Sở trường/ Sở thích : học sử việt nam, nghiên cứu lịch sử
Điểm thành tích : 18
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: VĂN HÓA K'TU
CHUYỆN CHÀNG ĐU LƠ (TRẦU CAU) CỦA DÂN TỘC K'TU
Ngày xưa có một bà mẹ sinh được 10 cô con gái rất đẹp. Một hôm, bà mẹ vào rừng chặt củi, tự nhiên mất cái rìu. Nhìn quanh bà chẳng thấy ai cả. Lạ quá, trông lên cây cao, bà thấy con rắn hổ mang đang quấn lấy cành cây. Bỗng nhiên con rắn biến mất và một chàng trai trẻ đẹp hiện ra. Bà hỏi: - Anh có thấy rìu của tôi đâu không? Anh rắn trả lời: - Không biết! Bà già lại hỏi: - Chắc anh lấy cái rìu của tôi rồi. - Thế bà cho tôi cái gì nào, tôi sẽ trả rìu lại cho bà. Bà già hứa cho anh rất nhiều của cải, nhưng thứ gì anh cũng không nhận. Anh đổi giọng, vừa cười vừa nói khẽ: - Bà gã con gái cho tôi, tôi trả rìu lại cho bà ngay. Bà già ngắm nghía anh chàng Rắn, suy nghĩ một lát rồi gật đầu. Trưa hôm ấy về nhà, bà gọi các con lại và bảo: - Con nào thương mẹ thì hãy nghe lời mẹ lấy anh Rắn để anh ấy trả rìu cho mẹ. Có rìu thì mới có củi. Bây giờ anh ấy ở gần đây, con nào chịu lấy anh ấy thì đến ở với anh ấy. Vừa nghe dứt lời, các cô gái đều muốn được lòng mẹ. Sáng hôm sau các cô đến nhà anh Rắn. Lạ thay, cô thứ nhất, cô thứ hai, cô thứ ba... cho đến cô thứ tám, cô thứ chín, cô nào đến nhà anh Rắn cũng gặp một con rắn hổ mang to lớn, đáng sợ. Cô nào cũng khiếp vía, chạy về xin mẹ cho mình đừng lấy anh Rắn. Khác với các chị, cô gái út tên là Bum Viêm đến chỗ ở của anh Rắn thì gặp một chàng trai trẻ đẹp. Lúc trở về, các chị lấy làm lạ rằng tại sao em mình đến với rắn lại không bị rắn ăn thịt. Từ đó về sau Bum Viêm đến với chàng Rắn. Bum Viêm trông nhà, còn chàng Rắn đi bắt thú rừng về làm thịt cùng ăn. Được ít lâu Bum Viêm đẻ được một đứa con trai. Các cô chị thấy em mình sung sướng quá, kéo nhau đến thăm hỏi. Chồng mày thương mày lắm phải không? Thế chồng mày có hôn hít mày không? Bum Viêm trả lời: Chồng em chẳng hôn hít em đâu. Thế là chồng mày chẳng thương mày đâu. Các cô kia đều nói như vậy. Bum Viêm suy nghĩ về chồng mình. Chồng chị bèn bảo: Không phải anh không thương em đâu. Anh có cái răn độc, cho nên anh không hôn em được. Anh hôn là em chết ngay. Tuy vậy, Bum Viêm vẫn không chịu, vì các chị đã nói rằng không hôn là không thương. Bị thúc ép, chàng Rắn đi lấy gỗ đóng một chiếc hòm và bảo Bum Viêm: Anh sẽ hôn em, em sẽ chết và anh sẽ chôn em trong hòm này. Sau đó chàng Rắn hôn hít vợ suốt cả buổi chiều. Đến tối Bum Viêm chết. Bỏ xác Bum Viêm vào quan tài, chàng Rắn đem đi chôn. Khốn nổi! Chôn ở sông thì sợ cá ăn, chôn ở bờ thì sợ bị đào lên. Chỗ nào cũng có con nhông, con đà chực ăn xác Bum Viêm. Chàng Rắn phải chờ đến nữa đêm cho con cá đi ngủ mới cho thả hòm xuốngd sông. Trên sông có ông Na và ông Rê đơm cá. Đêm ấy cá ngủ cả, chỉ có nước chảy mà thôi. Xác Bum Viêm trôi vào đó cá của ông Na. Sáng hôm sau ông Na ra xem đó bắt gặp chiếc hòm. Mở hòm ra xem, ông Na thấy xác Bum Viêm vẫn còn tươi đẹp như người còn sống, da thịt Bum Viêm thì tươi đẹp. Đưa xác Bum Viêm về nhà, ông Na mời một bà già đến rút hết máu độc. Dần dần Bum Viêm sống lại, Bum Viêm kể lại chuyện cho ông Na nghe. Từ đó, Bum Viêm về làm vợ ông. một năm sau, Bum Viêm sinh được một con trai. Một hôm một người chị của Bum Viêm đi chơi dọc sông thì gặp lại Bum Viêm. Hỏi ra mới biết Bum Viêm đang sống với ông Na. Cô gái về nhà mách mẹ. Bà mẹ nói với chàng Răn. Mừng mừng tủi tủi, chàng Rắn bay vụt đến nhà ông Na, khoét nóc nhà dòm xuống. Thấy rắn đứa con trai vội gọi cho mẹ nó đến xem. Rắn lại bỏ đi mất. Ông Na và Bum Viêm lấy nhau đã đẻ con, nhưng chưa làm đám cưới. Gần ngày cưới, ông Na đi tìm cho được chàng Rắn và mời chàng về dự đám cưới. Chàng Rắn hứa thế nào cũng đến chúc mừng. Bum Viêm đoán trước rằng thế nào hai anh em cũng đánh nhau. Cho nên Bum Viêm vào rừng kiếm mấy bó thuốc giấu sẵn trong người, khi nào cần đến thì dùng dể cứu chữa cho người bị thương. Đúng như Bum Viêm dự đoán, vào ngày cưới, ông Na và chàng Rắn đánh nhau kịch liệt: Hai người đánh nhau từ lúc mặt trời còn ở trên đầu cho đến gần nữa đêm, mà không ai thắng cả. Bum Viêm thấy cả hai người đều sây sát nên đem thuốc quăn cho cả hai người. Gói thuốc thứ nhất đụng vào chàng Rắn. Chàng Rắn tự nhiên hóa thành một cây cau cao. Gói thuốc thứ hai đụng vào ông Na. Ông Na biến thành tảng đá vôi trắng nằm sát bên cây cau. Bum Viêm thấy vậy chạy ôm cây cau, bỗng nhiên biến thành cây trầu, gốc mọc trên tảng đá và thân leo nhanh lên đến tận ngọn cây cau. Hai đứa con của chàng Rắn và ông Na chạy đến nhặt gói thuốc thứ ba, tức khắc biến thành một cái cối giã trầu. Dân làng chạy đến xem đều bị biến thành những cây chay to lớn tươi tốt. Có mụ Cơrúa đi xúc tép, mò cá tạt qua vùng này. Mụ hái lá trầu với quả cau. Nhổ nước vào đá, đá rực lên màu đỏ thắm. Mụ lại lấy trầu, cau, đá, võ chay ăn thử. Mới nhai mụ cảm thấy cay cay. Một hồi lâu thì mới thấy môi môi tươi lên, hồng rồi đỏ. Ai đi ngang qua cũng khen Cơrúa đẹp quá. Dân làng hỏi mụ ăn gì mà đẹp thế. Mụ Cơrúa kể lại chuyện cho dân làng nghe. Từ đấy dân làng đều biết ăn trầu cau, ông già mbà lão thì bỏ trầu cau vào cối giã nhỏ mới ăn. Người K'tu ăn trầu, người Việt cũng bắt chước ăn trầu. Tin đến nhà vua. Vua sai quân lính đi tìm cho được mụ Cơrúa. Lính bảo mụ Cơrúa chỉ chỗ có cây cau, cây trầu cho họ xem. Lính lại hỏi vì sao lại có cây cau cây trầu. Dân làng, mụ Cơrúa không ai biết gì cả. Thực ra mụ không muốn không muốn kể cho lính nghe. Vua sai lính mụ Cơrúa về với vua. Lúc đầu từ chối, sau bị ép, mụ phải nhận lời. Mụ kể chuyện lại cho vua nghe, vua khen, từ đó mụ lấy vua, được làm hoàng hậu. Vua lại cho lính đào cây cau, dây trầu đem về nhưng đào mãi không bao giờ hết. Vì thế ngày nay đâu đâu cũng có trầu cau.
Fri Sep 03, 2010 2:30 pm
Ăn+Ngủ
ĐIỀU HÀNH VIÊN
[L]onely_Star
Họ & tên : Ngô Phước Lộc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi : 106
Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích : 169
Được cám ơn : 44
Tiêu đề: Cám ơn những đóng góp của bạn. Nhưng lần sau những bài chung một chuyên mục bạn vui lòng post vào chung 1 topic cho người xem dễ đọc và tránh làm loãng forum. Thanks
NHỮNG BÀI CA CỦA DÂN TỘC K'TU Theo Le Pichon: Ngay từ thuở lọt lòng, người K'tu đã được ru bằng những bài ca. Lớn lên, một cậu bé hátkhi chăn trâu hay lúc vào rừng tìm tổ ong. Khi thành chàng trai, chàng ta ngẫu hứng cất lên những lời hát ngây ngô bày tỏ lòng mình với các cô gái, những cô này, trước khi cho phép đưa mình vào những bụi cây, thường dùng những câu mát mẽ để chọc ghẹo những chàng trai si tình, nhất là khi chàng nghèo hay kém cỏi. Trưởng thành hơn nữa, khi nhảy quanh con trâu buộc bên cột lễ; chàng hát để kích thích lòng dũng cảm của mình trước khi đi săn máu, chàng hát để khóc thương những người chết. Nhưng bất kể đó là bài hát ru, những bài tình ca, hát hội hay hát trong tang lễ, giai điệu chẳng hề thay đổi, đều đều một giọng mũi, đôi khi được đệm sáo làm từ ống tre có thanh điệu từ 3 - 4 nốt, thường ngắt nhịp theo nhịp trống, những chiếc trống con dài. Người K'tu hẳn chưa có nghệ thuật làm thơ, dường như tôi chỉ thấy một quy tắc duy nhất là đặt những câu tương đối ngắn để người hát không bị hụt hơi. Nếu như phần nhạc không được phong phú cho lắm thì phần lời lại khác, lúc châm biếm, khoa trương, khi ngây ngô, lãng mạn. Lời có nhiều điệp khúc, một câu có khi hát tới cả trăm lần và mỗi bài có thể hát hàng giờ. Vậy mà cả người hát lẫn người nghe không biết chán. Nội dung bài hát rất phong phú, những lời lẽ rất đơn sơ và thường về những công việc hằng ngày. Rừng và các loài sống trong rừng cũng luôn được nhắc đến. Trong làng, một số người nổi tiếng là hát hay. Họ được mời tới các lễ hội lớn, nhiều khi ở những vùng xa xôi, được mời uống những ché rượu ngon nhất thêm phần hưng phấn.
1. BÀI HÁT RU
(Bú đi con, ngũ đi con) Tổ tiên sẽ về che chở cho con! Con ngủ đi với nụ cười trên môi hé nở! Bú đi con, ngủ đi con. Cuộc đời con còn dài Dù trên rẫy lúa khó mọc Dù trong rừng nhiều ma ác! Bú đi con, ngủ đi con! Bầy trâu đã về làng. Trời đã tối rồi, con đừng khóc nữa, Bú đi con, ngủ đi con! Con phải ngủ Hỡi các thần tốt, hãy cho con những giấc mơ đẹp! (1) Bú đi con, ngủ đi con! Ngủ cho tới khi con gà gáy sáng.
2. BÀI CA NGƯỜI ĐI SĂN Trong gươi làng tôi, Có trăm đầu hưu, Có trăm đuôi chồn. Có trăm lông công. Tay tôi treo đấy. Bởi tôi chính cống, thợ săn nhất làng. Khi giọng tôi vang, Chim liền bay đến. Tôi biết chắc chắn, Gà rừng ngủ đâu. Đuôi gà đẹp hơn Đuôi công đẹp kém. (2)
3. BÀI CA CẤY LÚA Lúa ơi, lúa cho gạo thơm ta nấu trong nồi! Ta mang một bát ra nhà mồ cúng ông bà, cha mẹ, Vì ông bà, cha mẹ thích ăn cơm, Từ cây lúa thơm mọc trên rẫy. Thần linh làm cho lúa chín, Cho mưa rơi cho nắng ấm trên trời Vì thần linh thích ăn cơm, Từ cây lúa thơm mọc trên rẫy.
Khi hội mùa đến Ta sẽ hiến tế một trâu: Tất cả tổ tiên, thần linh sẽ về vui Quanh nhà gươl ta đó. Vì năm nay lúa tốt Nên lúa nặng hạt Nên lúa trĩu bông Cho mỗi người mẹ tuốt đầy ắp trăm gùi!
Lúa cho ta sức mạnh và lòng dũng cảm! Thóc năm nay sẽ đầy kho; Ngày ngày ta ăn cơm, Từ cây lúa thơm mọc trên rẫy.
4. RU CON Con ơi hãy ngủ cho ngon Hãy lớn nhanh như thổi Để mai sau con nhanh như sóc, khỏe như voi Để mai sau con trèo cây, vượt núi, Săn chim hại lúa, săn thú phá làng Con sẽ săn được nhiều gấu, vượn, lợn rừng Cho làng xóm ngợi khen con tài, con giỏi.
