CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

  Việc gì đã xảy ra ở Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
 Việc gì đã xảy ra ở Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học? I_icon_minitimeMon Nov 08, 2010 11:59 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Việc gì đã xảy ra ở Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học?

 
Từ ngày 17/10 đến ngày 18/10/2010, Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học (gồm 11 người, trong đó có 9 GS và 2 PGS) đã họp tại Phòng họp Viện Văn học để xem xét và bỏ phiếu chức danh GS (2 ứng viên), PGS (20 ứng viên).

Mỗi một hồ sơ của ứng viên có 3 người thẩm định, tính điểm theo thang điểm được quy định của các văn bản có tính pháp quy (chẳng hạn hướng dẫn thành công 1 NCS được tính 1 điểm, 1 công trình nghiên cứu cấp Bộ được tính 0,5 điểm, một bài báo cáo khoa học được tính 0-0,5 hoặc 0-1 tùy tạp chí…).

Sau khi khớp điểm của ba người thẩm định (thẩm định cho chức danh giáo sư phải là 3 giáo sư), Hội đồng tiến hành việc kiểm tra ngoại ngữ (có các giáo viên ngoại ngữ chủ trì), sau đó hội đồng tiến hành bỏ phiếu (không ai phát biểu thảo luận gì vì cho rằng đã rõ).

Điều làm cho nhiều người trong Hội đồng ngỡ ngàng, bất ngờ và nhiều vị đã phát biểu ý kiến không đồng tình là ứng viên T.T.P.P (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia TP. HCM) đã bị từ chối chức danh PGS (với 8/11 phiếu, mà phải 9/11 trở lên mới đạt).

T.T.P.P, TS, giảng viên môn Văn học nước ngoài, Đại học KHXH&NV, TP.HCM, Phó chủ nhiệm Khoa, sinh năm 1965, tốt nghiệp đại học ở Liên Xô, chuyên nghiên cứu văn học Nga, và đã có các công trình: nghiên cứu so sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du và Epghênhi Ônhiêghin của Pushkin, Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX, Lev. Tolstoi – đại văn hào Nga và các bài báo nghiên cứu chuyên sâu về chuyên đề mà chị giảng dạy (văn học Nga, văn học Hàn Quốc, văn học so sánh… ). Đang in: “Lịch sử thơ ca Nga từ khởi thủy đến hiện đại” (Nxb ĐHQG TP. HCM). Hiệu đính “Lịch sử văn học thế giới” (tập 1), 1135 trang…

Chị thông thạo tiếng Nga (và cũng thông thạo tiếng Anh vì đã thực tập 2 năm ở Đại học Harvard), biết tiếng Pháp. Số điểm chị đạt là trên 12 điểm (gấp đôi số điểm 6 – điểm đạt chuẩn PGS). Trong khi 18 ứng viên khác đạt chuẩn PGS khó có ai có trình độ ngoại ngữ được đào tạo căn bản từ hai trung tâm lớn như chị mà phần lớn tự học tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nga ở Việt Nam. Thế thì vì sao trong 20 ứng cử viên, chị lại bị gạt? Có thể các ủy viên Hội đồng chưa biết rõ về chị? Nhiều người bác bỏ ngay phương án này vì: Thế thì sao 18 ứng cử viên khác, có người rõ ràng là trình độ kém hơn, lại được họ bỏ phiếu (thậm chí 11/11)?

Là những chuyên gia trong ngành, lâu năm trong ngành, họ không thể nào nhầm lẫn như thế. Mà nếu có nhầm, thì cũng phải xảy ra ở các trường hợp khác nữa chứ?

Có vấn đề “ân oán cá nhân”, nên dùng lá phiếu để “triệt hạ”. Ân oán cá nhân của chị P.P với Hội đồng là không thể có, vì chị là một giảng viên văn học hiền lành, “ngoan ngoãn”, không tham gia “chính trị”. Vậy thì chỉ có thể là “ân oán” đối với GS T.T.Đ, bố cô, một người đã có những va chạm trong tranh luận học thuật, tranh luận quan điểm và tri thức học thuật trong nhiều năm qua, từ “cải tổ” ở Liên Xô cho đến nay. Đó là điều mà trong giới văn học ai cũng biết. Ai cũng biết mâu thuẫn giữa cái gọi là “cấp tiến” và “bảo thủ”, từng xảy ra tranh luận trên nhiều vấn đề, nhiều lần.

Khả năng này là có thể có, đã có và nếu có cũng là “chuyện thường ngày”. Nếu như khả năng đó xảy ra, thì đây là một vấn đề nghiêm trọng.

