong Thuận Hóa, Nguyễn Hữu Chỉnh lại khuyên Nguyễn Huệ đánh ra luôn Bắc Hà dứt họ Trịnh. Nguyễn Huệ nghe lời, cho Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy binh đi trước còn mình đem bộ binh đi sau. Quân Tây Sơn dễ dàng hạ được Nghệ An rồi lấy danh nghĩa là phù Lê diệt Trịnh kéo tuốt ra Thăng Long. Trịnh Khải lên voi thúc quân ra chặn, nhưng địch không lại phải chạy lên Sơn Tây thì bị bắt. Trên đường bị giải về, Trịnh Khải lấy gươm cắt cổ tự tử. Nguyễn huệ cho lấy vương lễ tống táng Trịnh Khải.

Nguyễn Huệ vào Thăng long yết kiến vua Lê. Vua Lê lúc bấy giờ là Hiển Tông, đã già và đau yếu. Vua phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên soái Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân cho Huệ. Chỉ vài hôm sau là vua mất, Hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Chiêu Thống.

Nghe tin Nguyễn Huệ lấy thành Thăng long, Nguyễn Nhạc không bằng lòng, tức tốc kéo quân ra Bắc Hà. Sau lễ tượng kiến cùng vua Chiêu Thống, anh em Tây Sơn lại bất thần kéo quân về Nam, không báo cho Nguyễn Hữu Chỉnh theo. Nguyễn Hữu Chỉnh hoảng hốt lên thuyền con chạy theo đến Nghệ An thì bất gặp được. Nguyễn Nhạc cho Chỉnh giữ đất Nghệ An.

Dù chúa Trịnh đã chết nhưng phe phái nhà Trịnh vẫn còn. Sau khi quân Tây Sơn kéo đi, họ Trịnh lại nổi lên, vua Lê phải lập lại phủ chúa nhưng ngầm cho người vào Nghệ An nhờ Chỉnh ra trừ họ Trịnh. Chỉnh đem hơn một vạn quân ra giúp vua Lê đuổi được họ Trịnh. Chỉnh ở lại luôn Thăng Long và từ đó nắm mọi quyền hành.

Về phía anh em Tây Sơn, sau khi kéo quân từ Bắc Hà về, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy nhơn, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, đóng ở Gia Định, phong cho Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương, đóng ở Thuận Hóa. Nhưng không được bao lâu, nội bộ anh em Tây Sơn mất đoàn kết. Nguyễn Huệ đem quân vây thành Qui Nhơn, tấn công Nguyễn Nhạc. Trước cảnh huynh đệ tương tàn, các quan cận thần khuyên bảo Nguyễn huệ nên giảng hòa cùng anh, Nguyễn Huệ nghe theo, không tấn công nữa, nhưng cũng không còn phục tùng như xưa.

Giảng hòa xong, Nguyễn Huệ trở lại Thuận Hóa, biết tin Nguyễn Hữu Cảnh đang lừng lẫy ở Bắc Hà và đang muốn đòi lại đất Nghệ An, Nguyễn huệ bèn sai Vũ Văn Nhậm ra bắt Chỉnh.

Năm 1787, Nhậm đem quân ra Bắc giết Chỉnh đi, vua lê Chiêu Thống hoảng sợ chạy trốn. Vũ Văn nhậm bèn đưa một hoàng thân lên làm Giám quốc nhưng thực chất Nhậm lại giữ hết quyền hành, lấn áp cả vị Giám quốc. Nguyễn Huệ được thông báo vội kéo quân k?ngày đêm đi gấp ra Thăng Long, nửa đêm thì đến dinh Nhậm, ập vào cho quân giết Nhậm tức thì.

Trừ xong Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Huệ sắp đặt lại quan quân, duy trì Giám đốc, cho Ngô Thời Nhiệmlà Lại bộ Tả thị lang và để thuộc tướng tin cẩn là Ngô Văn Sở ơ lại giữ Bắc Hà rồi trở lại Phú Xuân.

6. Quang Trung Hoang Đế đại thắng quân Thanh.

Vua Thanh Càn Long lấy cớ giúp vua Chiêu Thống, cử Tổng đốc miền Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị chuẩn bị hai hai vạn quân mã của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quí Châu và Vân Nam sẵn sàng kéo sang Đại Việt.

Tôn sĩ Nghị chủ trương: "Nay họ sang cầu cứu, bản triều theo nghĩa phải cứu giúp. Vả chăng An Nam vốn là đất cũ của Trung Quốc. Nếu sau khi khôi phục họ Lê rồi, nhân đó lại có quân đóng giữ như thế là bảo tồn nhà Lê, đồng thời lại chiếm được An Nam, một công mà được cả hai việc ấy".

Ngày 25.11.1788, quân Tôn Sĩ Nghị vượt biên giới, có gặp vài sự kháng cự lẻ tẻ của quân Tây Sơn nhưng đều vượt qua và vào ngày 10.12 thì đến được bờ Bắc sông Thương. Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm chủ trương rút quân về Nam để bảo toàn lực lượng và đợi đại quân của Nguyễn Huệ. Vì thế một mặt họ phái người về Phú Xuân cấp báo, một mặt cho quân rút vầ Tam Điệp.

Ngày 17.12 quân Tahhn tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị cho đại quân đóng dọc hai bên sông Hồng. Quân của Sầm Nghi Đống đóng ở vùng Khương Thượng bảo vệ phía Tây Nam thành Thăng Long. Ngoài ra còn có hai đạo quân chốt giữ Sơn Tây và Hải Dương. Tôn Sĩ Nghị lại cho bắc cầu phao qua sông Hồng để tiện việc đi lại.

