CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM  I_icon_minitimeTue Oct 19, 2010 7:47 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM  36 THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM  6 THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM  40THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

 
1-Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Đồng thời C.Mác và Ph. Ănghghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội cao; chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội, sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay bị xóa bỏ...

Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai đoạn cao. Sau này V.I.Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản. C.Mác gọi giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản.

Vận dụng học thuyết C.Mác vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nội dung cơ bản của lý luận đó là:

a) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển

Tất nhiên, đối với các nước có nền kinh tế phát triển, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể diễn ra ngắn hơn so với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế lạc hậu.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội. Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa xã hội cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được quy định bởi đặc điểm ra đời, phát triển của cách mạng vô sản và những đặc trưng kinh tế, xã hội của chủ nghĩa xã hội.

b) Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đỗi một cách sâu sắc

Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Theo Lênin, mâu thuẩn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mâu thuẩn giữa chủ nghĩa xã hội đã giành thắng lợi nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng vẫn còn khả năng khôi phục. Vì vậy, thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản quyết liệt, quanh co, khúc khuỷu và phức tạp.

c) Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Phân tích tính chất và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thới kỳ tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph. Ăngghen đã nêu ra khả năng quá độ lên chủ nghĩa cộng sản ở các nước lạc hậu khi cách mạng vô sản ở các nước Tây Âu giành được thắng lợi.

Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, phát triển ra quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin rút ra kết luận quan trọng về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả cả nước. Khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở một nước, thì nhân loại bắt đầu bước vào thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:

Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.

Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới”. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “ chính sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc.

Nội dung cơ bản của “ chính sách kinh tế mới” bao gồm:

- Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách cộng sản thời chiến.

- Thiết lập quan hệ hàng hóa tiền tệ, phát triển thị trường , thương nghiệp... thay cho Chính sách cộng sản thời chiến.

- Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá độ, khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho sự thủ tiêu kinh doanh tư nhân trong chính sách cộng sản thời chiến, sử dụng củ nghĩa tư bản nhà nước , chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển qua hệ kinh tế với các nước phương Tây để tránh thủ vốn, kỹ thuật...

“Chính sách kinh tế” mới có ý nghĩa to lớn. Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xôviết đã làm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị. Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “ chính sách kinh tế mới” của V.I.Lênin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta.

2. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu từ năm 1954 ở miền bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành thắng lợi, đất nước đã hòan thành thắng lợi, đất nước đã hòa bình thống nhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xây dựng chủ nghĩa xã hội, dù điểm xuất phát ở trình độ phát triển cao hay thấp.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Bởi vì:

Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Loài người đã phát triển qua các hình thái kinh tế- xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên và hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn hình thái kinh tế- xã hội trước nó. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế- xã hội nói trên đều tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm nhiều ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ và thị trường, đang cố gắng điều chỉnh trong chừng mực nhất định quan hệ sản xuất để thích nghi với tình hình mới, nhưng không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này không những không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ... đồng thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với mọi quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia ; do điều kiện xuất phát riêng của mỗi quốc gia quy định. Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Khi cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn còn tồn tại. Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta”

Như vậy, đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng, thế nào là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Gỉai quyết vấn đề này có ý nghĩa lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” theo kiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, bỏ qua cả những cái “không thể bỏ qua” như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội” hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa,... Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thúc, bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường “rút ngắn” là phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng, như Lênin đã nói về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga với kỹ thuật hiện đại trong các tơrớt của Mỹ và nghệ thuật quản lý trong ngành đường sắt ở Đức

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các hình thức quá độ. Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng của hình thức kinh tế quá độ được Lênin phân tích sâu sắc trong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung gian... vừa có tác dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ các quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thúc vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể.

Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh, hiện đại. Nhưng khả năng tiền đề để thực hiện con đường đó như thế nào? Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Về khả năng khách quan

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu; nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh nghiệm quản lí yếu kém ..., nhờ đó ta có thể thực hiện “ con đường rút ngắn”.

Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan của loài người. Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình.

Về những tiền đề chủ quan

Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và thông minh, trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàng chục ngàn người ... là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lí thuận lợi và những cơ sở vật chất - kĩ thuật đã được xây dựng là những yếu tố hết sức quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Những tiền đề vật chất trên tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước phát triển.

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội không những phù hợp với quy luật phát triển lịch sử mà còn phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những yêu cầu ấy chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được. Quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với nhân dân, có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được củng cố vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố chủ quan vô cùng quan trọng bảo đảm thắng lợi côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3- Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam :

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những nhiệm vụ cơ bản là :

a- Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội:

Cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo V.I.Lênin, là nền sản xuất đại cơ khí ở trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả trong nông nghiệp.

Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế.

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát triển nguồn lực con người - lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế, tạo đội ngũ lao động có khả năng sáng tạo, tiếp thu, sử dụng, quản lí có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy, phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là “ quốc sách hàng đầu” trong chiến lược phát triển đất nước.

b- Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng xã hội chủ nghiã:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội mới có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghiã; nó là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hoá cao, các lực lượng sản xuất hiện đại, nó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Vì vậy, không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Nó chỉ được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao.

Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :

Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới”.

Hai là, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó.

Ba là, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

c- Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế ;

Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà phải tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại tạo ra những thách thức và nguy cơ cần phải đề phòng, khắc phục; mặt khác, tạo ra cho nước ta những cơ hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường “ rút ngắn”. Đó là thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, nhập được các loại công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm quản lí tiên tiến ... nhờ đó, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước khác. Đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế quốc tế, phải nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, khai thác thị trường thế giới, tối ưu hoá cơ cấu xuất - nhập khẩu, đa dạng hoá quan hệ kinh tế với các tổ chức và các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, phải xử lí đúng mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc với kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ...

( Theo : Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin - Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Chữ ký của Khánh Trang




 

THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1975 – nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất