CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitimeFri Nov 26, 2010 9:53 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc 36 Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc 6 Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc 40Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc


Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.

Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:

Đất hiểm trở từ nay không còn,
Núi sông đã vào chung một bản đồ.
Đề thơ khắc vào núi đá
Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.

Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên Chợ Bờ, Hòa Bình.

Lê Lợi trong 5 năm làm vua, bên cạnh những công lao to lớn, có phạm một số sai lầm mà sử sách đương thời cũng thẳng thắn phê phán. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. Song, đa nghi, hay giết, đó là chỗ kém".
( Sưu tầm)
Chữ ký của Khánh Trang





Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitimeTue Feb 21, 2012 9:54 pm

A Đa Mộc
Học sử trung đại

Thành viên mới gia nhập

A Đa Mộc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/02/2012
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 13
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Học sử trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 15
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
Nhưng Lê Lợi lại phạm sai lầm Qua Cầu rút ván, diết hai 2 vị quan tài năng và đức độ là Phạm Văn Xảo và Lê Hãn, bất tín nhiệm vs Lê Trãi
Chữ ký của A Đa Mộc





Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitimeSat Feb 25, 2012 9:00 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
diết là cái quái gì.
Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi, hai vị đó đều là bậc tài năng đức độ chứ đâu phải là kẻ vô danh mà cần đến cái họ Lê
Chữ ký của B754





Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitimeMon Feb 27, 2012 12:23 pm

A Đa Mộc
Học sử trung đại

Thành viên mới gia nhập

A Đa Mộc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/02/2012
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 13
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Học sử trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 15
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
Bạn ko biết rằng vì lập đc 1 nhiều công lao to lớn nên 2 ng đó đc ban quốc tính à
Chữ ký của A Đa Mộc





Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitimeMon Feb 27, 2012 10:47 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
thế thử ra đường mà hỏi xem, có ai biết cái tên Lê Hãn với Lê Trãi ko. Ban quốc tính là 1 phần thưởng thời phong kiến, nhưng trong trong con mắt của người dân, thì 2 vị đó xứng đáng được nhớ đến với đúng tên tuổi thật của mình. Cái danh xưng mang quốc tính đó, đọc lên nghe hợm hĩnh và ngốc nghếch lắm
Chữ ký của B754





Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitimeSun Mar 04, 2012 8:10 pm

A Đa Mộc
Học sử trung đại

Thành viên mới gia nhập

A Đa Mộc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/02/2012
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 13
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Học sử trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 15
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
Cũng đúng
Chữ ký của A Đa Mộc





Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitimeSun Mar 04, 2012 8:11 pm

A Đa Mộc
Học sử trung đại

Thành viên mới gia nhập

A Đa Mộc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/02/2012
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 13
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Học sử trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 15
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
còn vì giết là qua cầu rút ván đó bạn
Chữ ký của A Đa Mộc





Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Thế kỷ XV-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất