Sau khi kỉ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ vào tháng 7, Mĩ và VN đã có những bước đi làm giới quan sát thế giới nhất là Trung Quốc ngỡ ngàng.
Nhiều nước trong và ngoài khu vực Châu Á - Thái bình Dương đã có những bài viết cập nhật liên tục về những hoạt động của "Liên minh Việt-Mĩ" như: Tuổi Trẻ Online - - Lần đầu tiên hải quân Mỹ - Việt diễn tập ở biển Đông
, BBC Vietnamese - Việt Nam - Bình luận về chuyến thăm của tàu chiến Mỹ, BBC Vietnamese - Việt Nam - Quan chức quốc phòng VN thăm tàu chiến Mỹ, BBC Vietnamese - Nghe Xem - Nói về đàm phán hạt nhân Mỹ Việt.
Như vậy, Việt Nam đã ngả về phía Mĩ trong cuộc chiến giành quyền chi phối Đông Nam Á của cường quốc? Chưa rõ thực hư, nhưng Trung Quốc cũng đã bóng gió sẽ "răn đe kinh tế" với nước nào muốn lợi dụng quan hệ với Mĩ để đối trọng với Trung Quốc. Họ thậm chí đánh giá một liên minh giữa Việt Nam và Mĩ chỉ có thể là 1 liên minh chết yểu. Và tất nhiên, Trung Quốc sẽ không tha thứ cho cái gọi là Việt Nam cộng sản thân Mĩ. Phải chăng quan hệ Việt - Mĩ đang có những bước đi chưa từng có trong lịch sử?
Nếu nhìn nhận lại trong những năm gần đây, những hoạt động hiện nay của mối bang giao Việt - Mĩ rõ ràng không gây bất ngờ như báo chí đã đưa tin. Việc đàm phá hạt nhân đã được tiến hành lâu, các chuyến thăm của tàu hải quân Mĩ cũng khá thường xuyên, và vấn đề Biển Đông cũng đã được Mĩ đề cập nhiều lần ở các diễn đàn khu vực trước khi bà Clinton đến Hà Nội ( Khi tham dự Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 2010 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã dành một phần quan trọng của bài phát biểu cho chủ đề Biển Đông).
Rõ ràng có chút cố tình "đánh bóng" cho mối quan hệ Việt-Mĩ trong thời gian gần đây của tất cả các bên.
Điều đó chứng tỏ gì?
Đối với Việt Nam, rõ ràng giới lãnh đạo cũng đã có nhận định không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn chỉ có quyền lợi dân tộc là vĩnh viễn. Mĩ và Trung Quốc đương nhiên không phải ngoại lệ trong hướng đi đó. Việt Nam và Mĩ còn nhiều bất đồng về mặt ý thức hệ nhưng điều đó chẳng nguy hiểm bằng một anh láng giềng to lớn cùng ý thức hệ ở sát bên luôn hăm he và lắm lúc đối xử thô bạo. Việc đẩy mạnh quan hệ và quảng bá mối quan hệ Việt - Mĩ sẽ khiến Bắc Kinh phải biết cách cư xử hơn. giờ đây chính Trung Quốc, chứ không phải chúng ta, sẽ phải tìm cách cải thiện những bất đồng giữa hai nước. Họ không thể để "đồng chí" của mình ngả về phía Mĩ (dù hiện tại trong chính sách của họ chúng ta còn không được trân trọng như một "đối tác"). Trung Quốc sau khi hùng hùng hổ hổ bắt ngư dân Việt Nam sẽ phải chuyển thành một Trung Quốc hòa dịu hơn ở Biển Đông để lôi kéo Việt Nam quay lại với họ.
Với Trung quốc, điều làm Trung Quốc nóng mặt không phải là Hạm đội này, hạm đội nọ của Mỹ đến Biển Đông mà chính là lần đầu tiên Việt Nam công khai chống trung Quốc (gián tiếp qua việc bày tỏ quan ngại ở Biển Đông). Nhưng chả lẽ họ lại muối mặt thừa nhận như vậy? Họ (tất nhiên) sẽ dùng những chuyến thăm vốn rất thường xuyên của hạm đội 7 Hoa Kì đến Việt Nam làm bằng chứng cho sự "côn đồ của Việt Nam" (từ Đặng Tiểu Bình dùng), cho sự "gây căng thẳng ở biển Nam Trung Hoa. Quảng bá về quan hệ Việt-Mĩ, Trung Quốc sẽ tạo cho mình một vai diễn chính nghĩa, sẽ có cái cớ tự vệ cho những hành động sai trái của mình.
Với Mĩ, thiết lập quan hệ với cựu thù sẽ chính minh cho cái bóng to lớn của Mĩ. Nó cũng gỡ gạc rằng dù thất bại ê chề 35 năm trước nhưng giờ đây Mĩ sẽ là cứu tinh cho các tiểu quốc Đông Nam Á trước "trỗi dậy Trung Quốc". Điều này cần thiết cho hình ảnh "chính nghĩa" của nước Mĩ sau khi uy tín của Mĩ giảm không phanh trong cuộc chiến chống khủng bố.
Rõ ràng, tác động dư luận của mối quan hệ Việt-Mĩ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chính sách của các nước liên quan. Vậy thực chất của mối quan hệ như thế nào? Xin giành một bài viết khác để phân tích .