CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích I_icon_minitimeMon Nov 22, 2010 7:33 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

 
Sư tử “lạ” ở chùa Một Cột

Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích Jgfhdgjdj988

Sư tử đá trước di tích chùa Một Cột - Ảnh: Lưu Quang Phổ

Đại Việt sử ký toàn thư có chép vào tháng 10 năm Kỷ Sửu (niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 6 - 1049), Thái Tông hoàng đế cho dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột ngày nay). Tương truyền rằng vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, dắt ngài lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ liền khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen Phật Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng, cho các nhà sư đi lượn vòng quanh tụng kinh cầu vua sống lâu.

Qua các thời đại khác nhau cho đến ngày nay, chùa không còn dấu tích của thời khởi dựng nhưng vẫn mang giá trị lịch sử, văn hóa của ngàn năm và giá trị kiến trúc độc đáo. Nhưng nay, khi tới thăm chùa, các nhà nghiên cứu thấy nhiều điều “chướng mắt”, nhiều hình ảnh của văn hóa ngoại lai bỗng ngang nhiên xuất hiện ở đây.

Tại chùa Một Cột - ngôi chùa được coi là một trong những biểu tượng của thủ đô và cả nước - nay xuất hiện những hình ảnh trái với nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Trước cổng tam quan chùa Một Cột là đôi sư tử đá còn mới, trông rất bề thế. Nhà nghiên cứu di sản truyền thống Trần Lâm Biền (Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL) vừa nhìn thấy đã lắc đầu ngán ngẩm. Ông nói: “Đôi sư tử này mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa, ảnh hưởng của người Minh Hương (người Hoa) vùng Nam Trung Bộ”.

Đi vào bên trong, ngay phía dưới cổng chùa Một Cột là một bàn thờ Phật, bên cạnh là đôi sư tử bằng đá cũng mang phong cách Trung Hoa và hai chiếc cột được nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền nhận xét “không bao giờ có trong di tích Việt Nam mà chỉ thấy ở trong công viên, là thứ văn hóa xa lạ của Nhật, Trung Hoa bị áp đặt vào đây”. Theo ông, không bao giờ bên cạnh bàn thờ Phật để hai con sư tử như thế này.

Cổng chùa Vân Hồ cũng có sư tử đá

Vào tháng 10 vừa qua, chùa Vân Hồ (số 40 Lê Đại Hành, Hà Nội) đã hoàn thành việc tu bổ. Ngay lập tức, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng về việc cổng chùa mang dấu ấn của văn hóa Trung Hoa. Nhà nghiên cứu Lê Cường nói: “Từ hai con ly, sư tử bằng đá cho đến chiếc cổng chùa đều theo phong cách Trung Hoa. Cổng chùa Việt Nam không bao giờ có những cái núm như vậy, nắm tay cầm cửa cũng không bao giờ có hình hổ như thế”. Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền còn cho rằng “việc tu bổ ở đây còn có vấn đề nữa là tam quan để lệch khỏi trục trung tâm”.

Theo nguyên tắc tả dương hữu âm, thì tượng sư tử cái phải đặt ở phía bên phải, và tượng sư tử đực ở phía bên trái theo hướng của tượng Phật. Nhà nghiên cứu Lê Cường (nguyên Trưởng ban Nghiên cứu di tích cổ - trường ĐH Mỹ thuật VN) không thể lý giải nổi đôi sư tử đặt dưới cổng chân chùa Một Cột lại bị đặt hoàn toàn ngược với nguyên tắc cơ bản này.

Không thể chấp nhận

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền không khỏi ngạc nhiên khi thấy những thứ phi văn hóa Việt đang “xâm nhập” vào di tích. Ông vô cùng bức xúc: “Trong một di tích nhạy cảm của 1.000 năm Thăng Long như chùa Một Cột, dù không còn dấu tích của thời Lý nhưng là biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, nay đưa những thứ không đúng với nghệ thuật truyền thống Việt vào là không thể chấp nhận được. Đây là biểu hiện của một sự thiếu hiểu biết”.

Di tích chùa Một Cột mỗi ngày đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước. Những hình ảnh văn hóa ngoại lai này nếu vẫn cứ xuất hiện ở đây, mặc nhiên tồn tại, gắn liền với di tích này thì còn đâu giá trị văn hóa, lịch sử của di tích nữa.