Vua Lê Chiêu Thống theo về với quân Thanh, được Tôn Sĩ nghị tuyên đọc tờ sắc của Càn long phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương.

Nguyễn Huệ được tin cấp báo, liền hội họp các quan lại. Ai nấy đều đồng thanh đưa ý kiến là Nguyễn Huệ nên lên ngôi cao cả để tập trung lòng người rồi hãy xuất quân. Nguyễn Huệ sai chọn ngày tốt, lập đàn Giao ở phía Nam núi Ngự Bình (Huế) và làm lễ đăng quang vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), xưng là Hoàng đến Quang Trung. Làm lễ xong ngài thân hành thống lĩnh lại quân ra Bắc. Chỉ mấy ngày sau là đại quân đã ra đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung Nguyễn Huệ cho nghỉ mười ngày để lấy thêm quân rồi kéo ra Tam Điệp hội cùng Ngô Văn Sở.

Quân số Tây Sơn lên đến được 100.000 người. Quang Trung cha quân ra làm năm lộ.

Lộ thứ nhất là đội quân chủ lực do Chính ngài trực tiếp chỉ huy, có Ngô Văn Sở, Phan Văn Lâm làm tiên phong, mục tiêu là phía Nam thành Thăng Long.
Lộ thứ hai là thủy binh do Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy, sẽ theo đường biển vào sông Lục Đầu với hướng mục tiêu là Hải Dương.
Lộ thứ ba do Đô đốc Lộc chỉ huy gồm bộ binh, k?binh, thủy binh cũng vượt biển như trên nhưng với mục tiêu là Yên Thế.
Lộ thứ tư là tượng binh, k?binh và pháo binh do Đô đốc Bảo chỉ huy với mục tiêu là qua Tây Nam Ngọc Hồi để tiến vào Nam Thăng Long.
Lộ thứ năm là bộ binh, tượng binh, k?binh do Đô đốc Long chỉ huy theo đường núi để đánh vào Thăng Long.
Tuy quân Tây Sơn rộn ràng tích cực chuẩn bị binh mã nhưng tin tức không ra đến Thăng Long vì Ngô Văn Sở cho quân dàntừ núi Tam Điệp ra đến biển, chận giữ kỹ càng các đường giao thông, bưng bít mọi tin tức. Quân Thanh vì thế ngày càng chểng mảnh, tiệc tùng liên tục. Riêng Tôn Sĩ Nghị lại có kế hoạch cho quân ăn Tết rồi đến mùng sáu mới xuất quân đánh Ngô Văn Sở.

Quang Trung Nguyễn Huệ hội ba quân ăn Tết Nguyên Đán trước, hẹn ngày mồng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long mở tiệc lớn ăn mừng. Mọi người đều hăng hái. Và thế là vào đêm 30 Tết tức là ngày 25.1.1789, lễ xuất quân diễn ra rộn ràng.

Lộ thứ nhất bí mật vượt sông đánh vào Gián Khẩu cách Thăng Long 80 km về phía Nam rồi lần lượt hạ các đồn tiền tiêu của địch, tiến áp sát vào thành Thăng Long mà Tôn Sĩ Nghị vẫn chưa hay. Nửa đêm 28.1.1789 quân của Nguyễn Huệ tiến đến uy hiếp vân đồn Hà Nội, đồn đầu tiên có quân chủ lực của nhà Thanh đóng. Quân Thanh đầu hàng một cách mau lẹ.

Qua hôm sau Nguyễn huệ cho vây thành Ngọc Hồi. Phó tướng quân Thanh là Hứa Thế Hanh vội vàng phi báo cho Tôn Sĩ Nghị việc Hà Hồi thất thủ và Ngọc Hồi bi vậy. Nhận được tin Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt kêu lên "Sao mà thần tốc đến thế?" đoạn vội vàng cho quân đi thám thính (mồng bốn Tết).

Trong khi ấy lộ quân thứ năm do Đô đốc Long chỉ huy đã đến làng Nhân Mục và vào rạng ngày mồng năm Tết khi còn đang đêm tối đen, quân Tây Sơn vây và công phá dữ dội đồn Khương Thượng. Voi chiến cùng bộ binh phá vỡ đồn, tướng Thanh là Sầm Nghi Đống tự tử ngay trên đồi Loa Sơn (nay là gò Đống Đa), mấy vạn quân Thanh bị tiêu diệt, thây nằm ngổn ngang. Đô đốc Long cho quân tiến về Thăng Long và đến canh tư thì uy hiếp đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị.

Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt cực độ, đang đêm không kịp mặc giáp, đóng yên ngựa, vội vàng vượt cầu phao chạy về hướng Bắc. Bấy giờ quân Thanh hỗn loạn, dẫm đạp lên nhau cố chạy thoát thân làm cầu phao đứt, rơi xuống sông chết không biết bao nhiêu mà kể.

Cũng mờ sáng mồng năm ấy Nguyễn Huệ công phá thành Ngọc Hồi, rồi phá vỡ liên tiếp các đồn kế tiếp. Phó tướng Hứa Thế Hanh và nhiều danh tướng khác tử trận. Đến chiều cùng ngày, Quang Trung cùng 80 thớt voi và đại binh kéo vào Thăng Long, áo chiến bào màu đỏ của vua đã nhuộm đen thuốc súng.