Con ơi ngủ cho ngon Mai này con lớn khôn Được giàu sang, sung sướng Nhà con tám gian lớn Cột nhà to một ôm Nhà gọn gẽ sạch thơm Để cho nhiều khách đến Nhà có lắm chiên quý Nhà có nhiều nồi to Lại có nhiều trâu bò Cho dân làng cảm phục (2)
5. TÌNH CA Trai: Em ơi, núi thì cao đất thì dài Anh vẫn tìm đến làng này, những chẳng ai biết có hái được hoa? Gái: Anh à, người có chân, có tay, nơi nào mà không đi được, suối nào mà chẳng lội qua. Chỉ e, con bướm chê hoa, con ong chê mật. Trai: Ơi em, đôi chân em đẹp như ngà voi Ngực em đẹp như mặt trăng tròn Gái Anh ơi, nếu anh cõng em qua sông, em sẽ tặng anh chiếc vòng bằng vàng. Nếu em cõng anh qua suối, em sẽ tặng anh chiếc vòng bằng bạc. (3)
Tiếng hát lứa đôi trong dân ca K'tu có lẽ là phong phú hơn cả. Đôi bên yêu nhau, do hạn chế về tài sản do cha mẹ tham lam "đồ kẻ" (4), do luật tục khắc nghiệt, rồi không được lấy nhau. Tiếng hát bi ai than vãn cho số phận được cất lên "Em thích anh Nhưng anh nghèo cưới em không nổi Em chỉ hát về tấm lòng đau nhói Ưng anh, chẳng được làm vợ anh" Hoặc: "Anh như rừng tháng ba Hoa nở nhiều mà em không được hái Chỉ nghe gió thổi Không thấy bóng hình Em như con chim Anh như con sóc Nghe tiếng nhau mà không gặp mặt" Tài sản đã can thiệp vào hôn nhân, làm cho nhiều mối tình đã trở thành ngang trái, thân phận của người phụ nữ có lúc rất đắng cay. " Em mơ anh trong mơ Mà không theo anh được Mẹ cha em nhận "đồ kẻ" trước Em về làm vợ người già (5)
Hát lý giữa đại diện họ nhà trai và họ nhà gái trong lễ dạm hỏi: Họ nhà trai: Ôi tội nghiệp chúng tôi, chúng tôi không có rẫy, chẳng có nương, chúng tôi đi xin giống lúa, giống bắp. Không biết làng các vị có thuận cho không? Họ nhà gái: Ôi, tội nghiệp chúng tôi, chúng tôi có lúa, nhưng lúa lép, có bắp, bắp cũng lép, có cá nhưng cá thiếu vẩy, có chim nhưng chim không có cánh. Họ nhà trai: Ôi, tội nghiệp chúng tôi, chỉ mong sao có rẫy, có nương, có giống lúa giống bắp, chỉ mong hai nhánh sông được chảy chung một dòng. Họ nhà gái: Ôi, tội nghiệp chúng tôi, chúng tôi còn nghèo khổ lắm. Nếu muốn cho hai nhánh sông được chảy chung dòng, hãy cho chúng tôi hai con dê núi (= trâu), hai con nai (= bò), hai con lợn rừng (= lợn nhà), hai cái nồi, hai cái chiêng, hai cái ché nhé. (6)
Chú thích: (1) Đối với dân tộc K'tu, thì họ quan niệm rằng trong mỗi con người có đến hai linh hồn. Nếu linh hồn tốt mạnh thì con người sẽ khỏe mạnh. Khi con người ta đau yếu, thì phần hồn dữ đang giành chiến thắng. Đối với giấc ngủ cũng vậy. Khi ta ngủ thì phần hồn sẽ ra khỏi thân xác, nếu hồn lành mạnh thì nó sẽ ở gần và bảo vệ cho người đó và ngược lại... (2) Đối với người K'tu, nếu trong nhà gươl của làng nào có nhiều chiêng, nhiều ché, nhiều nồi... Có nhiều đầu thú treo trên nóc nhà gươl thì làng đó giàu có và có nhiều thợ săn giỏi. Nếu nhà nào có thợ săn giỏi thì nhà đó sẽ được tiếng tăm và chàng trai tài giỏi đó sẽ được trọng vọng. (3) Theo phong tục của người K'tu thì khi con trai con gái đã đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ sẽ làm một căn chòi trong rẫy để cho những người con của mình vào đó ở. Và ở trong đó, những con trai con gái hẹn hò nhau. Nhưng cấm quan hệ nam nữ trước hôn nhân. Những cặp nam nữ tự tìm hiểu nhau, sau đó nếu ưng ý thì trao cho nhau tín vật và sau đó thì về báo lại cho cha mẹ đôi bên. Người con trai sẽ đi tìm bà mối để đến thưa chuyện với nhà gái...Hình thức này gọi là đi Xu. (4; 5) Nhận "đồ kẻ", tức là nhận đồ sính lễ. Sính lễ tùy theo những yêu cầu của bên cha mẹ nhà gái nêu ra. Họ nhà trai phải có đủ. Thân phận của người phụ nữ K'tu bị đem ra trao đổi như một món hàng và không có quyền lợi gì cả. Cũng chính vì những lễ thách cưới của cha mẹ đặt ra quá nhiều. Nên khi họ về nhà chồng sẽ phải làm lụng vất vả để trả nợ cho nhà chồng. (6) Đến đây thì họ nhà gái đã chấp thuận và những câu đối đáp của họ nhà gái chính là để đưa ra lời thách cưới đối với nhà trai.