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho biết: “Đây là những thứ người ta công đức, nhà chùa tự đưa vào, mà không hỏi ý kiến, thông qua ngành văn hóa”. Với một di tích có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng như vậy, thiết nghĩ các nhà quản lý cần sớm có biện pháp chấm dứt tình trạng tùy tiện đưa những điều trái với nghệ thuật truyền thống Việt vào di tích, để du khách trong nước và bạn bè quốc tế có những nhận biết đúng đắn về di tích Việt, chứ không phải lai căng của nền văn hóa khác.

Minh Ngọc 13/11/2010 báo Thanh niên
Chữ ký của Thanhsamkhach





Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích I_icon_minitimeMon Nov 22, 2010 7:43 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

 
“Điều đáng buồn là sự cố đắp sai các câu đối này lại do một sinh viên nước ngoài là học trò của tôi ở Trung tâm Tiếng Việt, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội đã phát hiện ra. Thật xấu hổ quá!”

Giảng kinh đàn đền Ngọc Sơn thành nơi bán hàng

Di tích lịch sử văn hóa đền Ngọc Sơn với tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc... bên hồ Gươm là viên ngọc quý của Thăng Long ngàn năm. Nhưng viên ngọc này đang có một loạt “vết rạn”...

Trong những lần tiếp xúc với PV Thanh Niên gần đây, ông Vũ Thế Khôi, Nhà giáo Ưu tú, giảng viên trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội đã nêu những sai sót không đáng có ở quần thể di tích nổi tiếng đền Ngọc Sơn bên hồ Gươm.

Vấn đề mà ông Khôi bức xúc là việc nếp nhà sau cổng đền Ngọc Sơn chính là Giảng kinh đàn được dựng cách đây hơn một thế kỷ đã bị chiếm dụng để bán đồ lưu niệm. Mặc dù dư luận đã không ít lần phê phán việc này, nhưng Ban quản lý di tích đền Ngọc Sơn vẫn làm ngơ để cho một số hộ kinh doanh đồ lưu niệm hoạt động tới nay. Ông Khôi cũng nhiều lần kiến nghị TP Hà Nội trả lại Giảng kinh đàn cho các hoạt động văn hóa nhằm giới thiệu di tích đền Ngọc Sơn - hồ Gươm, và trưng bày hàng nghìn bản kinh khắc gỗ in sách của các sĩ phu yêu nước thời trước. Nhưng đến nay, kiến nghị của ông vẫn bị rơi vào quên lãng.

Hai câu đối cổng Long môn -Hổ bảng bị đắp ngược

Theo ông Vũ Thế Khôi, một sai sót rất nghiêm trọng là hai câu đối ở cổng Long môn - Hổ bảng lối vào cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn đã bị đắp sai từ nhiều năm trước đây. Các câu đối chữ Nho từ xưa đến nay đều phải đọc từ phải sang trái, vế phải là vế “xuất đối” và vế trái là vế “đối”. Trong khi tất cả gần bốn chục câu đối (từ cổng đền Ngọc Sơn vào tới bên trong) đều được đắp đúng, chỉ riêng hai câu đối ở Long môn - Hổ bảng do đắp sai nên đọc ngược từ trái sang phải.

Câu đối thứ nhất có nội dung “Đậu quế Vương hòe quốc gia trinh cán” và “Đường khoa Tống bảng sĩ tử thê giai”, nghĩa là “Cây quế họ Đậu, cây hòe họ Vương đều là rường cột của đất nước” và “Khoa cử đời Đường, bảng vàng đời Tống là thang mây cho học trò”. Nhưng trong thực tế, câu đối này ở cổng đền Ngọc Sơn bị đắp ngược “vế phải thành vế trái và vế trái thành vế phải”.

Câu đối thứ hai (cũng ở Long môn - Hổ bảng) có nội dung “Hổ bảng Long môn thiện nhân duyên pháp” và “Nghiên đài Bút tháp đại khối văn chương”, nghĩa là “Bảng Hổ, cửa Rồng chính là nhân duyên của người hướng thiện” và “Đài Nghiên, tháp Bút tượng trưng thứ văn chương mang chí lớn lao” cũng bị đắp sai “vế phải thành vế trái và vế trái thành vế phải”.

