Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự)
Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, có nguồn gốc từ một giấc mơ lành của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Theo truyền thuyết, vào năm 1049, một hôm nhà vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm dắt Vua lên tòa sen. Tỉnh giấc, vua đem việc ấy hỏi các quần thần, trong đó có các nhà sư đạo cao đức trọng. Sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao.
Tựa đài sen trên hồ Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa đài (đài hoa sen) nằm trên một cột đá ở giữa hồ nhỏ gọi là Linh Chiểu tỉnh, nên được gọi là chùa Nhất Trụ (một cột). Ở chùa Long Đọi (Nam Hà) có một tấm bia còn ghi lại sự tích này: "Đào hồ Linh Chiểu, giữa hồ vươn lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly".
Chùa nằm trong khu vườn Tây Cấm thuộc thôn Thạch Bảo, huyện Vĩnh Thuận, kinh thành Thăng Long. Khi chùa được khánh thành, các Sư chay đàn, tụng kinh cầu cho Vua sống lâu. Vì thế chùa còn có tên là Diên Hựu (kéo dài cõi phúc).
Hằng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, nhà vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa, trước sân dựng một ngọn bảo tháp. Năm 1108. Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong “tứ đại khí” - bốn công trình lớn của nước ta thời đó - là : tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Giác thế chung đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên Quy Điền chung (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa. Chùa Một Cột Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được làm lại năm 1955. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m, đường kính 1,20m gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Tầng trên là là một khung gỗ kiên cố đỡ ngôi đài với mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Hình dáng ngôi chùa như một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Đi qua ao theo lối nhỏ lát bằng gạch, ta sẽ đến một cầu thang dẫn lên Phật đài có một tấm biển bằng chữ Hán đề trước cửa: Liên Hoa Đài.
Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu :
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan In ngược hình chim, gương nước lạnh Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn.
(Huệ Chi dịch)
Hoa sen lúc mới nở đã có "quả" lại có "nhân" tượng trưng cho giáo lý nhà Phật. Hoa sen cũng là loài hoa tinh khiết, giữa trần gian mà chẳng nhuốm mùi tục lụy. Chùa Một Cột, vì lẽ đó, là biểu tượng của cõi Thiền "bất nhiễu", "vô ưu". Gắn liền với lịch sử thủ đô, đó cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật.
Mon Aug 23, 2010 7:35 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự)
Được biết ở kinh đô cũ Hoa Lư trước đó có chùa Nhất trụ và một vài nơi trên thế giới cũng có. Nằm trong hệ thống Phật giáo, nhưng chùa Một cột (và một số pháp khí khác như cột đã cùa Dạm, chuông, mõ...) được cho là tàn tích của tín ngưỡng phồn thực (cổ sơ và phổ biến ở hầu hết dân tộc)
Tue Aug 24, 2010 11:09 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự)
Chùa Nhất Trụ 壹柱寺 (Nhất Trụ tự)
Tam quan chùa Thông tin Tông phái Phật giáo Đại thừa Khởi lập Năm 984 (năm Thiên Phúc thứ 5) Dựng lại 1944 Trùng tu 1992 Người lập Vua Lê Đại Hành
Chùa Nhất Trụ, còn gọi là Chùa Một Cột là ngôi chùa cổ từ thế kỷ X thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa còn lưu giữ được nhiều cổ vật gắn với lịch sử hình thành kinh đô Hoa Lư, nổi bật nhất là cây cột kinh bằng đá trước sân chùa, nó đang được các nhà nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị Unesco công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Vị trí Chùa Nhất Trụ cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Đìa, chùa Duyên Ninh là những chùa cổ thời Đinh - Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Trong số đó, chùa Nhất Trụ nằm ở vị trí trung tâm, là di tích quan trọng nhất. Chùa là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ X như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.
Nhất Trụ tự nằm cạnh đình Yên Thành, rất gần đền thờ Công chúa Phất Kim và đền vua Lê Đại Hành. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “đinh” (丁), hướng chính Tây, gồm có cột kinh, chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp… Chùa có tên như vậy là do trước chùa có một cột đá cao hơn 3 m, có 8 mặt, trên các mặt khắc bài thần chú trong Kinh Lăng Nghiêm và một số bài kệ. Cột đá này được dựng khoảng năm 995. Trên cột đá còn thấy các chữ "Đệ tử Thăng Bình hoàng đế tả tạo" (Hoàng đế Thăng Bình tức vua Lê Hoàn).
Giá trị văn hóa của chùa Nhất Trụ trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư được thể hiện ở câu đối:
Tràng An thắng cảnh hoàng đô thủy Nhất Trụ danh lam Phật tích linh. (Thắng cảnh Tràng An kinh đô gốc/Danh lam Nhất Trụ dấu Phật còn)
Ở kinh đô Thăng Long sau này, người cháu ngoại của Vua Lê Đại Hành là Lý Thái Tông cũng cho xây dựng chùa Một Cột, có nhiều nét kiến trúc tương đồng với chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư.
Hàng năm, vào ngày 15 tháng Giêng, tại chùa diễn ra lễ khao tống thuyền rồng, đây là lễ cúng Phật cầu nguyện cho quốc thái dân an. Ngày 8 tháng 4 âm lịch có lễ lập hạ tại chùa, cầu thời tiết thuận hoà, mùa màng tốt tươi.
Thạch kinh cổ nhất Việt Nam Nói tới nghệ thuật điêu khắc đá trong dòng chảy văn hóa Việt Nam phải kể đến các tượng Phật bằng đá và bia đá mà thạch kinh chùa Nhất Trụ là một minh chứng còn tồn tại. Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá: rìu đá, dao đá, lưỡi cày đá... Nên đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại ngày nay thành linh khí. Thạch kinh xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 971 khi được Vua Tống cho khắc kinh Đại tạng lên cột đá để cúng dường. Chỉ hai năm sau, Nam Việt Vương Đinh Liễn con trai Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho dựng 100 cột kinh Phật bằng đá, khắc kinh Đà la ni ở Hoa Lư. Từ đây về sau tạo thành một dòng chảy thạch kinh trong văn hóa Việt Nam.
Kinh tràng Hoa Lư là biểu tượng của Pháp trong Tam Bảo nhà Phật (gồm: Phật, Pháp, Tăng), với mong muốn làm nên những cuốn kinh Phật bền vững tới muôn đời sau. Sau nhà Đinh, Lê Hoàn cho dựng thạch kinh ở chùa Nhất Trụ. Từ đây về sau nhân dân Việt Nam có truyền thống dựng Thạch Kinh trước điện thờ Phật.
Khi khai quật lòng đất cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Đinh khoảng 2 km, các nhà khảo cổ đã tìm ra được gần 20 cột kinh thời Đinh. Đó là những cột đá có 8 mặt, dài trong khoảng từ 0,5 m đến 0,7 m. Trên tất cả các cột này đều có khắc bài thần chú Phật đinh tôn thắng đà la ni. Các cột đinh này được dựng trong các năm khác nhau. Trên một cột kinh tìm được năm 1964, ngoài bài thần chú trên, còn có một bài kệ bằng chữ Hán khá dài, liên quan đến Phật điện Đại Thừa.