Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi : 346
Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn : 2046
Tiêu đề: Cánh Đồng Bất Tận...
...' Mang theo nỗi căm hận người vợ bạc tình, ông Võ đốt trụi những kỉ niệm về một gia đình êm ấm, cùng hai con thơ phiêu dạt trên những cánh đồng không tên. Hai đứa trẻ ( Nương và Điền ) lớn lên thiếu thốn tình cảm người mẹ, trong sự cọc cằn và cay đắng của cha. Rồi một ngày, người đàn bà 'ăn sương' tên Sương dạt đến chiếc thuyền ông Võ, đánh thức những xúc cảm đã ngủ yên trong tâm hồn ba cha con. Nhưng hết mùa vịt, người đàn bà ấy cũng lại dạt đi, khuất theo những cánh đồng bất tận...'
Đó là lời đề tựa trong quảng cáo cho phim 'Cánh đồng bất tận' chuyển thể từ truyện vừa cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn tôi yêu.
Để xem 'Cánh đồng bất tận" mình đã phải bước qua lời nguyền của chính mình, là không xem phim VN bất kể trên tivi hay rạp, chỉ để tránh những bực mình không đáng có và để đỡ mất thời gian. Và trên hết là tình yêu với tác phẩm văn học, vì đã là tình yêu chắc không cần lí lẽ!
Phim có 4 nhân vật chính do 2 diễn viên có tiếng tăm và 2 diễn viên lần đầu đóng phim - đó là Dustin Nguyễn, Hải Yến và Lan Ngọc, Thanh Hòa. Mình không nhắc Tăng Thanh Hà vì theo mình trong phim này hoặc TTH đóng dở hoặc đạo diễn ghét mấy người đàn bà phụ bạc nên không cho nhân vật sống trong lòng khán giả.Bằng chứng là không cho cả nhân vật đóng vai cô Chín được 'sống' - đóng còn dở hơn TTH.
Nhưng chính nhờ tài của đạo diễn tạo ra hai hạt sạn đó mà ta thấy bốn viên ngọc lung linh tỏa sáng. Lần đầu xem Dustin Nguyễn và Hải Yến mình hoàn toàn hài lòng với diễn xuất trong phim. Mình vốn phục chuyện tình như cổ tích và mê vẻ đẹp nam tính của chàng diễn viên này. Chỉ hơi lo không biết chàng Việt kiều sẽ xoay xở ra sao với anh nông dân Nam bộ đầy tâm trạng. Vậy mà DN vào vai ngon quá. Thầm tự hào, dù ở đâu cũng không thể mất đi chất Việt, có cơ hội là khắc hiện lên thôi! Lại thầm nghĩ, sau phim này, sợ các nàng thành thị lại mơ và kiếm bằng được anh Hai Nam bộ như DN!
Hải Yến, nghe mấy chuyện riêng tư trên báo mình không khoái lắm. Nhưng một Hải Yến trên phim đã thuyết phục được mình. Như nhà văn cần có tác phẩm hay, họa sĩ cần có bức tranh đẹp, nhạc sĩ cần có bài hát hay...Hải Yến đã có vai Sương để khoe khả năng diễn xuất của mình.
Và điểm sáng nhất trong phim, làm mình sung sướng nhất là em Lan Ngọc đã đóng vai bé Nương quá tuyệt vời. Mình không biết em có học trường lớp nghệ thuật nào không. Nhưng dứt khoát phải cám ơn con mắt xanh của đạo diễn đã tìm được em. Và thứ hai, chắc chắn em phải yêu tác phẩm, yêu nhân vật Nương lắm mới diễn được tới tầm của diễn viên chuyên nghiệp đến vậy.
Chắc nói không ngoa là Lan Ngọc đã làm nên thành công của phim.Dù mình biết ý đồ đạo diễn, như trong quảng cáo viết, phim nghiêng về khai thác diễn biến tâm lí của người cha và cô gái 'ăn sương', hai chị em Nương, Điền chỉ là nền và cầu nối cho mạch phim. Vậy là ở đây nhờ diễn xuất của diễn viên đã làm nên thành công kép cho bộ phim.
