Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.
Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.
Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.
Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà.
Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.
Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.
Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Có người dùng 4 chữ "hòa, kính, thanh, tịnh" để khái quát tinh thần cơ bản của trà đạo. "Hòa" là hòa bình; "kính" là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; "thanh" tức là thanh tịnh, thanh khiết; còn "tịnh" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn. ------------------------------------------------$$$$$$$$$$$------------------------------------------------------ Phần tiếp theo Trà đạo Nhật Bản (cha-no-yu, chadō, hay sadō) là một nghi thức truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng phái Thiền trong đạo Phật mà ở đó bột trà xanh hay mạt trà (抹茶) được chuẩn bị theo nghi thức bởi những người có kỹ năng để phục vụ một nhóm khách nhỏ trong một không gian yên tĩnh. Cha-no-yu (茶の湯, nghĩa đen "nước nóng dùng pha trà"), là thuật ngữ thường được dùng để chỉ một nghi thức, nghi lễ uống trà đơn lẻ, còn sadō hay chadō (茶道, hoặc "phương cách thưởng trà") là thuật ngữ đề cập đến việc nghiên cứu hay một học thuyết về Trà đạo. Đặc biệt hơn, Trà sự, cha-ji (茶事) là một nghi lễ trà đạo đầy đủ gồm kaiseki (một bữa ăn nhẹ), usuicha (một lượt trà trà loãng) và koicha (một lượt trà đặc), nghi lễ này kéo dài trong vòng bốn tiếng đồng hồ. Trong trà hội chakai (茶会) không bao gồm một bữa ăn nhẹ.
Bởi những người tham gia trà đạo ngoài trường phái thưởng trà mà họ đang theo đuổi, họ phải làm quen với việc sản xuất và các thể loại trà, với kimono, nghệ thuật thư pháp, cắm hoa, gốm sứ, trầm hương và một loạt các nguyên tắc và nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, do vậy, việc nghiên cứu trà đạo tốn rất nhiều thời gian và kéo dài suốt cả đời. Thậm chí để có thể tham gia một buổi trà đạo trang trọng với tư cách là một vị khách thì cũng cần phải có những hiểu biết sơ lược về trà đạo, bao gồm những cử chi, những lời nói mà gia chủ mong đợi ở một người khách, cách thưởng thức trà và kẹo, những lối cư xử chung trong phòng trà.
Lịch sử “Để có được những kỹ năng cần thiết khi tham gia vào một buổi trà đạo cần phải rèn luyện và thực hành mất nhiều năm…bởi vì trà đạo là cả một nghệ thuật, có nhiều công đoạn tỉ mỉ, không đơn thuần chỉ là pha và uống một tách trà. Vấn đề quan trọng cốt yếu nhất là mọi hành động phải sao cho hoàn hảo nhất, lịch sự, duyên dáng, thanh nhã nhất có thể.”
Thói quen dùng trà du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 9 do một vị Hoà thượng từ Trung Quốc, nơi mà theo truyền thuyết trà đã xuất hiện ở đó từ nhiều thế kỷ trước. Trà nhanh chóng được phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản, và bắt đầu được trồng ngay trong nước.
Thói quen uống trà, trước là để chữa bệnh, sau thuần tuý chỉ là để cho sảng khoái được phổ biến rộng rãi khắp Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ thứ 9, tác giả Trung Quốc Lục Vũ đã viết tác phẩm Trà Kinh, một luận thuyết về trà với nội dung bàn về cách trồng và chế biến trà. Lu Yu chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo ,đặc biệt là dòng phái mà người Nhật Bản gọi là Thiền (Zen), và tư tưởng của ông gây những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của trà đạo Nhật Bản.
Đến thế kỷ 12, một loại trà mới được đưa vào sử dụng, gọi là mạt chà. Loại bột trà xanh này có cùng nguồn gốc từ một loại cây với trà đen nhưng không được ủ, đầu tiên được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo ở các tu viện Phật giáo. Đến thế kỷ 13, các võ sĩ đạo bắt đầu chế biến và uống mạt chà, kể từ đó, trà đạo ra đời.