“Điều đáng buồn là sự cố đắp sai các câu đối này lại do một sinh viên nước ngoài là học trò của tôi ở Trung tâm Tiếng Việt, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội đã phát hiện ra, khi tôi đưa họ đi thăm đền Ngọc Sơn. Thật ra, từ trước tới nay, đi thăm các di tích văn hóa - lịch sử, mình ít khi đọc kỹ các câu đối. Cậu học trò này hỏi tôi: “Thưa thầy, câu đối này bị đắp ngược phải không ạ!”. Tôi giật mình, đọc kỹ, thấy đúng như vậy. Thật xấu hổ quá!”, ông Khôi kể lại.

Trong một cuộc họp có mặt lãnh đạo một số ban ngành, ông Vũ Thế Khôi đã phát biểu trên diễn đàn về vấn đề này, nhưng từ đó đến nay, chẳng thấy cấp lãnh đạo nào có ý kiến với Hà Nội nên mấy vế câu đối đắp ngược này đến nay vẫn y nguyên.

Phật từng được lên... ngai

Cũng liên quan đến việc đưasinh viên nước ngoài đến thăm di tích đền Ngọc Sơn, ông Khôi kể lạichuyện một nữ sinh người Đức đã phát hiện việc một tượng Phật trong đềnđược đặt lên ngai vàng. Cô sinh viên nghiên cứu khá sâu về đạo Phậtnói: “Thầy cũng giảng mà em cũng đọc sách và biết là Phật không bao giờlên ngôi vua, vậy sao ở đây lại đặt tượng Phật lên ngai vàng”. Ông Khôixem kỹ lại, thấy người ta đã đặt tượng Phật lên ngai của Đức thánh Trầnvì ở lưng ngai còn có dòng chữ “Trần triều thượng phụ Hưng đạo vươngthần vị”. Sau khi phát hiện sự việc này, Ban quản lý đền Ngọc Sơn phảimời một vị thượng tọa ở chùa Lý Quốc Sư đến xem lại, xác định việc đặttượng lên ngai là chưa đúng và đã làm lễ rước tượng Phật về chùa.
Tấmbiển Hoằng thiện kinh đàn (nghĩa là Đàn giảng kinh mở rộng việc thiện)ngày xưa được treo ở Giảng kinh đàn trong đền Ngọc Sơn đã bị người tahạ xuống cất vào kho, để lấy chỗ cho nhà bán lưu niệm. “Cách đây nhiềunăm, trong một lần vào thăm đền Ngọc Sơn, tôi đã thấy tấm biển Hoằngthiện kinh đàn nằm lăn lóc ở góc nhà, mới nhờ người đưa ra ngoài, laurửa hết bụi bặm để chụp ảnh làm tư liệu, sau đó người trông coi di tíchlại cất vào kho, không hiểu đến hôm nay tấm biển cổ xưa này còn haymất?”, ông Khôi ngậm ngùi.


21/11/2010 báo Thanh niên
Chữ ký của Thanhsamkhach





Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích I_icon_minitimeMon Nov 22, 2010 7:14 pm

anvi_than
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài

Thành viên cấp 3

anvi_than

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/dracu_bin_1993/
Họ & tên Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 217
Đến từ Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích Điểm thành tích : 368
Được cám ơn Được cám ơn : 92

Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

 
Sạn nhiều quá, sạn to, sạn nhỏ, sạn khủng bố, sạn khủng long, sạn khủng khiếp...Đâu đâu cũng thấy sạn...
Chỉ được la hét là "sạn ở đó kìa" chứ không được phép và cũng không đủ khả năng để nhặt sạn.
La hét dần cũng nhàm và cũng không còn sức...Sạn à, đến đâu thì đến.
Chữ ký của anvi_than





Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích I_icon_minitimeTue Nov 23, 2010 7:26 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

 
“Điều đáng buồn là sự cố đắp sai các câu đối này lại do một sinh viên nước ngoài phát hiện ra. Thật xấu hổ quá!”

Đây là 1 bằng chứng nữa cho việc báo động đỏ về đào tạo khoa học XH và nhân văn

https://suhoctre.forumvi.net/forum-f81/topic-t2302.htm
Chữ ký của Thanhsamkhach





Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích I_icon_minitimeTue Nov 23, 2010 7:31 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

 
"Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến, thời thực dân Pháp, thua miền Bắc và miền Nam trước 1975."

Xem bài viết của PGS Đoàn Lê Giang về đào tạo khoa học XH và nhân văn

https://suhoctre.forumvi.net/forum-f81/topic-t2302.htm
Chữ ký của Thanhsamkhach





Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Trang di sản-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất