QUỐC GIA CỔ CHAM-PA VÀ PHÙ NAM
1. Quốc gia cổ Cham-pa hình thành và phát triển - Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên thành lâp quốc gia Cổ Lam Ấp, đến thế kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.
- Kinh đô: Lúc đầu là Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định.
- Tình hình Chăm-pa từ thế kỷ II - X.
+ Kinh tế: - Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.
- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
+ Chính trị - Xã hội: - Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.
- XH gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.
+ Văn hoá: - Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).
- Theo Ba-la-môn giáo và Phật giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.
2. Quốc gia Cổ Phù Nama) Sự hình thành- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (Thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (Thế kỷ III - V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.
b) Tình hình kinh tế, chính trị và văn hoá - Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
- Chính trị: Theo thể chế quân chủ đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
- Văn hoá: Ở nhà sàn, theo Phật
giáo Balamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.