SỰ TÍCH VỀ HAI ĐỨA BÉ VÀ CÂY XOÀI TRÊN CUNG TRĂNG (K'TU)
Đã lâi lắm rồi, ngay người già trong làng cũng không còn ai nhớ nữa. Nhưng còn kể lại rằng, ngày ấy có hai đứa trẻ mồ côi cha mẹ sớm, chúng không có ai thân trừ người bà đã già. Bà chúng không còn sức để lên rẩy trỉa lúa hay xuống suối bắt cá nữa. Một hôm chúng theo dâng làng đi xúc cá. Cá xúc được nhiều đủ cả cá to, cá nhỏ, nhưng dân làng giành hết chỉ chia cho chúng một con cá bé tí tẹo bằng ngón tay út. Hai đứa mang con cá về đưa cho bà. Bà chúng thấy vậy bực lắm. Bà cụ bảo chúng vứt cho gà ăn. Nhưng hai đứa thấy con cá xinh xinh thì không nở cho gà mà bỏ vào một chiếc xa tộc (ché to) nuôi. Mấy hôm sau chúng mở ra xem thì chúng thấy cá lớn chật cả xa tộc. Chúng bèn bắt cá bỏ sang một chiếc xa tộc to hơn. Chẳng bao lâu, cá lại lớn chật cả xa tộc. Hai đứa biết không thể nuôi cá ở nhà được. chúng bèn mang cá thả xuống một khúc sông sâu. Hai đứa mồ côi cha mẹ sớm nên không có rẫy để trồng ngô, trỉa lúa. Chúng muốn phát rẫy, nhưng lão chủ làng không cho. Chúng đành phải sang bên kia sông lấy đất rải trên một tảng đá phẳng để trỉa lúa. Chẳng ngờ lúa chúng nảy điều tăm tắp. Lúa lên xanh rồi chín. Những bông lúa vàng ươm uốn cong như đuôi chồn làm cho nhiều người thèm muốn nhưng không khỏi có kẻ ghen ghét. Lúa chín, hai đứa định sang sông tuốt lúa thì trời làm trận mưa lớn. Nước sông lên to, hai đứa không sao sang được. Nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy, mấy bận chúng mang gùi ra thì lại quay về. Rồi một hôm, lại mang gùi ra sông. Thấy lúa chín rũ rượi mà không tuốt được, chúng chỉ biết khóc. Chúng khóc mãi, khóc hoài. Bỗng chúng nghe tiếng người nói: - Các anh ơi làm sao các anh khóc? Nhìng chung quanh không thấy ai cả chỉ có con cá to tướng ngoi lên khỏi mặt nước đang nhìn chúng. Chúng bèn kể cho ca nghe. Nghe xong, cá bảo: - Để tôi làm cạn nước sông để các anh sang. Nói rồi cá bơi lên đầu nguồn chắn nước sông lại. Lòng sông chẳng mấy chốc đã cạn khô. Hai đứa trẻ liền qua sông tuốt lúa. Từ đấy, ngày nào hai đứa cũng chặn nước cho hai đứa. Từ trước lão chủ làng thấy rẫy lúa của hai đứa trẻ tốt hơn của mình thì đã sinh lòng ghen ghét. Song, khi thấy lúa chín, nước sông lên to, hai đứa không sang được, lão đã khấp khởi mừng thầm. Nhưng khi lão thấy hai đứa gùi lúa về thì lão lạ lắm. Lão bèn lén đi theo hai đứa để rình xem. Lão thấy hai đứa trẻ cất tiếng gọi cá rồi con cá nổi lên chắn nước, lão căm con cá vô cùng. Tối hôm đó, lão bèn gọi hết dân làng đến bảo: - Ngày mai ai muốn ăn cá to, muốn ăn cá lớn thì hãy theo ta. Sớm hôm sau, trai tráng làng trong bản ngoài mang dòng, giáo mác cùng lão ra sông. Nhưng tới nơi lão gọi mãi cá vẫn không lên. Cuối cùng lão đành phải bắt chước tiếng gọi của hai đứa trẻ: "Cá ơi, cá ơi! Chắn nước cho ta Sang sông tuốt lúa". Lão vừa dứt lời thì cá nổi lên. Thấy cá, lão hô hoán dân làng xúm vào đâm. Lúc đầu, con cá ra sức vùng vẫy làm nước bắn tung toé, nhưng sau đó cá đuối sức dần rồi cá chết. Dân làng mang cá về xẻ thịt chia nhau. Lão chủ cũng chia cho người bà của hai đứa trẻ một chiếc xương còn dính một ít thịt. Bà cụ ăn hết thịt còn xương đem cắm lên mái nhà. Hai đứa trẻ tuốt liền mấy hôm nên rẫy lúa của chúng chẳng còn bao nhiêu. Hôm ấy, hai đứa bàn nhau tuốt cho hết. Khi ông mặt trời sắp đi ngủ thì chúng cũng tuốt xong. Chúng gùi hai gùi lúa nặng ra về. Đến bờ sông, chúng cất tiếng gọi cá, nhưng gọi mãi vẫn không thấy cá đâu. Chúng nhìn sang bờ bên kia thấy máu đỏ loan lổ làm một vũng thì biết cá đã bị giết. Chúng đành ngồi khóc. Lúc ấy có con nhện nước bơi qua, nghe tiếng khóc liền quay lại hỏi: - Làm sao các anh ngồi khóc ở đây? Hai đứa bèn kể lại sự tình cho nhện nghe. Nghe xong, nhện bảo: - Các anh cho tôi cái gì, tôi sẽ đưa sang sông. Hai đứa bảo nhện: - Nhện ơi, nhà chúng tôi nghèo lắm, không có đồng la (chiêng bằng) đồng lạ (chiêng cổ). Chúng tôi chỉ có lúa. Nhện đưa giúp chúng tôi qua sông, chúng tôi sẽ chia cho nhện một nữa. Nhện bảo chúng: - Tôi không lấy lúa đâu. Các anh cứ cho tôi giăng lưới khắp rẫy, tôi sẽ đưa giúp sang sông. Hai anh em đồng ý, khi ấy nhện dặn: - Bây giờ các anh leo lên sợi dây tôi giăng mà đi. Nhưng khi đi, các anh chỉ được hát, không được cười. Hai đứa liền leo lên sợi tơ nhện để nhện đưa qua sông. Vừa đi chúng vừa cất tiếng hát: Rập rình, rập rình Có con nhện xinh Giăng sợi tơ trắng Để chúng mình sang sông. Sang gần đến bờ bên kia, hai đứa mừng quá cất tiếng cười. Tiếng cười vừa vang lên sợi tơ vừa đứt. Cũng may, con nhện còn kịp thời bám vào một ngọn cỏ và kéo hai đứa lên bờ. Về tới nhà, hai đứa trẻ hỏi bà: - Bà ơi hôm nay làng ta có giết gì không? Bà chúng bảo: - Có đấy. Dân làng giết được con cá rất to. Nhưng họ chỉ chia cho bà một chiếc xương thôi. Nói xong, bà cụ chỉ cho chúng chiếc xương trên mài nhàg. Đêm hôm đó, cả hai đứa lúc đầu mơ thấy một ông già bảo chúng: "Các cháu ơi, các cháu hãy mang chiếc xương cá lên đồi mà chôn". Hôm sau, khi tỉnh dậy, hai đứa trẻ kể cho nhau nghe giấc mơ đêm hôm trước. Nghe xong, đứa nào cũng thấy lạ. Chúng liền mang chiếc xương lên một quả đồi. Chôn được mấy hôm từ chổ chôn mọc lên một cây xoài. Chẳng bao lâu, cây ra hoa kết quả. Một hôm hai đứa trẻ ra thăm, chúng nhặt được một quả xoài rụng dưới gốc, hai đứa trẻ liền mang quả xoài về khoe với dân làng. Ăn xong, lão chủ làng bèn cùng dân làng đi tìm xoài, nhưng tìm mãi chẳng thấy. Lão liền bắt hai đứa trẻ dẫn đường. Tới nơi, nhìn thấy cây xoài sai trĩu cành, dân làng ai cũng thèm, nhưng thấy cây xoài cao quá thì kẻ nào cũng sợ leo. Lão chủ làng lại bắt hai đứa trẻ leo lên ngọn xoài, còn lão và dân làng ngồi dưới gốc. Hai đứa trẻ leo lên ngọn xoài và rung mạnh. Quả xoài rụng xuống rào rào như mưa. Không ngờ, quả xoài khi xuống đất lại biến thành viên đá. Đá rơi vào đầu chủ làng và đám dân làng, làm cho chúng kẻ vỡ đầu, kẻ sức tai, chết không biết bao nhiêu mà kể. Khi rụng hết quả, cây xoài tự bay lên cung trăng mang theo cả hai đứa trẻ mồ côi. Hai đứa trẻ và cây xoài vẫn còn trên cung trăng cho mãi tới ngày nay.
NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI THEO TRUYỀN THUYẾT DÂN TỘC K'TU (KA TU)
Ngày xửa ngày xưa nếu lấy lá rừng mà tính, lấy sao trời mà đếm cũng không hết ngày hết tháng. Thuở ấy trên rừng núi, dưới đồng bằng đâu đâu cũng có người ở. Người không ngoan nên giữ quyền cai quản tất cả rừng núi, sông suối và muôn thú. Từ con cọp trong rừng sâu, con chim bay trên trời, đến con cá bơi dưới nước, con nào cũng sợ người. Loài người sống cùng chung tiếng nói và làm ăn lương thiện với nhau, nhà cửa của ai cũng to, cao và đẹp, nhiều như mấm, như măng trong rừng. Bỗng, một hôm từ trên đỉnh núi phía Tây, có một ngọn lửa phun ngược lên trời. Ngọn lửa kéo theo một mạch nước đỏ ngầu gầm rên như thác đổ. Hầu hết nhà cửa, cây cối bị thiêu huỷ, muôn thú bị chết chóc, còn loài người, kẻ bị đốt cháy, kẻ bị dòng nước luộc chín hay nhấn chím. Đó là nạn Mrngi (nạn hồng thủy khủng khiếp). Sau nạn Mrngi mặt đất chỉ còn sót lại một vài giống thú biết bay như chim muôn, biết bơi như cua, cá... Còn loài người, duy chỉ có một cô gái, hôm đó, đi vào rừng chơi, nhờ trèo lên ngọn cây trên đỉnh núi cao mà thoát được. Từ trên cây cao, cô gái nhìn khắp làng bảng, ruộng đồng không thấy bóng người, vô cùng sợ hãi, cô gái sống lang thang hết rừng này đồi nọ, đói thì tìm quả cây sót lại mà ăn, khát thì vụm nước mà uống. Sau một thời gian, cô gái bỗng mang thai và sinh được hai đứa con: một trai, một gái. Hai đứa trẻ lông lá đầy người. Ngày qua tháng lại, hai đứa bé đã lớn. Một bữa người con trai vào rừng lượm trái cây, chẳng may mắc phải bẫy của sóc. Sóc ra thăm bẫy thì có thú, liền chạy đi loan báo khắp rừng. Những loài còn sót lại thì chạy đến xem rất đông. Chúng thấy "con vật lạ" nằm im tưởng "con vật" đã chết bèn hè nhau tháo bẫy. Thấy vậy, chú chuột tinh quái bảo: - Đừng tháo, lỡ nó chạy mất. Chuột chưa dứt lời, đám thú đã nhao nhao khoe cách bắt "con thú" nếu nó bỏ chạy: Con thì giơ chiếc còng nhọn, con thì giơ chiếc rựa dài, con khác lại cậy có nỏ, có tên...Khoe khoang chán, bấy giờ, đám thú mới để ý kỹ thấy "con vật" có nhiều lông quá, nó xúm nhau vào nhổ chỉ trừ lông ở đầu, ở nách, ở mắt...Nhổ xong, chúng quay lại hỏi nhau xem "con vật" kỳ lạ này là con gì, nhưng không có con nào biết. Đột nhiên sóc kêu lên: - Ông ốc (loài sống sau nạn Mrngi) đâu, chỉ có ông ốc mới biết được. Đám thú quay đi tìm ông ốc, nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Chúng liền chạy ra suối. Quả nhiên, chúng thấy ông ốc đang bò bên bờ suối. Theo lời của ông, đám thú phải chặt cây lồ ô, đổ nước vào để ông đến. Ông ốc thoàng nhìn thấy "con vật" mắt bẫy thì sợ quá kêu lên: "Manưch" (loài người) rồi bỏ chạy. Đám thú từ lâu đã nghe ông ốc kể về loài Manưch, nay gặp, chúng đâm hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn, để lại cả đòng, rựa, nỏ... Chàng trai thấy đám thú bỏ chạy thì bò dậy. Chàng không quên đem theo bẫy, nỏ...Nhờ có rựa chặt cây, bẫy nỏ săn thú nên họ có nhà cửa, có nương rẫy, đời sống của họ ngày càng khấm khá hơn. Khi bà mẹ qua đời, hai anh em đã khôn lớn. Vì không có ai nên hai anh em đành phải lấy nhau. Họ đẻ ra con, con sinh ra cháu, con cháu của họ ngày một đông đúc. Ở trên rừng chất quá, họ bèn kéo nhau về đồng bằng ở. Phần vì bận rộn công việc, phần vì đường xa cách trở nên họ ít thăm nhau. Từ đó hình thành các dân tộc có tiếng nói khác nhau. Người K'tu trên núi, người kinh ở dưới xuôi.
CON VẬT TỔ CỦA NGƯỜI K'TU (KA TU)
Một huyền thoại K'tu kể: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, trời đã nổi giận làm một trận lụt lớn tiêu diệt muon loài, chỉ có một cô gái và một con chó sống sót nhờ trốn vào một chiếc trống. Cô gái sống với con chó như vợ chồng; đẻ ra hai người con: Một trai và một gái. Lớn lên người con trai xuống miền đồng bằng, người con gái sống ở miền núi. Cả hai muốn đi tìm một ai đó để sống chung nhưng không tìm được. Họ chỉ gặp lẫn nhau, và không có sự lựa chọn nào khác, hai anh em đã phải lấy nhau đẻ ra một quả bầu. Từ quả bầu, sinh ra người K'tu, người Bru, người Taôi, người Việt... Trong người K'tu, giờ chỉ có một số dòng họ như Zrom Acho (chó) Alang còn kiêng ăn thịt chó.
Dưới chế độ thực dân phong kiến, đồng bào các dân tộc Nam Đông cũng như các dân tộc ở Tây Thừa Thiên-Huế đã phải chịu ách áp bức bóc lột do chính sách ngu dân, chia để trị của kẻ địch. Cuộc sống đồng bào nghèo khổ vừa phải chống chọi, vật lộn với chiến tranh và bộ máy cai trị thực dân phong kiến, đế quốc. Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị rất tàn khốc, đặc biệt là chính sách chia để trị của chúng, nhằm mục đích rất dã man là gây mất đoàn kết giữa đồng bào Kinh - Thượng. Con đường 14B từ La Sơn lên Khe Tre lúc đầu được thực hiện nhằm mục đích thực dân, nhưng sau này nó có tác dụng lớn về kinh tế và xã hội của Nam Đông hiện nay. Có thể nói đây là con đường độc đạo để đến Nam Đông. Khi làm con đường này chúng đã bắt cu li đi xây dựng nó, ngoài ra để giam cầm những người cộng sản, chúng đã xây dựng nhà tù ở đèo La Hy.
Trước Cách Mạng tháng Tám cư dân chủ yếu của Nam Đông là người K'tu, với những phong tục tập quán lạc hậu và tính chất khép kín của làng bản ở đây. Thực dân Pháp đã lợi dụng được vấn đề này, nên đã cài vào bộ máy quản lý hành chính thực dân theo kiểu làng - tổng - nguồn. Các xã của Nam Đông chia làm hai nguồn: Nguồn Tả gồm Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ (là những xã ở gần nhau - vùng cao). Nguồn Hữu là Hương Lâm, hương Nguyên, Hương Hữu, Hương Sơn. Trong mỗi vùng chúng lại chia lẽ ra thành nhiều Tổng, chia Tổng thành nhiều làng. Thực dân Pháp còn đặt ra các chức Chánh Tổng và phó Tổng, làng thì có Lý Trưởng và đại diện mỗi làng để nhằm cai trị dân trong các tổng các làng bản của mình. Ngoài ra chúng còn lợi dụng những lái buôn gian thương, mối lái mua chuột một số đồng bào dân tộc thiểu số cả tin, tuyên truyền gây chia rẽ, ngăn cách Kinh - Thượng. Những tác động của thực dân Pháp và bộ máy chính quyền phong kiến, thực dân đã phần nào làm thay đổi tính chất tự trị, đóng kín của làng bản.