Trà đạo phát triển thành nhiều dòng phái khác nhau, và bắt đầu tạo ra được nguyên tắc thẩm mỹ cho chính mình, đặc biệt là nguyên tắc wabi. Wabi (佗-Đà, có nghĩa là tĩnh lặng, tao nhã), có những nét đặc trưng là khiêm tốn, kiềm chế, sự giản đơn, tự nhiên chủ nghĩa, sự uyên thâm, sự không hoàn chỉnh, tính không đối xứng, những đồ vật giản đơn, không tô điểm và không gian kiến trúc, vẻ đẹp dịu dàng được chuyển tải thông qua chất liệu.
Đến thế kỷ 16, uống trà đã trở nên phổ biến khắp các tầng lớp xã hội ở Nhật Bản. Sen no Rikyu, có lẽ là một nhân vật nổi tiếng nhất và được sùng bái nhật trong lịch sử trà đạo, người đưa ra khái niệm ichi-go ichi-e, (一期一会, có nghĩa đen là "nhất kỳ, nhất hội"), một niềm tin tưởng rằng mỗi lần gặp gỡ đều rất đáng chân trọng bởi vì nó có thể không xảy ra lại lần thứ hai. Những lời giáo huấn của ông dẫn đến sự ra đời của nhiều dòng phái mới về kiến trúc, nghệ thuật làm vườn, và nhiều ngành nghệ thuật ứng dụng khác, và sự phát triển toàn diện của sado. Những nguyên tắc mà ông đặt ra trước nhất là hoà (和 wa), kính (敬 kei), tinh (精 sei), và tịch (寂 jaku) – vẫn là những nguyên tắc trọng tâm của trà đạo hôm nay.
Trà cụ
Trà cụ được gọi là dōgu (道具, có nghĩa đen là đạo cụ). Thậm chí ngay trong một tiệc trà cơ bản nhất cũng cần đến rất nhiều loại dụng cụ khác nhau. Liệt kê danh sách đầy đủ về các dụng cụ uống trà với có thể viết thành một cuốn sách dày hàng vài trăm trang. Liệt kê dưới đây là một bản danh sách tóm lược nhất về những dụng cụ tối cần thiết : Chakin Fukusa Hishaku Tana Chawan
* Trà Cân Chakin (茶巾), là một mảnh vải lanh, hoặc vải gai hình tam giác màu trắng, được dùng trong nghi thức lau bát trà. Những kiểu khác nhau được sử dụng cho tuần trà khác nhau (tà loãng, trà đặc).
Chakin * Fukusa (袱紗). Fukusa mà một mảnh lụa hình vuông dùng trong nghi thức lau muỗng trà và natsume hay còn gọi là cha-ire, và cũng dùng để lót tay khi cầm ấm hay nắp ấm cho khỏi nóng. Fukusa đôi khi được những người khách dùng để bảo vệ trà cụ khi họ nếm trà (Fukusa là một loại đặc biệt còn được gọi là kobukusa hay “fukusa nhỏ”. Chúng được thêu dày hơn với nhiều mẫu hình, và thông thường màu sắc thì tưới sáng hơn loại fukusa thông thường. Kobukusa thường được giứ trong ví kaishi hay trong ngực áo kimono). Khi không sử dụng, fukusa được nhét trong obi, hay thắt lưng của trang phục kimono. Fukusa thường là một màu và không có hoạ tiết trang trí. Thường có nhiều màu khác nhau dành cho nam giới (thường có màu tía) và phụ nữ thường dùng màu da cam hoặc đỏ, dùng tuỳ thuộc vào lứa tuổi, đối với nhiều tiệc trà khác nhau và nhiều trường phái trà đạo khác nhau.
Fukusa
* Gáo (hishaku 柄杓-bính chước). Một chiếc gáo bằng trúc có một mấu nhỏ ở gần giữa cán tay cầm dài để chuyên nước tinh khiết từ bình đựng nước vào ấm kim loại và chuyên nước từ ấm kim loại ra các bát trong những hội trà khác nhau. Những kiểu gáo khác nhau được dùng trong những buổi trà đạo khác nhau và những mùa khác nhau. Loại gáo lớn hơn được các vị khách dùng trong nghi thức tẩy uế trước khi bước vào phòng trà.
