Chúng ta đều được học truyện cổ tích Lang Liêu làm bánh chưng vuông như tượng Đất, bánh dày tròn tượng trưng cho Trời. Nhưng thực chất đó là lời của nhà nho gán cho (có thể là Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...)
Kiểu bánh chưng vuông hầu như chỉ có ở đồng bằng Bắc bộ (và Quảng Đông TQ). Chỉ cần lên Cổ Loa, Bắc Ninh... bạn sẽ thấy người dân gói bánh chưng hình đòn dài như bánh tét miền Nam nhưng bé hơn. Họ cũng có gói bánh vuông để thờ cúng nhưng ít. Người Mường (cùng tổ tiên với người Việt, toàn gói bánh chưng kiểu đòn dài - Bánh bương)
Thực chất bánh chưng-bánh dày là cặp Linga-Ioni, Nõ-Nường trong tín ngưỡng phồn thực của người dân Việt cổ, trong đó bánh chưng mới là biểu tượng dương- trời. Trên trống đồng thường có biểu tượng Ioni và đôi khi có cả tượng cặp nam nữ giao phối
Có lẽ vì vậy, bánh dày thường được ăn từng cặp (có kẹp chả)
Tất nhiên nhà nho k0 chấp nhận tín ngưỡng phồn thực (và các tín ngưỡng khác đạo Khổng) nên họ phải cải biến đi
Còn chúng ta khi ăn bánh chưng-bánh dày cũng k0 nên nghĩ đó là biểu tượng gì thì ăn mới ngon