Khả năng thứ nhất (cho là thiếu thông tin), nhầm lẫn, thì đó cũng là điều chẳng tốt đẹp gì. Đến khả năng thứ 2 thì những người hành động đã đánh mất đi tư cách GS, thành viên một Hội đồng bậc cao trong giáo dục, được nhà nước và nhân dân ủy thác để làm việc công minh, công bằng, minh bạch… chứ không được dùng Hội đồng để làm việc ám muội.

Sau khi sự việc xảy ra, nhiều PGS.TS (cũ và mới được phong) đã gọi điện thoại cho tôi, tỏ ý rất bất bình. Nhất đây lại là một phụ nữ, mà người ta nói rằng: “Không ai đánh một người phụ nữ, dù là đánh bằng một cành hoa”. Điều đáng nói là sau chuyện này, T.T.P.P vẫn bình thản, tự tin. Người chiến bại là người khác chứ không phải chị.

Hiện giờ thì chưa rõ ai làm chuyện đó, nhưng nhiều người nói với tôi: trước sau rồi sẽ rõ. Có một cách, không phải là để “hình sự hóa” sự việc, mà là để biết, để minh bạch, thì có thể đối chiếu dấu vân tay trên từng lá phiếu với dấu vân tay được lưu giữ. Hội đồng chức danh GS nhà nước, các cơ quan chức năng cấp cao nên qua việc này lưu ý rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp khắc phục.

Trường hợp thứ hai, là trường hợp PGS.TS T.N.V, giảng viên Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội. T.N.V tốt nghiệp ĐH Tổng Hợp Hà Nội, NCS ở Nga, TS và là PGS ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu và bài báo khoa học về văn học Việt Nam trung đại – cận đại (số điểm là rất cao, trên 30 điểm, trong khi 12 điểm đã đạt). Quả thật, anh có một số vấn đề về tính cách, thậm chí cả về đạo đức nếu có thể nói như thế, nhưng đây là một người say mê nghiên cứu và có kết quả nghiên cứu. Những khuyết điểm mặt này, mặt kia của anh thuộc về nhà trường, tập thể của anh nhắc nhở và giúp đỡ.

Trách nhiệm của Hội Đồng chủ yếu là trách nhiệm khoa học (dĩ nhiên bỏ phiếu, trong đó có khía cạnh tín nhiệm và ở đó có khía cạnh tín nhiệm đạo đức – khoa học thì cũng có thể “thể tất” cho một vài người không ưa anh). Năm ngoái, Hội đồng cho rằng anh thiếu một giáo trình (tiêu chuẩn bắt buộc). Nhưng năm nay, anh đã có giáo trình mà vẫn “trượt”. Về phần mình, tôi cho rằng, năm nay anh đã viết xong giáo trình, các tiêu chuẩn đã đủ (hoặc dư) thì nên bỏ phiếu cho anh, và tôi đã làm như thế (*). Tôi cho rằng, việc xảy ra cũng là điều bất công đối với anh.

Ngày xưa, người ta đi thi cả đời chẳng sao cả, nhưng sang năm nghe nói tiêu chuẩn ngoại ngữ, tiêu chuẩn điểm… sẽ khác, sẽ khó cho anh. Nhưng nếu anh kiên trì, chắc chắn anh sẽ đạt đích.

*

Suy ngẫm về hai trường hợp trên, để ngẫm về “nhân tình thế thái”, về chuyện đời không bằng phẳng, về lương tâm và trách nhiệm của người làm thầy, làm thầy “bậc cao”, đi phong GS.TS và PGS.TS cho người ta.

Chất lượng người phong từ TS là rất không đồng đều, tiêu chuẩn để phong các công trình bài báo cũng chỉ được tính một cách hình thức. Quả là khó thay! Muốn cải tiến việc này, phải cải tiến từ học vị Tiến sĩ, Tiến sĩ mà đạt tốt, thì việc phong PGS rất dễ đạt. Ngoại ngữ cũng là một việc khó. Đòi hỏi “thông thạo 1 ngoại ngữ" là không dễ. Các công trình, bài báo phải được đọc, được thảo luận đánh giá, chứ cứ lấy cớ là đã đăng tạp chí, đã xuất bản thì tiêu chuẩn ấy ngày quá dễ.

Lặng im cho qua chuyện này như nhiều chuyện trên đời (còn lớn hơn nhiều), thì cũng thôi. Nhưng nghĩ lại thấy không đành, nên viết mấy dòng này thâm tạ các bạn đã có lòng hỏi thăm, tỏ ý, cùng là những ai quan tâm đến “khoa danh”, đến giáo dục nước nhà.

MAI QUỐC LIÊN
(Ủy viên Hội đồng)
10/25/2010 tạp chí Hồn Việt

Chữ ký của Thanhsamkhach




 

Việc gì đã xảy ra ở Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Câu chuyện giáo dục-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất