Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ II
Thu Jun 19, 2008 7:02 pm
Lịch sử,....
Thành viên mới gia nhập
Guest
Họ & tên : David Tien
Ngày tham gia : 19/06/2008
Tổng số bài gửi : 5
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử,....
Điểm thành tích : 8
Được cám ơn : 8
Tiêu đề: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ II
LIÊN XÔ
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1945 đến nửa đầu những năm 70)
Trong cuộc chiến tranh chống phát xít, nhân dân đã phải gánh chịu những hy sinh và tổn thất hết sức to lớn: trên 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá. Sau chiến tranh, các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu, tiến hành bao vây kinh tế, gây cuộc “chiến tranh lạnh” và ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt và các nước xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, vừa phải ra sức củng cố quốc phòng chuẩn bị chống lại những âm mưu của các nước phương Tây, vừa phải giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới, nhân dân đã tự lực, tự cường bắt tay vào công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng
"Năm 1950, tổng sản lượng nông nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự định tăng 43%); trong thời gian khôi phục kinh tế, trung bình mỗi ngày có 3 xí nghiệp xây dựng mới (hoặc phục hồi) được đưa vào sản xuất. Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về khoa học – kỹ thuật và phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ."
Tiếp sau đó, đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn (1) nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.
Năm 1972, so với năm 1922 – 50 năm sau khi thành lập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần và chỉ cần 4 ngày sản xuất là đủ đạt sản lượng bằng của cả năm 1913, năm cao nhất cảu đế quốc Nga cũ (2).
(1) Các kế hoạch dài hạn: Kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951- 1955), lần thứ sáu (1956 – 1960), kế hoạch 7 năm (1959 – 1965), kế hoạch 5 năm lần thứ tám (1966 – 1970), lần thứ chín (1971 – 1975). (2) Đến giữa những năm 70, chỉ cần 2 ngày rưỡi là đạt đủ sản lượng công nghiệp bằng cả năm 1913.
Trong những thập niên 50, 60 và nửa đầu 70, là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mĩ); tới giữa thập niên 70, sản lượng công nghiệp của đã chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
Trong khoảng thời gian 25 năm (từ 1951 đến 1975), mức tăng trưởng công nghiệp hàng năm đạt 9,6%. Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại bậc nhất thế giới như: dầu mỏ, than, quặng sắt, gang, thép, xi măng, máy kéo, máy công cụ v.v… còn đi đầu trong một số ngành công nghiệp mới: công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện nguyên tử…
SẢN LƯỢNG THÉP (Triệu Tấn)
Trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ: năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất; năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. Đầu những năm 70, bằng việc kí kết với Mĩ các hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa và về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là Hiệp ước ABM và Hiệp định SALT-1 và SALT-2), đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng với các nước phương Tây. Đây là một thành tựu có ý nghĩa to lớn, làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của Mĩ và đồng minh của Mĩ. 2. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô
Sau chiến tranh, trong vòng 30 năm đầu, tình hình chính trị ổn định. Xtalin, Khơrutxôp, Brêgiơnhep (1) thay nhau giữ cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết. Bên cạnh những công lao trong việc thúc đẩy công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đạt được nhiều thành tích to lớn, các nhà lãnh đạo Xô viết vẫn tiếp tục mắc những thiếu sót và sai lầm vốn đã tồn tại trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở : chủ quan, nóng vội và đốt cháy giai đoạn (đề ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong vòng 15 – 20 năm), xây dựng Nhà nước bao cấp về kinh tế và phủ nhận những quy luật khách quan về kinh tế; thiếu dân chủ và vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa; thiếu công bằng xã hội và chưa nhân đạo v.v… Những thiếu sót và sai lầm này ít nhiều đã được phát hiện và đã diễn ra những cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng và nội bộ giới lãnh đạo Xô viết (như việc phê phán những sai lầm của Xtalin sau khi ông qua đời, việc lật đổ cương vị lãnh đạo của Khơrutxôp năm 1964…)
(1) Năm 1953, Xtalin qua đời và Khơrutxôp thay thế. Năm 1964 – Khơrutxôp bị lật đổ và Brêgiơ nhảy lên thay.
Tuy thế, do sự tin tưởng, ủng hộ của đông đảo nhân dân , công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc này vẫn tăng tiến, khoảng cách về kinh tế giữa với các nước Mĩ, Tây Âu, không nhiều và mức sống của nhân dân có được nâng lên rõ rệt so với trước kia. Lúc này, trong nội bộ Đảng Cộng sản và giữa các dân tộc khác nhau trong toàn liên bang, khối đoàn kết, thống nhất vẫn được duy trì.
Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô viết luôn luôn quán triệt chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới, đã giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa anh em về vật chất và tinh thần, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho các nước anh em tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. luôn luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trên thế giới. đã đi đầu và đấu trang không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Sau chiến tranh Thế giới lần hai, là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, trở thành thành trì của hoà bình thế giới và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
Thu Jun 19, 2008 7:14 pm
Lịch sử,....
Thành viên mới gia nhập
Guest
Họ & tên : David Tien
Ngày tham gia : 19/06/2008
Tổng số bài gửi : 5
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử,....
