Toàn cầu hoá được coi như là một xu thế chung của toàn thế giới và muốn phát triển hay muốn có cơ hội phát triển nhanh thì các nuớc phải tham gia vào quá trình này. Toàn cầu hoá làm cho các nước đang phát triển phải mở cửa hơn nữa mậu dịch tự do toàn cầu, tức phải giảm bớt hàng rào thuế quan cho hàng hoá nước ngoài nhập vào. Ngược lại cũng thuận lợi hơn cho xuất khẩu và gia công sản phẩm. Ví dụ như việc gia nhập WTO Việt Nam đạt kỉ lục thu hút vốn nước ngoài suất khẩu cũng rất lớn nhưng hàng rào thuế quan bảo hộ cho một số sản phẩm trong nước khác cũng không còn. Toàn cầu hoá tạo một môi trường chung lớn hơn và tự do hơn cho tất cả các nước
2 Về cơ hội mà toàn cầu hoá đem lại là:
- Vốn đầu tư của nước ngoài
- Khoa học kĩ thuật hiện đại
- Qui trình công nghệ tiên tiến
- Cách quản lý hiệu quả
- Giảm các qui định và hạn chế khi xuất khẩu sang các nước phát triển
Về thách thức thì mình phân tích kĩ hơn 1 chút:
- Sự lệ thuộc về kinh tế đối với các tập đoàn và công ty nước ngoài .
Khi các tập đoàn lớn nắm các ngành kinh tế quan trọng trong nước thì sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc về kinh tế mà sự lệ thuộc về kinh tế thường sẽ gây ra các vấn đề lệ thuộc về chính trị. Ví dụ điển hình có lẽ là các nước Mĩ La Tinh, được coi như thuộc địa kiểu mới của Mỹ
- Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thế giới
Năm 1998 xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng Việt Nam gần như không bị ảnh hưởng, còn ngược lại năm nay xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đi xuống của nền kinh tế thế giới
- Bị lợi dụng tài nguyên
Các nước đầu tư các ngành sản xuất ở Việt Nam sử dụng nhân công Việt Nam, các nguồn tài nguyên khác của Việt Nam nhưng tạo ra sản phẩm bán cho cả thế giới, điều này làm Việt Nam phải khai thác mạnh hơn tài nguyên của mình trong khi nước đầu tư vào Việt Nam vẫn bảo toàn được tài nguyên
- Phải rỡ bỏ hàng rào thuế quan để bảo hộ một số ngành trong nước
Điều này có thể bóp chết một số ngành trong nước khi hàng nước ngoài có mẫu mã công nghệ và giá thành thấp hơn sản phẩm trong nước, thực ra mà nói điều này dẫn đến sự chuyên môn hoá cao hơn của từng quốc gia trong việc sản xuất
- Các vấn đề môi trường
Gần đây nhất là vụ công ty bột ngọt Vedan, việc sản xuất gây ô nhiễm các nước phát triển không thực hiện ở nước họ mà đem sang các nước đang phát triển thực hiện. Điều này khiến các nước đang phát triển phải chịu sự ô nhiễm. hay việc nhập khẩu đồ điện tử cũ, xe hơi cũ và các dây chuyền công nghệ cũ, vô hình chung biến các nước đang phát triển thành bãi rác của các nước phát triển
- Sự phân chia không công bằng về lợi nhuận
Không bao giờ có sự ăn chia công bằng giữa các nước trong quá trình này, thường thì các nước nhận được đầu tư đều là vì nhân công và tài nguyên rẻ mạt. Một hãng thời trang nước ngoài sản xuất 1 cái áo ở Việt Nam với chi phí khoảng 10 USD nhưng họ đem bán với giá 50-100 USD là chuyện bình thưởng. Toàn bộ khoản tiền ở giữa chính là sự không công bằng về lợi nhuận
- Văn hoá Việt Nam sẽ có thể bị phai nhạt do văn hoá các nước phương Tây vào .
- Việt Nam dc mệnh danh là bãi rắc khoa học kĩ thuật của thế giới nên khó tránh khỏi việc VN là nơi để các nước ngoài đổ các công nghệ cũ kém chất lượng vào.
__________________