Hishaku
* Tana. nghĩa đen "những chiếc giá," là một từ chung để gọi tất cả những đồ gỗ và đồ trúc được dùng khi chuẩn bị một tiệc trà; mỗi loại tana đều có một cái tên riêng. Tana rất đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng, đặc trưng và chất liệu. Chúng được đặt trước mặt gia chủ trong phòng trà, một loạt các trà cụ khác nhau được bày trên hoặc sắp xếp trong những chiếc giá đó. Chúng cũng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong những tiệc trà khác nhau.
Tana
* Bát trà (chawan 茶碗-trà uyển). Được xem là một trà cụ cần thiết nhất; không có bát trà thì tiệc trà không thể thực hiện được. Bát trà có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, những kiểu dáng khác nhau được sử dụng cho những tuần trà khác nhau (trà loãng, trà đặc). Những chiếc bát nông, trà nhanh nguội, nên được sử dụng vào mùa hè; bát sâu được sử dụng vào mùa đông. Bát trà thường được đặt tên bởi người tạo ra nó hay là chủ nhân của nó, hoặc những người sáng tạo ra một dòng phái trà đạo. Có người cho rằng ngày nay cả những chiếc bát bốn trăm năm tuổi cũng vẫn được sử dụng, nhưng chỉ trong những dịp rất đặc biệt mà thôi. Những chiếc bát có giá trị nhất là những chiếc bát được tạo hình bằng phương pháp thủ công, và một vài trong số đó cực kỳ có giá trị. Ở đây sự phá luật và không cân đối được đánh giá rất cao: chúng thường nổi bật ngay ở chính diện của chiếc bát. Natsume Cha-rie hashaku chasen
Những bát trà vỡ thường được gắn lại rất tỉ mỉ bằng một hợp chất sơn mài và các thành phần khoáng chất tự nhiên khác. Vàng cám đựơc dùng để che khoảng màu tối của sơn mài, và đôi khi một số đồ án phụ cũng được tạo ra bằng những hợp chất. Những chiếc bát được hàn gắn như thế thường được đem sử dụng chủ yếu vào tháng 11, khi những người tổ chức trà đạo bắt đầu sử dụng ro, hay lò sưởi, một cách thể hiện và ca tụng Đà wabi hay sự giản dị, mộc mạc.
Chawan
* Hộp trà (natsume, cha-ire 棗、茶入れ). Hộp trà có hai phong cách cơ bản, được gọi là natsume và cha-ire, song chúng lại rất đa dạng về hình dáng, kích cỡ và màu sắc đối với cùng một thể loại. Nasume là một phong cách hộp trà được đặt tên theo một loại quả gọi là Natsume (quả táo ta). Thân hộp ngắn, nắp bằng, đáy hình tròn, thường được làm bằng chất liệu sơn mài hay gỗ thô. Cha-ire thì thân thường cao và mỏng (nhưng hình dáng thì rất đa dạng) và có nắp bằng ngà voi, mặt dưới nắp bằng vàng lá. Thân hộp Cha-ire thường bằng chất liệu sứ, và thường được bảo quản bằng những chiếc túi. Natsume và Cha-ire thường được sử dụng trong các tiệc trà khác nhau. · Thìa trà (chashaku 茶杓). Thìa trà được làm từ một thanh trúc đơn, có một cái mấu nhỏ gần giữa tay cầm. Người ta dùng chúng để xúc trà từ hộp vào bát . Những thìa lớn hơn được dùng để múc trà cho v ào hộp trà ở Thuỷ toà- mizuya hay còn gọi là khu chuẩn bị. Những màu và phong cách muôi khác nhau đực sử dụng trong các dòng phái trà đạo khác nhau (Omotesenke và Urasenke).
Natsume Cha-rie
* Trà tiên (chasen 茶筅). Trà tiên được làm bằng một đoạn trúc. Có hai loại trà tiên mỏng và dày, được dùng trong tiệc trà loãng hay trà đặc. Những trà tiên cũ hay bị hỏng không đơn thuần sẽ bị bỏ đi. Mỗi năm một lần vào khoảng tháng Năm, người ta lại tổ chức lễ rước những trà tiên này lên đền rồi thực hiện nghi lễ hoả táng được gọi là chasen koyō, để thể hiện sự tôn kính đối với những vật được sử dụng trong trà đạo.
