CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới  I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 10:08 pm

truonghoc2011
Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.

Thành viên mới gia nhập

truonghoc2011

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Thị Mai Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 19
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 37
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới

 
Vào hồi 13h (giờ địa phương) tức 18h (giờ Việt Nam) ngày 27/6/2011, Ủy ban Di sản thế giới tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng hòa Pháp) đã chính thức công nhận Thành Nhà Hồ trở thành Di sản Văn hóa Thế giới.

Như vậy, sau 6 năm (2006 – 2011) với bao sự nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn do điều kiện khách quan, được sự quan tâm của các ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia trong nước và quốc tế; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh Ủy và Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa; Lãnh đạo chính quyền địa phương; sự hợp tác và giúp đỡ của nhân dân huyện Vĩnh Lộc; hành trình của di sản Thành Nhà Hồ trên quê hương Xứ Thanh đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa nhân loại.

Niềm vui, những giọt nước mắt hạnh phúc đã vỡ òa!

Di sản Văn hóa Thành Nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha) với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với những giá trị nổi bật và tiêu chí sau

Khu di sản Thành Nhà Hồ là trung tâm kinh thành của Việt Nam vào cuối thể kỷ 14 - đầu thế kỷ 15, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Các thuộc tính chứng minh cho nét đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn, La thành, Nam Giao, các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích Cung điện, đền đài, đường xá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn phản ánh rõ nét về một thời kỳ lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam với các đặc trưng mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Tiêu chí II

Khu di sản Thành Nhà Hồ là biểu hiện rõ rệt những sự giao thoa trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, quy hoạch…và cảnh quan khu vực vào cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15. Đó là việc tiếp thu các tư tưởng hướng tích cực của Nho Giáo thực hành (Trung Quốc) kết hợp với các đặc điểm của văn hóa Việt Nam và khu vực được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nhằm đưa đất nước đạt tới các thành tựu mới văn minh hơn, tích cực hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân, đáp ứng các yêu cầu đổi mới cấp bách của Việt Nam và góp phần thúc đẩy các trào lưu tư tưởng nhân văn tích cực ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tất cả được thể hiện nổi trội và duy nhất thấy ở Thành Nhà Hồ trên các phương tiện thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc Thành đá, kỹ thuật xây dựng đá lớn và các ảnh hưởng tác động lẫn nhau nhiều chiều của khu di sản tới kỹ thuật xây dựng thành quách sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Tiêu chí IV

Khu di sản cũng là ví dụ nổi bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn vừa là một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu tượng cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu dưới tác động của giao thoa các giá trị nhân văn ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây đã được kết hợp một cách sáng tạo, tài tình với truyền thống kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á với một hệ thống thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các khối đá nặng từ 10 tấn đến 26 tấn, xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ cao trên 10m vừa đảm bảo được công năng kiến trúc vừa đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành. Kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn đã phát huy ảnh hưởng của nó tới kỹ thuật xây dựng nhiều tòa thành sau đó ở khu vực, nhưng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất chỉ có Thành Nhà Hồ vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực.

Khu di sản đáp ứng các yêu cầu về tính toàn vẹn, tính xác thực được nêu trong hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản Thế giới.

Khu di sản với vùng lõi và vùng đệm tổng cộng 5.234 hécta bao gồm toàn bộ tòa Thành đá, La thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành Nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn một cách tốt nhất theo Luật pháp của Nhà nước Việt Nam và các quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng là những bằng chứng xác thực nhất minh chứng về sự tồn tại của một thời kỳ văn minh Việt Nam dưới ảnh hưởng tác động của các tư tưởng nhân văn tích cực phương Đông nhằm đổi mới đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15.

Xin giới thiệu sơ lược về di sản văn hóa thế giới mới được công nhận này.
Thành Tây Đô, còn có tên gọi khác là Thành nhà Hồ. Được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, đời vua Trần Thuận Tông. Trải qua hơn 6 thế kỷ, thành Tây Đô Thành vẫn còn khá nguyên vẹn. Cho đến hôm nay, kỹ thuật xây dựng thành vẫn còn nhiều bí ẩn.

Thành Tây Đô được các nhà khoa học nhận định là một trong số ít những thành đá còn sót lại trên thế giới. Ở Đông Nam Á đây là tòa thành bằng đá có giá trị nhất, độc đáo nhất và duy nhất còn lại.

Theo sử sách, chỉ trong vòng 3 tháng mùa xuân năm 1397 tòa thành kiên cố, đồ sộ có chu vi hơn 3.5 km với diện tích gần 77ha đã được hoàn thiện. Thành được xây dựng hình chữ nhật song các cạnh tương đối bằng nhau. Tường thành phía Nam và phía Bắc dài khoảng 877m, bức tường phía Tây dài 880m, còn phía Đông là 879.3m.

Tòa thành có 4 cổng dù không tương ứng với 4 hướng nhưng vẫn được gọi là Cửa Nam, Cửa Bắc, Cửa Đông, Cửa Tây với các vị trí tương ứng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Trong đó cửa Nam là cửa chính (cửa Tiền) và được xây dựng công phu và rộng hơn cả. Đến nay, cổng còn nguyên vẹn nhất. Vì là cửa chính nên từ đây có con đường lát đá hoa chạy xuyên suốt trục bắc nam của thành và dẫn đến cuối đường là đàn tế Nam Giao của nhà Hồ.

Hồ Quý Ly chọn điểm xây thành tại An Tôn (nên thành có tên gọi khác là Thành An Tôn) - một vùng đất hẻo lánh, chật hẹp. Đây cũng là vùng đất có phong thủy rất đẹp để xây thành: Lưng tựa núi, mặt giáp sông. Phía Bắc thành là núi Thổ Tượng, Phía Đông là núi Hắc Khuyển, Phía Tây có núi Ngưu Ngọa, còn phía Nam là nơi hội tụ của Sông Mã và sông Bưởi đổ về. Bây giờ vẫn có hai con đường nhỏ nối cửa Đông với cửa Tây và cửa Bắc với cửa Nam tạo thành hình chữ thập và giao nhau tại tâm điểm của tòa thành.

Điều đặc biệt nhất của tòa thành chính là kỹ thuật xây dựng, một bằng chứng về sức lao động phi thường, khả năng sáng tạo tài hoa của nhân dân ta thời xưa.

Bốn cổng thành đều được xây dựng bởi những tảng đá xanh, đẽo gọt công phu, vuông vắn, mài hình muối cam tạo ra nhiều mặt phẳng. Những phiến đá này được xếp với nhau vừa khít mà không cần chất kết dính tạo thành các vòm mái theo hình chữ U. Tại mỗi cổng đều có ba cửa, một cửa to ở chính giữa và hai cửa phụ ở hai bên. Trong đó to nhất, đẹp nhất là Cửa Nam, với cửa giữa cao hơn 8m, rộng 5.8m, 2 cửa bên rộng 5m, cao 7.8m.

Mặt thành có đường đi rộng khoảng 4.5m, thoải dần vào trong. Tường thành cao trên 6m, được xây dựng bằng những viên đá lớn cỡ 2m x 1m x 0,7m. Phía ngoài ốp đá dựng đứng, mặt trong thành lèn đất chặt như nhà trình tường. Có những phiến đá rất to nặng chừng gần 20 tấn, tại cửa Tây có tấm đo được dài hơn 5m, rộng 2m, cao 1.3m. Bằng cách nào để đưa những phiến đá này lên cao, mài các cạnh vừa khít nhau trong quá trình xếp đá để xây thành, đến nay vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học. Hiện nay, một số bi đá được tìm thấy khiến nhiều người giả thuyết, đây chính là công cụ được sử dụng để trượt những tấm đá khổng lồ lên trên.

Cuốn “Đại Nam nhất thống chí” nêu rõ, cùng với thành lũy kiên cố thành phần kiến trúc của tòa thành gồm có: Tường thành, cửa thành, hào thành, kiến trúc và các hồ nước. Hiện nay những hào thành sâu và rộng bên ngoài thành cùng với các hồ nước vẫn còn rất nhiều dấu tích đã và đang được nghiên cứu. Trong đó Giếng Vua tại khu vực đàn tế Nam Giao đã được khôi phục nguyên trạng. Cấu trúc giếng hình vuông, lòng hình tròn với chiều sâu 5.6m, có 9 bậc thành, chiều dài mỗi thành là 13m. Các bậc thành cao 30cm, rộng 30cm…

Với sự công nhận Di sản Thành Nhà Hồ là Di sản Văn hóa Thế giới, cho đến nay Việt Nam đã có 7 di tích được công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới.

Sáu di tích được công nhận trước đó là Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng Thanh Thăng Long - Hà Nội.






Chữ ký của truonghoc2011





Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới  I_icon_minitimeTue Jun 28, 2011 12:24 pm

hoangdunglsk31
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.

Thành viên cấp 2

hoangdunglsk31

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 51
Đến từ Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 83
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới

 
- Hihi vui quá Thành nhà Hồ quê mình đó. Đi qua Thành nhà Hồ là đến Cẩm Thuỷ quê mình với suối cá thần Cẩm Lương, Suối Voi, chùa Chặng... Nếu ai đến thăm thành nhà Hồ thì ghé qua nhé.
- Qua huyện Thạch Thành trên Cung đường Hồ Chí Minh là rừng quốc gia Cúc Phương. Các bạn nhìn trên bản đồ đường mòn Hồ Chí Minh chạy cắt qua sông Mã là quê mình. Tự hào ghê.
- Nhân dịp thành nhà Hồ được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Mình sẽ có một loạt gợi ý tìm hiểu về nhà Hồ nhé các bạn tham gia nha.
Chữ ký của hoangdunglsk31





Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới  I_icon_minitimeTue Jul 05, 2011 9:34 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới

 
Thương anh em cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam giang
Chữ ký của Thanhsamkhach





Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới  I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Trung-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất