Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 138
Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích : 330
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Huân
Nguyễn Hữu Huân (chữ Hán 阮友勳, sinh 1830 - mất 1875), được biết nhiều với tên Thủ Khoa Huân, là một sĩ phu yêu nước người Việt Nam, lãnh tụ khởi nghĩa chống Pháp xâm lược ở các tỉnh Miền Đông Nam Kỳ, mất tại quê nhà năm 1875 (bị Pháp xử chém).
Tiểu sử
Nguyễn Hữu Huân quê quán làng Mỹ Tịnh An, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường; nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Thủa nhỏ ông rất thông minh và học giỏi. Năm 1852 (triều Tự Đức), ông dự thi Hương (kỳ thi xác định học vị Cử nhân) và đỗ đầu, nên được gọi là Thủ khoa Huân. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Giáo thụ huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường.
Khi Pháp xâm lược ba tinh miền Đông Nam kỳ (trong đó có tỉnh Định Tường quê ông), cũng giống như nhiều nhà nho yêu nước ở Nam kỳ, ông đã từ bỏ dạy học, cầm vũ khí đứng lên chống Pháp (năm 1860).
Năm 1861, ông cùng nghĩa quân hoạt động trên địa bàn từ Tân An đến Mỹ Tho. Đầu năm 1862, bị Pháp đánh úp, bắt và giải ông về Sài Gòn. Lựa lúc đối phương sơ hở, ông trốn thoát được. Đầu năm sau, ông cùng Võ Duy Dương chiêu mộ nghĩa binh để khởi nghĩa lần thứ hai.
Tháng 6 năm 1863, lúc ban đêm Pháp bất ngờ đem quân càn quét căn cứ Thuộc Nhiêu (Cai Lậy , Định Tường), ông chuyển về vùng Thất Sơn, An Giang tiếp tục đấu tranh. Pháp rất lo ngại nên gửi tối hậu thư, buộc viên quan đầu tỉnh An Giang phải giao nộp Thủ Khoa Huân cho họ làm tội, viện lẽ ông Huân không tuân theo hòa ước 1862. Án sát Phạm Hoàng Đạo hay tin tâu lên vua Tự Đức, xin đưa ngay Nguyễn Hữu Huân về Huế. Nhưng khi chiếu chỉ đến, viên quan đầu tỉnh bị Pháp gây áp lực nên đã phớt lờ lệnh vua, khiến ông bị Pháp giam cầm.[1]
Vợ Thủ Khoa Huân là Lê Thị Lộc đã làm đơn kiện viên quan đầu tỉnh An Giang về việc đã không tuân theo chiếu chỉ, đồng thời đòi Pháp phải thả ngay chồng mình. Ở Sài Gòn, dù Pháp đem mọi thứ ra dụ dỗ nhưng ông vẫn kiên quyết chối từ. Cuối cùng, vào ngày 22 tháng 8 năm 1864, ông bị kết án 10 năm tù khổ sai và bị đày đi đảo Cayenne ở Nam Mỹ[2]
Sau 5 năm tù, ngày 4 tháng 2 năm 1869, Pháp cho lệnh ân xá và đưa ông về quản thúc tại nhà Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, đồng thời cử ông làm giáo thọ dạy bảo "sinh đồ" ở Chợ Lớn với hy vọng lôi kéo ông về phía họ. Nguyễn Hữu Huân lợi dụng điều kiện đi dạy học, liên lạc với các sĩ phu yêu nước và hội kín Hoa kiều Trường Phát, nhờ mua vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa.
Trong khi cuộc khởi nghĩa đang được chuẩn bị khẩn trương, nhờ do thám nên Pháp bắt được thuyền chở vũ khí. Trước tình hình bất lợi đó, ông ra lệnh giải tán, bí mật tìm đường về lại Mỹ Tho họp cùng Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa lần thứ 3. Lần này dân chúng theo ông rất đông,trong số đó có cả một số hương chức, hội tề, địa chủ... địa bàn kháng chiến của ông kéo dài từ Mỹ Tho đến Mỹ Quý -Cai Lậy.
Đầu năm 1875, thất trận ở Bình Cách, Thủ Khoa cùng tùy tùng là Đốc binh Hương về Chợ Gạo, dự định quá giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Nhưng Đốc binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc, đã dẫn quân bắt Nguyễn Hữu Huân ở Chợ Gạo ngày 15 tháng 05 năm 1875, rồi đem giam ông tại Mỹ Tho.
Sau bốn ngày dùng mọi mưu chước chiêu hàng không thành, Pháp kết án tử hình Nguyễn Hữu Huân. Trước khi thụ hình, ông nhắn vợ con tế sống mình trong một tuần và xin vải viết bài thơ tuyệt mệnh và hai câu đối để thờ.
Ngày 19 tháng 5 năm 1875 (âm lịch: 14 tháng 4 năm Ất Hợi), Pháp cho tàu chở ông xuôi theo dòng Bảo Định về Mỹ Tịnh An, để hành quyết tại Bến Tranh lúc 12 giờ trưa. Năm ấy ông 45 tuổi.
Tưởng nhớ
Mộ và đền Thủ Khoa Huân được xây dựng ngay tại quê nhà của ông. Ban đầu mộ được đấp bằng đất. Đầu thế kỷ 20, cháu ngoại của ông là Trần Văn Thông xây lại bằng đá xanh. Trong đền thờ có nhiều hoành phi và câu đối ca ngợi khí tiết của ông. Và nơi Thủ Khoa Huân bị chém là chợ Phú Kiết, tỉnh Định Tường xưa. Nơi đấy, cũng có bia tưởng niệm.