Chasen
* Tất cả mọi trà cụ được bảo quản rất cẩn thận. Sau mỗi lần sử dụng, chúng đựơc cọ rửa sạch sẽ trước khi cất đi. Một vài trong số các trà cụ chỉ được cầm vào khi tay đã đeo găng. Theo nguồn từ internet
Wed Sep 01, 2010 8:00 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Trà đạo NB gần với tư tưởng Thiền tông Trung Hoa. Thiền TQ chủ trương vô niệm (gạt bỏ mọi tạp niệm) mà tổ sư là Đạt ma từng diện bích (ngồi nhìn vách đá) chín năm
Khi chưa đạt được vô niệm thì hãy tu tập nhất niệm (chỉ tập trung suy nghĩ 1 việc). Thực hiện các nghi thức trà đạo chính là một pháp tu tập nhất niệm- chủ tập trung vào pha trà, khách tập trung chờ đợi và thưởng trà
Thiền tông VN tuy có nguồn gốc TQ (có sách vở ghi rõ đó nha chớ k0 phải mình bịa ra để phản lại LS dân tộc) nhưng phát triển theo hướng giản phác, phù hợp với người VN. Trần Thái tông một vị tổ dòng thiền Trúc lâm VN có bài thơ
Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm bích Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Tạm dịch
Ở đời vui đạo phải tuỳ duyên Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền Của báu trong nhà đừng kiếm nữa Ngắm cảnh vô tâm chớ hỏi thiền
Tuy nhiên bây h chúng ta nhiều khi làm chết xác k0 đủ ăn, k0 dc ngủ, có đâu mà dc Cơ tắc xan hề khốn tắc miên như ông. Còn việc đi 'Đối cảnh' thì chỉ có trong mơ???
Thu Sep 02, 2010 11:54 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Lấy cái đẹp làm đầu
Khí hậu và thời tiết nước Nhật hết sức khác biệt theo mùa. Thưởng ngoạn trà vào mùa đông đương nhiên phải khác lúc hè. Khi môn đồ hỏi bí quyết tạo môi trường phù hợp ở đâu, đại trà sư Sen Rikyiu đáp: “Mùa hè, phải gây cảm giác mát mẻ. Mùa đông, sao cho mọi người thấy ấm cúng. Hãy đun sôi nước lên và pha trà mời khách, sao cho mọi người ai cũng cảm thấy thoải mái”.
Trên thực tế, các quy tắc tiến hành lễ thức trà khá nghiêm ngặt, đòi hỏi người thực hành trà đạo phải học và thực tập thành thạo nếu muốn trở thành trà tượng, trà sư. Nguyên tắc chung là lấy cái đẹp làm đầu. Đến củi dùng đun nước pha trà cũng phải được chặt chéo và cố giữ nguyên vẹn vỏ cây, làm sao khi cháy trong lò củi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của nó.
Về cơ bản, trà đạo là sự thực hành quan niệm: Hãy cố gắng nhìn đời cho đúng thực chất của nó.
Con người phải vất bỏ cái lăng kính được tạo nên bởi những tập tục và định kiến xã hội làm méo mó vạn vật. Trong thực tế, các dụng cụ dùng vào lễ thức trà đều có vẻ đẹp tinh tế, song không một vật nào vốn là những sản phẩm được tạo nên để trở thành “tác phẩm mỹ thuật”. Chúng không được làm ra để phô trương nghệ thuật mà chỉ để dùng sao cho hài hòa với cái đẹp chung quanh.
Sun Sep 05, 2010 11:49 pm
Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Thành viên cấp 1
haminh8x
Họ & tên : Bùi Minh Hà
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/09/2010
Tổng số bài gửi : 28
Đến từ : K52Lịch Sử thế giới- Khoa Lịch Sử- Trường USSH
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Điểm thành tích : 35
Được cám ơn : 5
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Mình chỉ có vài ý kiến nhỏ về vấn đề này... hi vọng mọi ng cho ý kiến
Trà vốn là thứ nước uống đc du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua con đường Triều Tiên. Nhưng chỉ ở Nhật Bản mà uống trà, thưởng thức trà mới đc nâng lên tầm thành trà đạo NB... Những nội dung cơ bản thì bạn đã nói hết còn nguyên nhân và hệ quả của nó nữa...
Trà đạo Nhật Bản xuất phát từ tâm hồn chuộng cái đẹp trong văn hóa Nhật Bản... Liệu có ở đâu mà lại xuất hiện nhiều đạo như vậy trong văn hóa như ở Nhật Bản, người Nhật thường có quan niệm chuộng cái đẹp, biến những thứ tưởng như bình thường như kiếm, trà, tinh thần... thành đạo(con đường, lẽ sống...).
Văn hóa Nhật Bản- Văn minh Nhật Bản là 1 loại văn minh riêng biệt trong các nền văn minh đã và đang tồn tại... Có người nói/cho rằng đó là phức hệ- vệ tinh văn minh của văn minh Trung Hoa nhưng theo quan điểm của 1 số học giả thì văn minh Nhật Bản có điểm khác biệt lớn vs Trung Hoa vs các nền văn minh khác... Bởi cái tính chất hải dương, hướng biển của 1 đảo quốc đủ giúp nó biệt lập cũng như buộc nó phải hòa nhập vs nền văn minh đương đại... Tuy nhiên, người Nhật luôn là những người có ý thức sáng tạo và bảo vệ cái đẹp vì cái đẹp mà tôn thờ...
Đây là 1 nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự hình thành trà đạo...
Quan trọng hơn nữa là ảnh huơng tôn giáo... Nhật Bản chịu ảnh hưởng của 2 tôn giáo chính đó là Phật giáo và Nho giáo.... kết hợp vs Shinto giáo- Thần đạo- tôn giáo bản địa--- trở thành cơ sở để tạo ra tính cách của con ng Nhật Bản...Tâm lý hòa hợp vs tự nhiên cũng từ Phật giáo mà ra, quan điểm mọi thứ trên cõi đời này đều có thần linh và con người phải tôn thờ thần linh từ Shinto giáo cũng ảnh hưởng vào trà đạo, và cách quan niệm về người quân tử, kẻ sĩ, chữ trung của Nho giáo cũng là 1 nguyên nhân tác động vào trà đạo...
Uống trà thành 1 thứ đạo đã góp phần lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa cũng như khiến cho tâm hồn người Nhật giữ đc sự bình tâm, hòa hợp vs thiên nhiên... Còn nhêều hệ quả nữa nhưng có lẽ mình nghĩ rằng ai đã từng thưởng thức trà đạo NB sẽ hiểu đc nó... :)...
Mon Sep 06, 2010 12:48 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
ý kiến của bạn rất hay đúng vậy Nb nổi tiếng về trà đạo và nhìu thứ như phong tục truyền thống các lễ hội và cả can ng NB nữa con ng công nghiệp
Mon Sep 06, 2010 1:25 am
Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Thành viên cấp 1
haminh8x
Họ & tên : Bùi Minh Hà
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/09/2010
Tổng số bài gửi : 28
Đến từ : K52Lịch Sử thế giới- Khoa Lịch Sử- Trường USSH
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Điểm thành tích : 35
Được cám ơn : 5
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
con người Nhật Bản từ gốc rễ là con người chuộng vẻ đẹp hoàn mỹ, đi tìm cái đẹp.... ko như phương tây là duy lý, TQ là duy tâm, NB là duy mỹ... Ng ta thường ví vẻ đẹp con người NB với vẻ đẹp của hoa anh đào (sakura).
Tue Sep 07, 2010 8:48 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Ngay cả khi tự sát người NB cũng tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt chớ k0 như bây giờ thích chết kiểu gì thì chết. Đại loại người tự sát phải dùng kiếm đâm vào trên bụng đúng chỗ nào đó, rạch xuống dưới bao nhiêu đó rồi kéo sang ngang để cắt đứt bao tử. Ngoài ra còn người chứng kiến, hỗ trợ... khá rắc rối và nghi thức trước sau nữa
Theo mình nghĩ họ có cả 'Tự sát đạo' cũng nên
Tue Sep 07, 2010 10:08 am
Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Thành viên cấp 1
haminh8x
Họ & tên : Bùi Minh Hà
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/09/2010
Tổng số bài gửi : 28
Đến từ : K52Lịch Sử thế giới- Khoa Lịch Sử- Trường USSH
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Điểm thành tích : 35
Được cám ơn : 5
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Cái đấy ko phải là tự sát đạo ạ/// mà gọi là võ sĩ đạo... :((... về phần mô tả tự sát thì hơi ko khoa học... mình sẽ tìm tư liệu để viết kỹ hơn cho bạn... bi h mình đnag cbij đi học nên ko kịp viết... hẹn bạn tối nay na
Tue Sep 07, 2010 1:47 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Cái chết đối với người võ sĩ đạo nhẹ như bông, nhưng chết trong danh dự hay chết trong ô nhục mới là vấn đề then chốt. Seppuku là một hình thức tự sát được xem là danh dự, đây là một phần truyền thống võ sĩ đạo, một phần mà những kiếm sĩ không thể từ chối. Hara-kiri cũng là một hình thức tự sát tương tự, đúng nghĩa của nó là mổ bụng. Seppuku được tiến hành ở ngoài chiến trường, bằng một nghi lễ đặc biệt, tất cả mọi người đều có thể tham dự và chứng kiến. Một khi người võ sĩ đạo đã tự mổ bụng mình, liền tiếp theo đó là đầu rơi. Chết như vậy đối với các võ sĩ đạo là một vinh quang, họ chết vì lãnh chúa để chứng minh lòng trung thành với chủ. Truyền thống này sau đó đã không được các quan cao cấp trong nhiều triều đại của Nhật ủng hộ. Kể từ năm 1603, và một lần nữa vào năm 1663 thực hiện Seppuku đã bị cấm. Tuy vậy, hiện tượng tự sát vẫn không dứt hẳn… Ý nghĩ tự sát trong danh dự là cách giải thoát lý tưởng của nhiều người Nhật trong xã hội hiện đại. Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có nhiều vụ tự sát. Họ tự sát có thể vì thất bại công việc làm ăn trên thương trường hoặc chỉ vì thi rớt.
Thu Sep 09, 2010 10:00 pm
Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Thành viên cấp 1
haminh8x
Họ & tên : Bùi Minh Hà
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/09/2010
Tổng số bài gửi : 28
Đến từ : K52Lịch Sử thế giới- Khoa Lịch Sử- Trường USSH
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Điểm thành tích : 35
Được cám ơn : 5
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
nếu muốn hiểu về Seppuku thì phải hiểu về võ sĩ đạo ( bushido)... có 1 cuốn sách rất hay về nó... ai muốn đọc thì hãy pm tớ... vì tớ ko hiểu cách post lên 4rum têế nào... nó ở dạng prc.
Thu Sep 09, 2010 10:07 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
uh mình cũng mún nghiên cứu về nhật bản nhưng ít tài liệu quá bn là dân trong nghề có nhìu tài liệu thì post lên cho mọi ng và mình cùng tham khảo và thảo luận nha
Thu Sep 09, 2010 10:37 pm
Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Thành viên cấp 1
haminh8x
Họ & tên : Bùi Minh Hà
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/09/2010
Tổng số bài gửi : 28
Đến từ : K52Lịch Sử thế giới- Khoa Lịch Sử- Trường USSH
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử thế giới... du lịch... tìm hiểu văn hóa... uống trà... :)
Điểm thành tích : 35
Được cám ơn : 5
Tiêu đề: Re: TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
nghe cái câu dân trong nghề mà sởn hết gai ốc... ôi... tôi chỉ là 1 con kiến, 1 hạt cát trong giới sử học gia, lấy đâu ra dân trong nghề hả bạn... tớ cử nhân còn chưa đạt nữa là "trong nghề"...
đùa tí thui, cái này mún post nhưng mà nó ở dạng winrar... đọc đuổi PRC. hay là mình post cái link mà đã down về nhé... ko thì tốt nhất là ai quan tâm thì pm vào nick: boykiengcan911b. tớ onl thường xuyên... file nhẹ ko có vỉrus nên yên tâm... :P