Quân Thanh rút chạy về phía Bắc, đi đến đâu gặp phục binh của đô đốc Lộc và đô đốc Tuyết đến đấy. Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả cờ, ấn, sắc, thư để chạy thoát thân. Vua Lê Chiêu Thống cũng chạy trốn sang Trung Quốc cùng Tôn Sĩ Nghị.

Bắt được ấn tín của Tôn Sĩ Nghị vất lại, trong đó có mật dụ của Càn Long bộc lộ âm mưu xâm chiếm Đại Việt, Nguyễn Huệ bèn bảo với Ngô Thời nhậm viết thư cho nhân dân cùng trả tất cả tù binh cho nhà Thanh. Sắp đặt đâu đó xong xuôi, Quang Trung giao Bắc Hà cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thời Nhiệm trông coi còn mình lại kéo quân trở về Phú Xuân.

Càn Long nhà Thanh được tin bại trận tức giận, sai quan nội các là Phúc Khang An thay Tôn Sĩ nghị làm Tổng giám đốc Lưỡng Quảng để chuẩn bị binh mã sang đánh Đại Việt. Phúc Khang an đã được vua Quang Trung sai người sang tặng vàng bạc rất hậu, nên cố khuyên Càn Long đừng tiến binh, đồng thời ca tụng tài bách chiến bách thắng của Quang Trung. Càn long nghe theo, phong cho Quang Trung làm An Nam quốc vương, nhưng buộc phải sang chầu và phải lập đền thờ Hứa Thế Hanh.

Quang Trung bèn chọn người cháu đi thay mình. Giả vương được Càn Long tiếp đón trọng gậu, cho làm lễ ôm gối, cho ăn yến như các thân vương khác.

Trong khi ấy, Lê Chiêu Thống cố chạy chọt để nhà Thanh phái quân đi đánh lại Tây Sơn, nhưng không được mà lại còn bị đưa về Quế Lâm. Phúc Khang An lừa cho Lê Chiêu Thống và đoàn tùy tùng gọt đầu, đổi cách ăn mặc theo người Thanh rồi tâu lên Càn long là Chiêu Thống đã yên tâm sống tại đất Trung Hoa rồi. Càn Long tin theo. Chiêu Thống không thể nào kêu ca được, chịu nhục mà sống lây lất vài năm rồi chết (1793).

II. Triều đại Quang Trung

1. Tình hình chung

Chiến thắng oanh liệt của Quang Trung Nguyễn Huệ cùng chính sách mềm dẻo của nhà vua đối với Triều Thanh tránh cho đất nước cảnh lệ thuộc và họa chiến tranh. Các cuộc nổi dậy của nông dân trước khi có phong trào Tây Sơn cũng tự triệt tiêu. Đất nước bước vào một triều đại mới.

Tuy thế, phong trào Tây Sơn lại gặp phải những thực tế khó khăn khác. Đó là sự không đoàn kết giữa Quang Trung và Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc và sự quật khởi của thế lực Nguyễn ánh.

Nguyễn Nhạc từ sau khi bất hòa với Nguyễn Huệ, tô thân phận với phần đất của mình nhưng lại phải luôn tay đối phó với thế lực của Nguyễn ánh đang trên đà phát triển.

Nói về Nguyễn ánh, sau một thờigian ở trên đất Xiêm, dò xét biết được nội bộ của anh em nhà Tây Sơn bất hòa và quân của Nguyễn Lữ ở Gia Định yếu kém, bèn rời Xiêm đưa gia quyến trở về đảo phú Quốc vào năm 1787, còn mình kéo quân về Long Xuyên, tiến đánh Gia Định. Đông Định Vương khiếp sợ bỏ chạy về Qui nhơn, để thành Gia Định cho tướng Phạm Văn Tham chống giữ. Không kình được với Nguyễn ánh, Phạm Văm Tham chống giữ. Không kình được với Nguyễn ánh, Phạm Văn Tham đầu hàng. Vào năm 1789, khi Quang Trung Nguyễn Huệ đang chỉ huy quân dân chống lại hiểm họa bị xâm lâng thì Nguyễn ánh tiến binh chiếm và làm chủ toàn bộ đất Gia Định (tức là Nam bộ).

2. Chính quyền Quang Trung

Vua Quang Trung lập bà Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu, tập con trưởng là Quang Toản làm Thái tử, con thứ là Quang Thùy làm Khanh công lĩnh Bắc thành, con thứ ba là Quang Bàn làm Tuyên công, lĩnh Thanh Hóa Đốc trấn. Ngài lại quyết định đóng đô ở Nghệ An là vùng đất nằm vào giữa của vùng mình cai trị. Phượng Hoàng Trung đô được tiến hành xây dựng dưới chân núi Kỳ Lân ở Nghệ An. Phượng Hoàng Trung đô được xây dựng bằng đá ong, có Long lâu ba tầng, điện Thái Hòa hai hành lang có phòng triều hạ.

Hành chính

Quang Trung thành lập một bộ máy quan lại gồm những người đã theo phong trào Tây Sơn từ trước cùng các danh sĩ Bắc hà, không phân biệt, kỳ thị gì. Riêng đối với danh sĩ Nguyễn Thiếp thì Quang Trung đặc biệt kính trọng. Nguyễn Thiếp được cử giữ một chức quan trọng tương đương với cấp bậc, Thượng thư bộ Học, cai quản Sùng Chính viện để dịch sách, chỉnh đốn việc học và thi cử trong nước.

Về hệ thống quan lại thì không có tư liệu hoàn chỉnh nhưng có thể biết một số chức thư Tam Thiếu, Đại chủng tể, Đại tư đồ, Đại tư khấu, Đại tư mã, Đại tư không, Trung thư sảng, Trung thư lệnh, Đại học sĩ, Hiệp biện đại học sĩ, Thị lang, Hàn lâm...

Bắc thành dưới thời Quang Trung gồm có 6 nội trấn và 6 ngoại trấn. Sáu nội trấn là Thanh Hóa, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, Hải Dương và Phụng Thiên. Sáu ngoại trấn là Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Yên Quảng. Còn Kẻ Chợ thì gồm có một phủ, hai huyện, mười tám phường.

Đứng đầu mỗi trấn là quan Trấn thủ và Hiệp trấn. Tại mỗi huyện có quan văn là Phân tri để lo việc hành chánh còn quan võ Phân xuất để lo việc binh lương. Dưới huyện có tổng, xã do tổng trưởng và xã trưởng đứng đầu.

Quân sự

Vua Quang Trung rất chú ý đến việc quân sự. Để tuyển quân, vua ra lệnh cứ ba đinh thì chọn một làm lính. Binh lính được chia thành đạo cơ, đội và có tất cả 5 loại binh chủng: bộ binh, thủy binh, k?binh, tượng binh và pháo binh. Voi trận có gắn cả đại bác trên lưng, còn thuyền thì có thể chở từ 500 đến 700 lính và khoảng trên dưới 50 khẩu đại bác hạng vừa.

Quang Trung cho lập sổ đinh điền, chia các đinh ra làm bốn hạng:

- Vị cập sách (tương đương với vị thành niên ngày nay: từ 2 đến 7 tuổi); - tráng hạng: từ 18 đến 55 tuổi; - lão hạng: từ 56 đến 60; - lão nhiêu: từ 61 trở lên.

Để tránh sự ẩn lậu, Nguyễn Huệ lại sai chiếu theo hộ tịch mà phát cho mỗi người một cái thẻ gọi là "tín bài", trên tín bài có in bốn chữ "Thiện hạ đại tín" ghi tên tuổi, quê quán và dấu ngón tay tả của người mang thẻ để làm tin. Ai cũng phải mang tín bài ấy, ai không có thì bị xem là dân lậu sẽ bị bắt sung quân. Hộ tịch làm xong, cứ ba suất đinh thì lấy một xuất lính.

3. Phát triển kinh tế.

Để khuyến khích nông nghiệp, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông. Những dân xiêu tán nếu đã ngụ cư từ ba đời trở lên thi cho ở, còn không, phải trở lại bản quán để nhận đất, nhận ruộng cày đấy. Những ruộng công hay tư bỏ hoang phải được phân chia cho những người xiêu tán trở về. Các xã phải khai rõ số ruộng thực khẩn và số ruộng hoang cùng với số đinh thực tại và số dân phiêu bạt mới về để triều đình có cơ sở mà đánh thuế. Xã nào có đất hoang thì chức vô địch đã ấy phải chịu đóng thuế cho số đất hoang ấy. Vì thế, các chứa dịch phải tìm cách khuyến dụ dân phiêu tán quay về khai khẩn đất hoang. Thuế ruộng thì tùy thuộc theo tính chất xấu tốt của ruộng mà đánh thuế. Ruộng công và ruộng tư đều chia ra ba hạng nhưng số lượng nộp thuế khác nhau. Ruộng công nộp mỗi mẫu từ 50 đến 150 bát thóc, ruộng thư nộp từ 20 đến 40 bát thóc.

Nhà vua khuyến khích việc buôn bán với nước ngoài, đề nghị nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa. Nhà vua còn đề nghị nhà Thanh cho mở một cửa hàng ở Nam Ninh và đã được nhà Thanh chấp nhận.

4. Phát triển văn hóa

Vua Quang Trung rất quan tâm đến việc giáo dục. Ngài cho lập nhà xã học tại các xã, lựa người có học đặt làm chức xã giảng dụ để dạy người trong xã. Các đền từ ở phủ huyện được dùng làm trường học. Khi thi hương, ai đậu ưu được vào quốc học, ai đậu thứ được vào phủ học. Loại sinh đồ mua bằng ba quan thời Lê mạt thì bị loại ra làm dân

Vua chú trọng đến việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Ngài chơ dựng Sùng Chính viện tại Nghệ An và cử Nguyễn Thiếp làmviện trưởng lo việc chuyển ngữ.

Việc cải cách quan trọng nhất là đề cao chữ Nôm. Các sắc dụcủa vua phần nhiều được viết bằng chữ Nôm. Khi đi ti, sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ Nôm. Nhờ thế văn thơ Nôm thời Tây Sơn rất được phát triển. Một số tác phẩm còn lưu truyền đến ngày nay như bài "Ai cư vãn" của Ngọc Hân công chúa, "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng, "Chiến tụng Tây Hồ phú", "Sơ kính tân trang", của Phạm Thái.

III. Cuộc đối đầu Tây Sơn - Nguyễn ánh

1. Nội bộ lủng củng của nhà Tây Sơn

Vua Quang Trung làm vua được bốn năm thì mất (1792), con là Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ nên không đủ sức gánh vác việc triều đình. Mọi việc đều doThái sư Bùi Đắc Tuyên quyết đoán. Bùi Bắc Tuyên là anh ruột của bà Thái hậu, càng ngày càng chuyên quyền. Các quan trong triều kẻ theo Tuyên, kẻ chống lại nên mất đoàn kết. Đến năm 1795, mâu thuẫn bùng nổ, Vũ Văn Dũng đem quân vây bắt cả nhà Tuyên rồi dìm xuống sông cho chết. Trần Quang Diệu đang vây thành Diên Khánh chống quân Nguyễn ánh, nghe tin liền giải vây kéo quân về Phú Xuân, đóng quân ở bờ Nam sông Hương. Vũ Văn Dũng đem quân đóng ở bờ Bắc chống cự lại. Vua Cảnh Thịnh phải đứng ra khuyên giải, các tướng mới giảng hòa với nhau. Nhưng chẳng bao lâu sau, Trần Quang Diệu lại bị thu hết binh quyền, chỉ còn giữ được chức tại triều mà thôi. Từ đấy triều đình Tây Sơn càng nát, vua không đủ uy để điều khiển các quan, tướng tá thì ganh ghét xâu xé lẫn nhau trong khi thế lực của Nguyễn ánh ngày một mạnh ở Gia Định.

2. Sự hưng khởi của Nguyễn ánh

- Nguyễn ánh trở lại Gia Định

Thế lực của Nguyễn ánh, trong khi ấy, đang dần dần lớn mạnh tại Gia Định. Nguyễn ánh chỉnh đốn lại xã hội tại đây về mọi lĩnh vực từ quân sự đến kinh tế, phong tục, luật pháp.

Nguyễnánhkhông cho dân chúng đánh cờ bạc, không xâm phạm đến tín ngưỡng của dân chúng nhưng nghiêm cấm phù thủy đồng bóng.

Nguyễn ánh rất chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp. Ông phát trâu bò và công cụ cho nông dân. Ngoài ra, còn có các quan điền tuấn trông coi các việc liên quan đến nông nghiệp. Như thế, Nguyễn ánh đã đặt được nền móng kinh tế vững chắc cho vùng lãnh thổ của mình.

Đồng thời với các hoạt động kinh tế, Nguyễn ánh tăng cường các hoạt động quân sự. Ông tích cực cho đóng chiến thuyền, thao luyện quân sĩ. Bá Đa Lộc không xin được viện trợ của triều đình Pháp, nhưng lại mộ được gần 20 sĩ quan, kỹ sư người Pháp về giúp cho Nguyễn ánh. Từ đó thế lực của Nguyễn ánh mỗi ngày một mạnh chỉ chờ cơ hội ra đánh phá Tây Sơn.

- Nguyễn ánh tấn công ra phía Bắc

Từ năm 1790 Nguyễn ánh bắt đầu cho quân đi đánh phá Tây Sơn ở Phan Rí, Bình Thuận và Nhị Nại

Năm 1793, sau khi Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, việc đánh phá nhà Tây Sơn của Nguyễn ánh trở nên qui mô hơn. Nguyễn ánh đích thân đem quân đánh lấy phủ Diên Khánh và phủ Bình Khang rồi tiến đánh Quy nhơn lần thứ nhất. Nguyễn Nhạc cho người ra Phú Xuân cầu viện. Quân của vua Cảnh Thịnh vào cứu. Nguyễn ánh lại chạy về Gia Định. Trong khi ấy, thành Diên Khánh vẫn do Võ Tánh, tướng Nguyễn ánh chống giữ. Trần Quang Diệu tiến công vây thành Diên Khánh.

Nhân dịp giúp Nguyễn Nhạc đánh đuổi được Nguyễn ánh, quân của Cảnh Thịnh chiếm luôn thành Qui Nhơn. Trong khi ấy Nguyễn Nhạc lại chết, nội bộ nhà Tây Sơn vô cùng rối loạn. Nguyễn Bảo, con của Nguyễn Nhạc bất mãn vì Cảnh Thịnh chỉ cho Bảo hưởng lộc một huyện mà thôi nên âm mưu về hàng Nguyễn ánh. Cảnh Thịnh biết được, cho người giết Bảo đi. Thế là nhà Tây Sơn chỉ còn có Cảnh Thịnh.

Và đây cũng lại là thời điểm mà nội bộ Tây Sơn chia rẽ sâu sắc với các vụ Vũ Văn Dũng giết hại Bùi Đắc Tuyên, việc Trần Quang Diệu bỏ vây thành Diên Khánh mà về Phú Xuân. Các quan đại thần Tây Sơn lại giết hại lẫn nhau. Nhiều tướng sĩ của Tây Sơn chán nản bỏ theo hàng Nguyễn ánh đều được trọng dụng.

Sau lần rút lui khỏi Qui Nhơn vào năm 1793, Nguyễn ánh tích cực chuẩn bị quân mã. Vào năm 1797, ông lại đem quân đánh Qui Nhơn một lần nữa nhưng không được. Mãi đến lần đánh thứ ba, vào năm 1799 mới thành công.

Nguyễn ánh chiếm thành Qui Nhơn. Để đánh dấu sự kiện này, Nguyễn ánh đổi tên Qui Nhơn thành Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn giữ. Mùa đông năm ấy, hai danh tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem đại quân vây Bình Định. Cuộc vây hãm kéo dài gần hai năm. Nguyễn ánh đem quân cứu viện, nhưnh Võ Tánh ngầm liên lạc, khuyên Nguyễn ánh nên thừa lúc đại quân Tây Sơn bị cầm chân tại Bình Định để đánh Phú Xuân (1801). Nguyễn ánh nghe theo, không giải vây cho Bình Định nữa mà đem quân đánh Thị Nại, thiêu hủy toàn bộ lực lượng chiến hạm của Tây Sơn tại đây. Nguyễn ánh lại tiến ra đánh úp Phú Xuân và chiếm được kinh thành. Qua năm 1802, Nguyễn ánh tiếp tục tiến ra Bắc. Vua Cảnh Thịnh phải bỏ chạy. Trong khi ấy, tướng Trần Quang Diệu đã chiếm được thành Bình Định, nghe tin liền theo đường thượng đạo ra Bắc cứu viện, nhưng không kịp. Cả ông lẫn vua Cảnh Thịnh đều bị bắt.

Thế là nhà Tây Sơn từ một trong trào nông dân, lập nên được một triều đại hiển hách nhưng vì mất đoàn kết, khủng hoảng lãnh đạo, đã phải tan rã chỉ sau 14 năm cầm quyền.

IV. Di tích tiêu biểu

Triều đại Tây Sơn không kéo dài, chỉ trong vòng 14 năm thì tan rã, nên các kiến trúc tượng trưng cho thời đại này không nhiều. Chùa Tây Phương được chỉnh tranh quy mô vào thời này, nên ta có thể xem ngôi chùa cổ kính ấy là di tích của thời gian này.

* Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương có tên nguyên thủy là Sùng Phúc tự hay là Hoành Sơn Thiếu Lâm tự. Chùa tọa lạc ở độ cao 50m trên đỉnh núi Câu Lởu, huyện Thạch Thất, cách Hà Nội 37km về hướng Tây. Năm 1794 chùa được xây dựng lại hoàn toàn mới nên niên đại ra đời được tính từ năm ấy. Nhưng trước thời điểm bày, trên núi Câu Lởu đã có ngôi chùa do Cao Biền lập (865-873) và được Trịnh Tạc sửa sang lại (1657-1682).

Đường lên chùa phải qua 239 bậc bằng đá ong, Chùa có ba tòa nhà chính. Từ trước vào là tòa Bái đường, đến giữa là Chính điện và sau cùng là Hậu cung. Tòa Bái đường và Hậu cung có chiều dài lớn hơn Chính điện nhưng chiều ngang lại nhỏ hơn.

Nhà xây kiểu hai tầng tám mái có khung gỗ chịu lực, tường ngoài xây gạch Bát Tràng. Ngói lợp gồm hai lớp - lớp ngói lót hình vuông ở dưới và lớp ngói mũi hài ở trên. Cột nhà càng cao thì đường kính càng lớn, hợp lý về chịu lực, hài hòa về kiến trúc. Tất cả cột đều đặt lên các tảng đá xanh.

Chi tiết tranh trí đặc biệt nhất là những đầu đao tức là những đầu mái cong còn gọi là những "đóa hoa đao đình", những đóa hoa này không đồ sộ, không được đưa ra thật xa nhưng lại vươn vút cao lên, tới 2,2m nên mang tính phóng khoáng rất mạnh. Các vì xà, điểm mái chạm khắc chim muông, hoa lá, triện cuốn đặc biệt công phu, các cửa sổ hình tròn.

Hệ thống cửa gỗ lấy ánh sáng rất độc đáo, làm phân tán và lọc độ mạnh của ánh sáng thông thường bằng việc dùng ánh sáng phản xạ hắt từ mặt đất lên để chỉ soi tỏ các tượng Phật và chi tiết kiến trúc bên trong.

Trong chùa có trên 60 pho tượng, trong đó có nhiều tác phẩm quan trọng của điêu khắc Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 như tượng Tuyết Sơn, tượng La Hỗu La, các vị La Hán...

Chùa Tây Phương là bức thông điệp khá đầy đủ cho chúng ta, những con người của hai thế kỷ sau, hiểu được trình độ, kỹ xảo, quan niệm sống của người Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII.



Chữ ký của Khánh Trang





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeTue Oct 19, 2010 8:20 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Một số bổ sung về nhà Tây Sơn

3 anh em TS thực ra thuộc họ Hồ có ông tổ ở Nghệ an, bị bắt vào Đàng Trong thời chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ có tên hồi nhỏ là Hồ Thơm
Phải chăng vì thế NH lên ngôi ở NA, chọn NA làm kinh đô (Phượng hoàng trung đô) lập Sùng chính viện ở NA

Khi khởi nghĩa họ đổi sang họ Nguyễn có lẽ để lấy họ của nhà Nguyễn cho phổ biến

Khi chiếm được các phủ Thuận hoá, Quy nhơn... nhà Tây sơn đã từng cho đào mồ mả các chúa Nguyễn (để tìm của nhiều hơn là trả thù- vì có thù gì? bị áp bức chăng?)

Chữ ký của Thanhsamkhach





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeThu Oct 28, 2010 4:25 pm

jushin1993
Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)

Thành viên cấp 2

jushin1993

Thành viên cấp 2

http://hoamoino.wordpress.com
Họ & tên Họ & tên : Jushin
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 69
Đến từ Đến từ : Sóc Trăng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Điểm thành tích Điểm thành tích : 106
Được cám ơn Được cám ơn : 32

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Thế thứ 3 anh em có gì khác không nhỉ? Nhạc Huệ Lữ hay Nhạc Lữ Huệ?
Chữ ký của jushin1993





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeThu Oct 28, 2010 4:39 pm

Phụng_Thiên
Gần bóng đèn, xa lọ mực

Thành viên cấp 3

Phụng_Thiên

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 126
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích Điểm thành tích : 151
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Nguyễn Ánh là nguyên do sau này khiến Việt Nam mình bị đô hộ gần 100 năm bởi đã cõng rắn cắn gà nhà.
Gọi Pháp về giết người mình.
Chữ ký của Phụng_Thiên





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeFri Oct 29, 2010 7:22 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
jushin1993 đã viết:
Thế thứ 3 anh em có gì khác không nhỉ? Nhạc Huệ Lữ hay Nhạc Lữ Huệ?

Có lẽ là Nhạc Huệ Lữ và hình như còn có 1 ng em thứ tư nữa
Chữ ký của Thanhsamkhach





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeSat Oct 30, 2010 9:59 am

Phụng_Thiên
Gần bóng đèn, xa lọ mực

Thành viên cấp 3

Phụng_Thiên

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 126
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích Điểm thành tích : 151
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Nếu Quang Trung Đại Đế sống thêm vài chục năm nữa thì đất nước chắc sẽ k rơi vào tay Pháp. Theo em nghĩ là thế.
Chữ ký của Phụng_Thiên





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeMon Nov 01, 2010 7:29 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Nếu Quang Trung Đại Đế sống thêm vài chục năm nữa thì đất nước chắc sẽ k rơi vào tay Pháp mà VN còn mở rộng thêm 2 tỉnh Quảng đông Quảng tây của Tàu vì QT có thể sẽ làm rể của Càn Long. Nhưng thế thì VN có khi lại nhập vào TQ mất vì dân QD, QT đông gấp mấy lần VN

Với chữ 'nếu' ng ta có thể bỏ cả Paris vào chai?
Chữ ký của Thanhsamkhach





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeWed Nov 10, 2010 12:29 pm

vuonhoang
suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

vuonhoang

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Tuấn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 18
Đến từ Đến từ : 1.000 năm về trước
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 25
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Ai bảo Gia Long mời người Pháp vào xâm lược.
Gia Long Nguyễn Ánh vốn có mệnh đế vương, đất nước bị chiến tranh, Gia Long là giòng dõi chúa Nguyễn, lại có thể nhắm mắt làm ngơ trước cơ đồ sắp sụp đổ của tổ tiên ư? bao nhiêu năm lưu lạc là bấy nhiêu năm khốn khổ. Gia Long hưng quốc là vì đâu, là vì thông minh, tài giỏi biết dùng người, lãnh đạo tốt. Khi vua lênh đênh trên biển, những người trung thành với vua dâng cho vua bát cơm với muối ớt (gạo thì mang được lên thuyền, nhưng chẳng có gì ăn chung với cơm cả), vua cười nói "ở hoàn cảnh khốn đốn thế này, ăn uống như vầy mới có thể quyết chí phục quốc được".
Khi trong nước đã bị nhà Tây Sơn chiếm, mồ mả cha ông lại bị moi lên phơi giữa trời. không trả thù ư? bất hiếu, không phục quốc ư? bất tài. Vua Gia Long đã làm được những điều đó. Đừng quá khắt khe với vua, khi trong cơn cùng quẫn vua vẫn đứng vững. Đừng quá ác nghiệt với vua khi thời vua làm chủ, đất nước hết sức thái bình, dân ấm no hạnh phúc. Thắng làm vua thua làm giặc, tại sao vua chiến thắng mà vẫn mang tiếng xấu? có phải vì chúng ta quá thành kiến với vua không? chúng ta hãy tôn vinh Quang Trung vì đã đánh bại hai quân xâm lược, nhưng chúng ta hãy khen ngợi Gia Long vì đã thành công trong việc thống nhất đất nước. Vua cầu cứu Xiêm ư? cực chẳng đã thôi, vua cầu cứu Pháp ư? Pháp đâu có giúp, một tay vua lập nghiệp đấy. Đất nước ta có hình chữ S kéo dài đến tận Cà Mau ư? Tổ tiên Gia Long mở ra đấy, chúng ta có thành phố Sài Gòn giàu thịnh ư? Tổ tiên Gia Long xây lên đấy. Giặc Pháp xâm lược là vì bọn chúng là thực dân, vua chẳng có lỗi gì, bọn Pháp xâm lược bao nhiêu nước nào chỉ riêng VN.
Thời Gia Long, Tự Đức các vua Nguyễn cự tuyệt mọi yêu cầu của Pháp, nào các vua Nguyễn có sợ gì Pháp. Sau này đất nước bị xâm lược là vì Pháp quá mạnh và chúng ta đã quá suy yếu rồi. chẳng phải lỗi của ai cả.
Chữ ký của vuonhoang





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeWed Nov 10, 2010 3:14 pm

Phụng_Thiên
Gần bóng đèn, xa lọ mực

Thành viên cấp 3

Phụng_Thiên

Thành viên cấp 3

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 126
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích Điểm thành tích : 151
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
vuonhoang đã viết:
Ai bảo Gia Long mời người Pháp vào xâm lược.
Gia Long Nguyễn Ánh vốn có mệnh đế vương, đất nước bị chiến tranh, Gia Long là giòng dõi chúa Nguyễn, lại có thể nhắm mắt làm ngơ trước cơ đồ sắp sụp đổ của tổ tiên ư? bao nhiêu năm lưu lạc là bấy nhiêu năm khốn khổ. Gia Long hưng quốc là vì đâu, là vì thông minh, tài giỏi biết dùng người, lãnh đạo tốt. Khi vua lênh đênh trên biển, những người trung thành với vua dâng cho vua bát cơm với muối ớt (gạo thì mang được lên thuyền, nhưng chẳng có gì ăn chung với cơm cả), vua cười nói "ở hoàn cảnh khốn đốn thế này, ăn uống như vầy mới có thể quyết chí phục quốc được".
Khi trong nước đã bị nhà Tây Sơn chiếm, mồ mả cha ông lại bị moi lên phơi giữa trời. không trả thù ư? bất hiếu, không phục quốc ư? bất tài. Vua Gia Long đã làm được những điều đó. Đừng quá khắt khe với vua, khi trong cơn cùng quẫn vua vẫn đứng vững. Đừng quá ác nghiệt với vua khi thời vua làm chủ, đất nước hết sức thái bình, dân ấm no hạnh phúc. Thắng làm vua thua làm giặc, tại sao vua chiến thắng mà vẫn mang tiếng xấu? có phải vì chúng ta quá thành kiến với vua không? chúng ta hãy tôn vinh Quang Trung vì đã đánh bại hai quân xâm lược, nhưng chúng ta hãy khen ngợi Gia Long vì đã thành công trong việc thống nhất đất nước. Vua cầu cứu Xiêm ư? cực chẳng đã thôi, vua cầu cứu Pháp ư? Pháp đâu có giúp, một tay vua lập nghiệp đấy. Đất nước ta có hình chữ S kéo dài đến tận Cà Mau ư? Tổ tiên Gia Long mở ra đấy, chúng ta có thành phố Sài Gòn giàu thịnh ư? Tổ tiên Gia Long xây lên đấy. Giặc Pháp xâm lược là vì bọn chúng là thực dân, vua chẳng có lỗi gì, bọn Pháp xâm lược bao nhiêu nước nào chỉ riêng VN.
Thời Gia Long, Tự Đức các vua Nguyễn cự tuyệt mọi yêu cầu của Pháp, nào các vua Nguyễn có sợ gì Pháp. Sau này đất nước bị xâm lược là vì Pháp quá mạnh và chúng ta đã quá suy yếu rồi. chẳng phải lỗi của ai cả.

Phục quốc nhưng kèm theo đó là mời rắn vào nhà.
Tất nhiên là không thể phủ nhận được những công lao mà nhà Nguyễn đã tạp dựng nên.Nhưng cứ nhìn người dân thời đó bạn sẽ hiểu được vì sao người ta gọi nhà Nguyễn là chúng.
Chữ ký của Phụng_Thiên





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeWed Nov 10, 2010 8:12 pm

vuonhoang
suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

vuonhoang

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Minh Tuấn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 18
Đến từ Đến từ : 1.000 năm về trước
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 25
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
xin lỗi các bạn vì mình đã hơi quá khích khi nói về nhà Nguyễn.
nhưng thực sự mình rất kính phục vua Gia Long, tài năng và công đức của vua không thể phủ nhận được. Từ trước đến này mình luôn tranh cãi tới cùng đối với ai dám sỉ vả Gia Long.
Gia Long đã khốn đốn thế nào khi cố gắng phục quốc. xin các bạn hiểu cho một câu "thời cuộc".
Việc vua xin cứu viện của quân Xiêm, đó gọi là cái thế phải vậy. Từ xưa đến nay, việc các nước cầu cứu nhau là chuyện thường tình. Các bạn là những ai? là những người học lịch sử, vậy thì chắc các bạn cũng biết về những chuyện cầu viện giữa các nước.
Gia Long cầu quân Xiêm về nước là chống lại quân Tây Sơn, vì Tây Sơn và nhà Nguyễn(tạm gọi) lúc bấy giờ là hai thế lực đối nghịch nhau, tieu diệt lẫn nhau. Nếu Gia Long tự nhiên gọi quân Xiêm vào cho chúng cướp bóc và tàn sát người Việt, thì mới gọi là cõng rắn cắn gà nhà. Quân Tây Sơn và Nhà Nguyễn lúc ấy là hai gà khác nhà, Tây Sơn đâu phải là gà nhà của nhà Nguyễn, mà là gà đối địch.
Chữ ký của vuonhoang





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitimeThu Nov 11, 2010 5:37 am

jushin1993
Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)

Thành viên cấp 2

jushin1993

Thành viên cấp 2

http://hoamoino.wordpress.com
Họ & tên Họ & tên : Jushin
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 69
Đến từ Đến từ : Sóc Trăng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Điểm thành tích Điểm thành tích : 106
Được cám ơn Được cám ơn : 32

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
À. vua Gia Long công hơn tội...
Ơ nhưng mà dụ dỗ cho quân Xiêm vô, đến cảnh:
"Nay thì Tây tặc binh thế nhựt thạnh, Xiêm binh thế nhựt suy. Dâm nhân phụ nữ, túng sát bất dung lão thiếu"
Là do cái ông tướng họ Châu cơ. Phỏng phải không ạ?
Ố. Thế thì ông Nguyễn Phước Ánh ứ có lỗi đâu các bạn ạ. Ông ấy phải phân trần là do mình bị Tây tặc binh đánh, rồi gửi nhóc tì của mình là Cảnh lên tàu theo Bá Đa Lộc xin Pháp trợ quân nhu khí giới, nhưng cái này không nói được: ờ, sao nhỉ? mục đích biện minh cho phương tiện? =))
Rồi thì cái tội tày đình của thằng tướng lão là dám tháp tùng Chiêu Xiêm tướng quân chạy qua Nam Bộ làm trò túng sát, hiếp dâm, chứ không phải của lão, nhé nhé =))
Gửi các đông chí một số sách của ông Tạ Chí Đại Trường, trong đó có quyển Lịch Sử Tây sơn thời nội chiến, có nói rõ đấy, an tâm vì đây là Sử gia hải ngoại, thuộc thành phần "tị nạn cộng sản" nên không lo bị ảnh hưởng bởi chánh trị chánh em gì đâu :))

Chữ ký của jushin1993





Nhà Tây Sơn (1771 - 1802) I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Từ TK XVI - đầu TK XVIII-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất