CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Toàn cầu hoá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Toàn cầu hoá I_icon_minitimeTue Sep 28, 2010 6:58 pm

albus_severus_1

Thành viên mới gia nhập

albus_severus_1

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/09/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích Điểm thành tích : 6
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Toàn cầu hoá

 
cách mạng khoa học công nghệ là gì?
vì sao nói trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ, khoa học lại trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp?
Toàn cầu hoá là gì?
Vì sao toàn cầu hoá là thời cơ, thách thức đối với các nước đang phát triển?
Mọi người làm ơn trả lời ngắn gọn cho mình nhé. Thanks
Chữ ký của albus_severus_1





Toàn cầu hoá I_icon_minitimeThu Sep 30, 2010 8:43 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Toàn cầu hoá 36 Toàn cầu hoá 6 Toàn cầu hoá 40Toàn cầu hoá 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Toàn cầu hoá

 
1.Cách mạng khoa học công nghệ là đem khoa học vào công nghệ để hiện đại hóa , cơ khí hóa vào dây chuyền sản xuất , biến đổi từ công nghệ lạc hậu chỉ thuần túy thủ công tay chân thành công nghệ tiên tiến trang bị cơ khí thay cho sức người để cho nền kinh tế được phát triển mang tính chất hiện đại vĩ mô ngang tầm với các nước trong khu vực , nâng cao đời sống của xã hội ,để nước giàu dân mạnh . Ví dụ thực tiễn như nền nông nghiệp nước nhà từ một nước thiếu ăn nhờ cách mạng khoa hoc công nghệ mà trở thành nước an ninh bảo đảm lương thực trong quốc nội và xuất khẩu gạo đứng hàng nhất nhì thế gới, nếu như cứ sản xuất theo lối cũ con trâu đi trước cái cày đi sau thì không thể có thành quả như ngày nay được
2.các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất
Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm khai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động khác với lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, hoạt động sáng tạo của con người, nó khác với hoạt động bản năng của động vật.
Quá trình lao động cũng là quá trình phát triển, hoàn thiện con người và xã hội loài người. Con người ngày càng hiểu biết tự nhiên hơn, phát hiện ra các quy luật của tự nhiên và xã hội, cải tiến và hoàn thiện các công cụ sản xuất, làm cho sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn.
Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì vai trò nhân tố con người càng được tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặt ra những yêu cầu mới đối với sức lao động, đặc biệt là khi loài người bước vào nền kinh tế tri thức thì các yêu cầu đó càng trở nên bức thiết, trong đó lao động trí tuệ ngày càng tăng trở thành đặc trưng chủ yếu nói lên năng lực của con người trong quan hệ với tự nhiên.
- Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đó là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Đối tượng lao động gồm có hai loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên như: các loại khoáng sản trong lòng đất, tôm, cá ngoài biển, đá ở núi, gỗ trong rừng nguyên thuỷ... Loại đối tượng lao động này, con người chỉ cần làm cho chúng tách khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là có thể sử dụng được. Chúng là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác.
+ Loại đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó gọi là nguyên liệu. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. Cần chú ý rằng mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu.
Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, vai trò của các loại đối tượng lao động dần dần thay đổi. Loại đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên có xu hướng cạn kiệt dần, còn loại đã qua chế biến có xu hướng ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang và sẽ tạo ra nhiều vật liệu mới có các tính năng mới, có chất lượng tốt hơn, đó là các vật liệu "nhân tạo". Song cơ sở của các vật liệu nhân tạo này vẫn có nguồn gốc từ tự nhiên, vẫn lấy ra từ đất và lòng đất. Đúng như U. Pétti, nhà kinh tế học cổ điển người Anh, đã viết: Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải vật chất.
- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.
Tư liệu lao động gồm có:
+ Công cụ lao động là bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động; biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.
+ Bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, băng truyền, đường sá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện nước, bưu điện, thông tin liên lạc v.v., trong đó hệ thống đường sá, cảng biển, cảng hàng không, các phương tiện giao thông vận tải hiện đại và thông tin liên lạc... được gọi là kết cấu hạ tầng sản xuất.
Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động (C. Mác gọi là hệ thống xương cốt và bắp thịt của nền sản xuất) giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trình độ của công cụ sản xuất là một tiêu chí biểu hiện trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. C. Mác đã viết: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"1. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng sản xuất cũng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong nền sản xuất hiện đại. Kết cấu hạ tầng có tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trình độ tiên tiến hoặc lạc hậu của kết cấu hạ tầng sản xuất sẽ thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Ngày nay, khi đánh giá trình độ phát triển của mỗi nước thì trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng là một chỉ tiêu không thể bỏ qua. Vì vậy, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất là một hướng được ưu tiên và đi trước so với đầu tư trực tiếp.
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bản nói trên theo công nghệ nhất định. Trong đó sức lao động giữ vai trò là yếu tố chủ thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là yếu tố khách thể của sản xuất. Sự phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động chỉ có ý nghĩa tương đối. Một vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động là do chức năng cụ thể mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất đang diễn ra. Sự kết hợp đối tượng lao động với tư liệu lao động gọi chung là tư liệu sản xuất. Như vậy quá trình lao động sản xuất, nói một cách đơn giản, là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.
3.Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
4.Về cơ hội mà toàn cầu hoá đem lại là:
- Vốn đầu tư của nước ngoài
- Khoa học kĩ thuật hiện đại
- Qui trình công nghệ tiên tiến
- Cách quản lý hiệu quả
- Giảm các qui định và hạn chế khi xuất khẩu sang các nước phát triển

Về thách thức thì mình phân tích kĩ hơn 1 chút:
- Sự lệ thuộc về kinh tế đối với các tập đoàn và công ty nước ngoài .
Khi các tập đoàn lớn nắm các ngành kinh tế quan trọng trong nước thì sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc về kinh tế mà sự lệ thuộc về kinh tế thường sẽ gây ra các vấn đề lệ thuộc về chính trị. Ví dụ điển hình có lẽ là các nước Mĩ La Tinh, được coi như thuộc địa kiểu mới của Mỹ
- Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thế giới
Năm 1998 xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng Việt Nam gần như không bị ảnh hưởng, còn ngược lại năm nay xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đi xuống của nền kinh tế thế giới
- Bị lợi dụng tài nguyên
Các nước đầu tư các ngành sản xuất ở Việt Nam sử dụng nhân công Việt Nam, các nguồn tài nguyên khác của Việt Nam nhưng tạo ra sản phẩm bán cho cả thế giới, điều này làm Việt Nam phải khai thác mạnh hơn tài nguyên của mình trong khi nước đầu tư vào Việt Nam vẫn bảo toàn được tài nguyên
- Phải rỡ bỏ hàng rào thuế quan để bảo hộ một số ngành trong nước
Điều này có thể bóp chết một số ngành trong nước khi hàng nước ngoài có mẫu mã công nghệ và giá thành thấp hơn sản phẩm trong nước, thực ra mà nói điều này dẫn đến sự chuyên môn hoá cao hơn của từng quốc gia trong việc sản xuất
- Các vấn đề môi trường
Gần đây nhất là vụ công ty bột ngọt Vedan, việc sản xuất gây ô nhiễm các nước phát triển không thực hiện ở nước họ mà đem sang các nước đang phát triển thực hiện. Điều này khiến các nước đang phát triển phải chịu sự ô nhiễm. hay việc nhập khẩu đồ điện tử cũ, xe hơi cũ và các dây chuyền công nghệ cũ, vô hình chung biến các nước đang phát triển thành bãi rác của các nước phát triển
- Sự phân chia không công bằng về lợi nhuận
Không bao giờ có sự ăn chia công bằng giữa các nước trong quá trình này, thường thì các nước nhận được đầu tư đều là vì nhân công và tài nguyên rẻ mạt. Một hãng thời trang nước ngoài sản xuất 1 cái áo ở Việt Nam với chi phí khoảng 10 USD nhưng họ đem bán với giá 50-100 USD là chuyện bình thưởng. Toàn bộ khoản tiền ở giữa chính là sự không công bằng về lợi nhuận
- Văn hoá Việt Nam sẽ có thể bị phai nhạt do văn hoá các nước phương Tây vào .
- Việt Nam dc mệnh danh là bãi rắc khoa học kĩ thuật của thế giới nên khó tránh khỏi việc VN là nơi để các nước ngoài đổ các công nghệ cũ kém chất lượng vào
Chữ ký của Khánh Trang





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

Toàn cầu hoá

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất