Sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV - XVI, chủ nghĩa tư bản phương tây ráo riết chạy đua sang phương Đông, tìm cách xâm llược thị trường thuộc địa. Đến giữa thế kỉ XIX, một loạt các nước Châu Á và Đông Nam Á ( trừ NB và Thái Lan) lần lượt bị bọn thực dân xâm chiến biến thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa. Việt Nam là một nước có vị trí chiếm lược về vị trí địa lý ( của ngõ thông thương giữa 2 đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương), có nhiều tài nguyên,khoáng sản,... nên đã sớm trở thành đối tượng cho thực dân dòm ngó.
Trong cuộc chạy đua sang phương Đông tư bản Pháp đã để ý đến Viẹt Nam từ rất sớm, từ TK VII - XVIII thông qua hội tuyền giáo Ki tô ở nước ngoài của Pháp. Đặc biệt sau cuộc chiến 7 năm với tư sản Anh (1756 - 1763) Pháp bị bại trận, nhiều thuộc địa bị Anh chiếm mất như Ấn Độ, Ca-na-da,...nên Pháp càng muốn có thêm nhiều thuộc địa ở Viễn Đông.
Từ thế kỉ XVII - XVIII, nhất là nửa đầu thế kỉ XIX, rất nhìu thương nhân Pháp đến Việt Namlamf ăn buôn bán. Lợi dụng việc làm ăn buôn bán, các giáo sĩ Pháp tích cực hoạt động, gây cơ sở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Năm 1664 Pháp thành lập Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp ở Việt Nam ( trên cơ sở 17 năm hoạt động của Giám mục A-lếch-xa Đờ rốt)
Cuối tk XVIII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, năm 1776 Nguyễn Ánh gặp Bá Đa Lộc - cầu cứu các thế lưccj bên ngoài hi vọng khôi phục được chủ quyền đã mất. Lợi dụng cơ hội này, Giám mục Bá Đa Lộc đã tạo điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam. Không bao lâu sau, năm 1787, Hiệp ước Véc-xai giữa tư bản Pháp với Nguyễn Ánh được kí kết với nội dung: Pháp hứa sẽ đem quân sang giúp Nguyễn Ánh đáng bại Tây Sơn, nhưng đổ lại Nguyễn Ánh nhượng cho tư bản Pháp cảng Hội An, đảo Côn Lôn, được độc quyền buôn bán ở VN. Như vậy so với tư bản Anh, Hà Lan,... Pháp đến Việt Nam có điều kiện và ưu thế hơn cả. song vì nhìu lí do 9 cách mạng tư bản Pháp bùng nổ 1789 đến 1794, phong trào cách mạng và các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân nổ ra liên tiếp,...), Hiệp ước này đã không thể thực hiện.
Đến giữa TK XIX, đặc biệt dưới đế chế II ( Na-pô-lê-ông III), kinh tế Pháp đã phát triển mạnh vươn lên đứng hành thứ hai trên thế giới. Lúc này yêu cầu phát triển kinh tế về công nghiệp, tài chínhh, thương mại đòi hỏi cấp thiết, và Pháp đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ( ở Châu Phi, khu vực Mĩ Lanh Tinh). Ở Việt Nam, chính phủ Pháp quyết định khiêu khích và tiến hành đánh nước ta bằng vũ lực ( từ năm 1847). cụ thể là:
+ Năm 1847 Pháp cho tàu chiến đến cửa biển Đà Nẵng, bắn đại bắc vào bờ để khiêu khích, nghe ngóng tình hình và xem thái độ của triều đình Huế, nhưng triều đình Huế không có phản ứng gì cả.
+ Tháng 9/1856 Pháp cho tàu chiến đến Đà Nẵng đưa quốc thư cho triều đình Huế muốn được truyền đạo, đặt quan hệ ngoại giao và tự do buôn bán. bị triều đìnhhuế từ chối - khước từ, Pháp đã trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn lũy của ta, rồi lên bờ khóa tất cả các khẩu đại bác của triều đình lại.
+ Thánh 1/1857 Tàu Pháp lại tới xin truyền đạo và buôn bán, song vẫn bị triều đình Huế khước từ và cự tuyệt
+ Cuối cùng không chịu được thái độ cự tuyệt của triều đình Huế, tháng 7/1857 Na-pô-lê-ông III đã quyết định đưa quân đế VN. Lấy cớ trả thù triều đình Huế cấm đạo, giết những người theo đạo ( trong đó có những giáo sĩ người Pháp), không chấp nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp, Pháp kêu gọi triều đình Tây Ban Nha hợp hành động tấn công nước ta bằng vũ lực.
chiều 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo quân dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
Sáng 1/9/1858, 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà => chính thức xâm lược Việt Nam.