Hợp ý mình quá. Mình yêu nhất bé Nương trong truyện. Giờ bé Nương trên phim cũng làm mình yêu. Chắc chắn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng đồng tình với mình về điểm này. Cứ như là ông Trời xui ấy. Người ta không chủ tâm khai thác nhân vật Nương, nhưng bé Lan Ngọc cứ tự tỏa sáng để Nương thành điểm sáng của phim.
Vậy là nhờ có phim 'Cánh đồng bất tận' mình đã vượt qua được lời nguyền 'không xem phim Việt'. Và phim 'Cánh đồng bất tận' có thể so tài được với tác phẩm ' Cánh đồng bất tận'. Đây là một tín hiệu vui cho điện ảnh Việt nam.
Tue Nov 09, 2010 10:36 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Cánh Đồng Bất Tận...
Sau tai nạn của Nương, Út Võ bỏ nghề chăn vịt, trở lại cuộc sống bình thường và sống hạnh phúc với công việc mỗi ngày đưa bọn trẻ đến trường, còn Nương, cô gái 17 tuổi ôm cái hoang thai với niềm hy vọng và sự thứ tha (?!).
Có phải chăng đó là một thông điệp mới mẻ về “tính nhân văn”?
Chúng ta hiểu sự tha thứ và lòng bao dung như thế nào đối với những cái ác còn lộng hành trong xã hội. Kẻ làm ác vẫn nhởn nhơ tồn tại mà không bị ai trừng trị, còn kẻ bị làm nhục, bị vùi dập đến bùn đen thì lại cao giọng nói về lòng bao dung? Tâm lý bình thường của con người làm sao có thể chấp nhận được điều đó? Chúng ta đứng ở quan điểm nào để bao dung cho cái ác một cách tiêu cực như thế?
Có thể tha thứ cho kẻ ác nhưng ko phải với cái cách như vậy. Nếu vậy tôi cũng muốn làm kẻ thủ ác
Tue Nov 09, 2010 10:46 am
Gần bóng đèn, xa lọ mực
Thành viên cấp 3
Phụng_Thiên
Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi : 126
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích : 151
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Cánh Đồng Bất Tận...
tyt_nnl_3994 đã viết:
...' Mang theo nỗi căm hận người vợ bạc tình, ông Võ đốt trụi những kỉ niệm về một gia đình êm ấm, cùng hai con thơ phiêu dạt trên những cánh đồng không tên. Hai đứa trẻ ( Nương và Điền ) lớn lên thiếu thốn tình cảm người mẹ, trong sự cọc cằn và cay đắng của cha. Rồi một ngày, người đàn bà 'ăn sương' tên Sương dạt đến chiếc thuyền ông Võ, đánh thức những xúc cảm đã ngủ yên trong tâm hồn ba cha con. Nhưng hết mùa vịt, người đàn bà ấy cũng lại dạt đi, khuất theo những cánh đồng bất tận...'
Đó là lời đề tựa trong quảng cáo cho phim 'Cánh đồng bất tận' chuyển thể từ truyện vừa cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn tôi yêu.
Để xem 'Cánh đồng bất tận" mình đã phải bước qua lời nguyền của chính mình, là không xem phim VN bất kể trên tivi hay rạp, chỉ để tránh những bực mình không đáng có và để đỡ mất thời gian. Và trên hết là tình yêu với tác phẩm văn học, vì đã là tình yêu chắc không cần lí lẽ!
Phim có 4 nhân vật chính do 2 diễn viên có tiếng tăm và 2 diễn viên lần đầu đóng phim - đó là Dustin Nguyễn, Hải Yến và Lan Ngọc, Thanh Hòa. Mình không nhắc Tăng Thanh Hà vì theo mình trong phim này hoặc TTH đóng dở hoặc đạo diễn ghét mấy người đàn bà phụ bạc nên không cho nhân vật sống trong lòng khán giả.Bằng chứng là không cho cả nhân vật đóng vai cô Chín được 'sống' - đóng còn dở hơn TTH.
Nhưng chính nhờ tài của đạo diễn tạo ra hai hạt sạn đó mà ta thấy bốn viên ngọc lung linh tỏa sáng. Lần đầu xem Dustin Nguyễn và Hải Yến mình hoàn toàn hài lòng với diễn xuất trong phim. Mình vốn phục chuyện tình như cổ tích và mê vẻ đẹp nam tính của chàng diễn viên này. Chỉ hơi lo không biết chàng Việt kiều sẽ xoay xở ra sao với anh nông dân Nam bộ đầy tâm trạng. Vậy mà DN vào vai ngon quá. Thầm tự hào, dù ở đâu cũng không thể mất đi chất Việt, có cơ hội là khắc hiện lên thôi! Lại thầm nghĩ, sau phim này, sợ các nàng thành thị lại mơ và kiếm bằng được anh Hai Nam bộ như DN!
Hải Yến, nghe mấy chuyện riêng tư trên báo mình không khoái lắm. Nhưng một Hải Yến trên phim đã thuyết phục được mình. Như nhà văn cần có tác phẩm hay, họa sĩ cần có bức tranh đẹp, nhạc sĩ cần có bài hát hay...Hải Yến đã có vai Sương để khoe khả năng diễn xuất của mình.
Và điểm sáng nhất trong phim, làm mình sung sướng nhất là em Lan Ngọc đã đóng vai bé Nương quá tuyệt vời. Mình không biết em có học trường lớp nghệ thuật nào không. Nhưng dứt khoát phải cám ơn con mắt xanh của đạo diễn đã tìm được em. Và thứ hai, chắc chắn em phải yêu tác phẩm, yêu nhân vật Nương lắm mới diễn được tới tầm của diễn viên chuyên nghiệp đến vậy.
Chắc nói không ngoa là Lan Ngọc đã làm nên thành công của phim.Dù mình biết ý đồ đạo diễn, như trong quảng cáo viết, phim nghiêng về khai thác diễn biến tâm lí của người cha và cô gái 'ăn sương', hai chị em Nương, Điền chỉ là nền và cầu nối cho mạch phim. Vậy là ở đây nhờ diễn xuất của diễn viên đã làm nên thành công kép cho bộ phim.
Hợp ý mình quá. Mình yêu nhất bé Nương trong truyện. Giờ bé Nương trên phim cũng làm mình yêu. Chắc chắn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng đồng tình với mình về điểm này. Cứ như là ông Trời xui ấy. Người ta không chủ tâm khai thác nhân vật Nương, nhưng bé Lan Ngọc cứ tự tỏa sáng để Nương thành điểm sáng của phim.
Vậy là nhờ có phim 'Cánh đồng bất tận' mình đã vượt qua được lời nguyền 'không xem phim Việt'. Và phim 'Cánh đồng bất tận' có thể so tài được với tác phẩm ' Cánh đồng bất tận'. Đây là một tín hiệu vui cho điện ảnh Việt nam.
Truyện này tôi đọc rất lâu rồi trong tuyển tập những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Ngọc Tư Câu chuyện này dài nhất trong tuyển tập đó cũng là câu chuyện cuối cùng trong tuyển tập buồn và xúc động nhất xen lẫn nỗi căm hờn. Đã có lúc tôi thấy rợn tóc gáy với những gì xảy ra trong câu chuyên và gần như ghê tởm cái nơi đó. Thật khó chịu với những gì xảy ra nhưng thật sự là nó rất đúng với đời thường không nhiều mộng tưởng có lúc êm đềm và song gió đến nghẹt thở người đọc cuốn hút người đọc vô cùng với cảm giác mênh mang buồn có lúc đến tột độ và lạnh cả xương sống rồi đến căm tức.
Tôi vẫn thích đó là 1 câu chuyện hơn là 1 bộ phim gần giống như phim cấp 3 của Hàn Quốc.