Điểm thành tích : 8
Được cám ơn : 8
Tiêu đề: Trang 2
ĐÔNG ÂU
Phân chia trước năm 1989 giữa "Tây" (màu xám) và "Khối Đông" (màu cam) chồng lên biên giới hiện thời: Nga (màu cam xẫm), các quốc gia khác xưa kia thuộc Liên Xô (màu cam trung bình), các thành viên của Khối Warszawa (màu cam lợt), và những chính thể cựu cộng sản khác không liên kết với Moskva (màu cam lợt nhất).
1. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập
Trong những năm 1944 – 1945, khi Hồng quân tiến hành truy kích quân đội phát xít Đức qua vùng Đông Âu, nhân dân và khó khăn vũ trang đã nổi dậy, phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành lấy chính quyền và thành lập các nước dân chủ nhân dân: Ba Lan (7/1944), Rumani (8/1944), Tiệp Khắc (4/1945), Nam Tư (5/1945), Anbani (12/1945), Bungari (9/1946)
Riêng ở Đức, theo sự thoả thuận của Hội nghị những người đứng đầu ba nước , Mĩ, Anh tại Pôtxđam (Đức), quân đội bốn nước , Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vực tạm chiếm đóng nước Đức với nhiệm vụ tiêu diệt triệt để chế độ phát xít, quân đội phát xít và làm cho nước Đức trở thành một nước thống nhất, hoà bình và dân chủ thực sự. Ở Đông Đức, đã thực hiện nghiêm chỉnh những nhiệm vụ này, nhưng ở Tây Đức, các nước Mĩ, Anh, Pháp lại tìm cách phục hồi chủ nghĩa quân phiệt và âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức. Tháng 9 – 1949, Mĩ, Anh, Pháp đã giúp cho các thế lực thân phương Tây hợp nhất ba miền tạm chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp và thành lập nước Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức). Thể theo nguyện vọng của nhân dân Đông Đức, được sự giúp đỡ của , ngày 7 – 10 – 1949, nước chính thức tuyên bố thành lập.
Các từ Đông, Tây ở đây không đơn thuần chỉ phương hướng mà còn được hiểu theo nghĩa: Đông là chỉ các nước theo chủ nghĩa xã hội và Tây là chỉ các nước theo chủ nghĩa tư bản, như , các nước Tây Âu, quan hệ Đông – Tây… Còn thực ra nằm ở vị trí Đông Nam và Trung Âu. Hiện nay, mặc dù không còn là nước xã hội chủ nghĩa nữa, người ta vẫn quen gọi như thế.
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là một biến đổi to lớn của cục diện châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân
Tuy đã thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân nhưng chính quyền ở vẫn là chính quyền liên hiệp bao gồm đại biểu các giai cấp, các đảng phái chính trị trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít. Giai cấp tư sản và các chính đảng của họ có một lực lượng va vị trí khá quan trọng trong các chính phủ liên hiệp này, cho nên họ luôn luôn ngăn cản, phá hoại việc thực hiện những cải cách dân chủ và âm mưu đưa quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nhằm đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hoặc tư bản chủ nghĩa đã diễn ra khá quyết liệt. Được sự giúp đỡ đắc lực của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội bên ngoài và các thế lực phản cách mạng bên trong, những năm 1947 – 1948, các chính đảng tư sản đã tiến hành hàng loạt những âm mưu đảo chính nhằm gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ liên hiệp và cướp đoạt toàn bộ chính quyền.
Ở , ngày 20 – 2 – 1948, nhân việc Bộ Nội vụ giảm biên chế, 12 bộ trưởng tư sản đã rút khỏi chính phủ do Gôtvan, lãnh tụ Đảng Cộng sản, làm Thủ tướng. Âm mưu của họ là với sự từ chức của ½ thành viên nội các như thế theo hiến pháp, chính phủ Gôtvan sẽ bị đổ và Tổng thống Bênet (lãnh tụ đảng tư sản) sẽ cử đại biểu của giai cấp tư sản đứng ra lập chính phủ mới không có đảng viên cộng sản tham gia. Đảng Cộng sản đã kịp thời kêu gọi công nhân và nhân dân xuống đường, biểu tình, bãi công buộc Tổng thống Bênet phải chấp nhân đơn từ chức của 12 bộ trưởng tư sản và uỷ nhiệm cho Gôtvan đứng ra lập chính phủ mới. Sau đó, đến lượt Bênet cũng buộc phải từ chức và Gôtvan lên thay thế, đứng đầu nhà nước .
Sự kiện tháng 2 – 1948 đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng .
Ở Bungari, phái chống cách mạng do Nicôlai Petcôp (lãnh tụ đảng tư sản) cầm đầu, đã nhận tiền bạc, vũ khí của các nước bên ngoài lập ra quân đội bí mật lấy tên là “Đội quân sĩ quan trung lập”. Xuân 1947, bọn này âm mưu tiến hành cuộc đảo chỉnh, nhưng cơ quan an ninh cách mạng đã kịp thời phát hiện và đập tan những hoạt động này. Tháng 6 – 1947 Petcôp đã bị bắt và kết án tử hình.
Tình hình ở khác cũng diễn ra tương tự. Sự giúp đỡ của và việc quân đội đóng quân trên lãnh thổ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho thắng lợi của giai cấp vô sản. Sau khi nắm được toàn bộ chính quyền, thiết lập các chuyên chính vô sản, Đảng và Nhà nước đã đẩy mạnh việc thực hiện các cải cách dân chủ : cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá những xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước, thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ, ban hành chế độ làm việc, nghỉ ngơi, lương bổng v.v…
Đến khoảng những năm 1948 – 1949, đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như thế, việc hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội của , cùng với thắng lợi của cách mạng và sự ra đời của nước năm 1949, đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và bước đầu trở thành một hệ thống thế giới.
3. Xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70)
Trong những năm 1950 – 1975, nhân dân đã thực hiện 5 kế hoạch 5 năm (1) nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân đã diễn ra trong những điều kiện khó khăn, phức tạp: tuy đã là những nước tư bản nhưng cơ sở vật chất – kỹ thuật của còn hết sức lạc hậu (trừ , Cộng hoà dân chủ Đức); các nước đế quốc tiến hành bao vây kinh tế và can thiệp, phá hoại về chính trị; ở trong nước, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và ra sức chống phá (tư sản, địa chủ, lực lượng tôn giáo…). Tuy thế, với sự hậu thuẫn của , công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân đã giành được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, làm thay đổi bộ mặt của qua hơn hai thập nên, tất cả các âm mưu chống phá do bọn đế quốc và các thế lực phản động trong nước gây ra đều lần lượt bị dập tắt.
(1): Vì là thành viên của (SEV) và nhằm phối hợp chặt chẽ với nhau trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, nên những nước Đông Âu lập các kế hoạch 5 năm giống nhau về mốc thời gian.
Trước chiến tranh, Anbani là một nước nghèo và chậm phát triển nhất châu Âu: chưa có đường sắt, máy kéo trong nông nghiệp còn rất hiếm, đất nước không có công nghiệp… Đến giữa những năm 70, Anbani đã xây dựng được nền công nghiệp với hàng trăm xí nghiệp các ngành điện, cơ khí, luyện kim, hoá chất, dệt… Năm 1970, Anbani đã hoàn thành công cuộc điện khía hoá cả nước. Sản xuất nông nghiệp đã thoả mãn được nhu cầu lương thực của nhân dân.
Ở , so với năm 1938, sản xuất công nghiệp đầu những năm 70 tăng 20 lần, sản xuất nông nghiệp tăng gấp đôi. Gần nửa số dân đã được sống trong những ngôi nhà mới xây dưới thời chính quyền của nhân dân.
Ở Bungari, tổng sản phẩm công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với năm 1939. Nông thôn đã hoàn toàn điện khí hoá. Nước Cộng hoà dân chủ Đức (dân số bằng ¼, diện tích bằng 1/3 nước Đức cũ, công nghiệp và tài nguyên chủ yếu nằm ở Tây Đức), sau 30 năm xây dựng chế độ mới, đã đạt mức sản xuất công nghiệp bằng cả nước Đức năm 1939. Từ một miền trước đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đến năm 1970, 76% thu nhập quốc dân ở Đức là do sản xuất công nghiệp mang lại. Vốn được mệnh danh ở châu Âu là “đất nước của một triệu người khất thực”, sau hơn 20 năm xây dựng chế độ mới, Hunggari đã trở thành một nước công – nông nghiệp, có nền văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Rumani, từ một nước nông nghiệp cũng đã trở thành một nước công – nông nghiệp, trong đó sản xuất công nghiệp chiếm gần 70% thu nhập quốc dân. đã được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới: năm 1970, sản lượng công nghiệp chiếm 1,75% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tất cả đều có sự tăng tiến rõ rệt so với trước kia.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đã phạm một số thiếu sót và sai lầm, như rập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với (ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, tập thể hoá nông nghiệp, nhà nước nắm đế quốc về kinh tế dẫn đến hình thành nhà nước bao cấp về kinh tế…), thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội và vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa v.v… Chính những thiếu sót và sai lầm này đã làm giảm sút đi bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và dần làm mất đi lòng tin của nhân dân .
Tue Mar 08, 2011 6:32 pm
Thành viên mới gia nhập
dungthuy2012
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 01/12/2010
Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích : 1
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ II
bạn ơi mình muốn coppy bài này về nhưng sao ko coppy được, mình đang cần những tài liệu này
Tue Mar 15, 2011 1:16 am
Thành viên mới gia nhập
o0oNoCryo0o
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 14/03/2011
Tổng số bài gửi : 2
Điểm thành tích : 5
Được cám ơn : 1
Tiêu đề: Re: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ II
dungthuy2012 đã viết:
bạn ơi mình muốn coppy bài này về nhưng sao ko coppy được, mình đang cần những tài liệu này
Bạn bôi đen rồi coppy vào Microsoft Office Word là bạn có tài liệu mà. Sau đo đi in cung được mà :D.Chúc bạn hành công
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ II
Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ II