Sau hơn 21 năm kể từ khi nền “hòa bình nửa mùa” được thiết lập, thế giới lại bước vào trận đại chiến mới: đệ nhị thế chiến.
Đệ nhị thế chiến (1939 – 19450) trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ 1-9-1939 đến 22-06-1939: phát xít Đức đánh chiếm châu Âu tư bản.
- Giai đoạn 2: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942: phát xít Đức tấn công Liên Xô.
- Giai đoạn 3: từ 24-12-1943 đến 09-05-1945: phản công Stalingrad, bước ngoặt của cuộc chiến.
- Giai đoạn 4: từ 09-05-1945 đến 14-08-1945: phe Đồng minh thắng thế, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.
CHIẾN TRANH XÔ – ĐỨC (giai đoạn 2 của thế chiến)
Sự chuẩn bị của Hitler:+ Tháng 07-1940: Hitler đề ra kế hoạch “Sư tử biển” đổ bộ lên Anh với mục đích: dọa nước Anh để từ đó tạo điều kiện cần thiết cho sự thỏa hiệp với Anh; và che đậy việc bí mật tập trung quân chuẩn bị tấn công đối thủ chính của mình: Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (CCCP – Liên Xô)
+ Với sự thù ghét vô bờ bến đối với chủ nghĩa Bôn-sơ-vích, sự lo sợ về việc bành trướng của Liên Xô; tháng 08/1940, Hitler chính thức ra lệnh chuẩn bị xâm lăng Liên Xô.
+ Bằng kế hoạch Barberousse (Bac-ba-rô-xa), Hitler ấn định ngày 15-05-1941 là ngày xâm lăng Liên Xô. Barberrousse là một chiến dịch chớp nhoáng nhằm tiêu diệt Xô Viết và Hồng quân trong 5 tháng bằng chiến thuật gọng kìm, khép chặt các đội hình chiến đấu của Xô Viết, không cho họ rút lui vào nội địa.
Cuộc xâm lăng của phát xít Đức:+ 22/06/1941, 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3 172 xe tăng, 4 950 máy bay đã đồng loạt tấn công trải dài trên 2 300 km ở biên giới Liên Xô.
+ Với lực lượng đó, phát xít Đức chia là 3 hướng tấn công:
- Phía bắc do Thống chế Von Leeb chỉ huy: kết hợp với quân Phần Lan, vây hãm Leningrad (nay là Sankt Peterburg).
- Trung tâm do Thống chế Von Bock chỉ huy: thọc sâu vào nội địa hướng tới Minsk, Smolens và Moskva (có thể viết là Moscow, Mát-xcơ-va).
- Phía nam do Von Rundsted chỉ huy: hướng về Ukraine, Kiev (vựa lúa và nguồn cung cấp các nguyên liệu công nghiệp của Liên Xô)
- Ba hướng tấn công của Đức -
+ Do chiến thuật của Đức quá bất ngờ, táo bạo nên Hồng quân Liên Xô không kịp trở tay, biên giới của Liên Xô bị chọc thủng, thủ đô Moskva bị vây hãm. Trước tình hình đó, Stalin (Liên Xô) đã ra lời kêu gọi: “Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa lâm nguy.”. Nhân dân Liên Xô nhất tề đứng lên, đoàn kết chống phát xít.
+ Churchill (Sơcsin - Anh) và Roosevelt (Hoa Kỳ) cũng viện trợ và cổ vũ Liên Xô kháng chiến chống phát xít.
+ Hồng quân Liên Xô thực hiện chính sách “tiêu thổ” chống phát xít.
+ Tháng 10-1941, Đức tập trung mọi sức lực để mở cuộc tấn công vào Moskva – thủ đô và đầu não của cuộc kháng chiến ở Liên Xô bằng 2 đợt tấn công quy mô lớn vào đó (một đợt vào tháng 10, một đợt vào tháng 11). Với ưu thế về vũ khí và quân số, quân Đức đã tiến sát vào thủ đô Moskva, chỉ cách Moskva 20 km. Đó là một nguy cơ hiểm nghèo đang đè nặng lên vai của những người dân Xô Viết và nhân loại tiến bộ: nước Nga tưởng chừng sẽ bị xóa khỏi bản đồ thế giới.
- Lãnh thổ Liên Xô bị quân Đức xâm chiếm -
+ Trước giờ phút nguy kịch ấy, Trung ương Đảng Cộng Sản Liên Xô kêu gọi toàn quân, toàn dân Xô viết cùng nhau “không cho quân thù tới Moskva”. Stalin trực tiếp bảo vệ thủ đô và Nguyên soái G.K.Zhukov làm Tổng chỉ huy quân đội. Hàng chục vạn người Moskva ngày đêm xây dựng các phòng tuyến bao quanh thành phố.
+ Sáng 07/11/1941, tại Quảng trường Đỏ đã diễn ra một cuộc duyệt binh đặc biệt để kỉ niệm lần thứ 24 ngày Cách mạng tháng mười. Những đơn vị duyệt binh diễu qua Quảng trường rồi tiến thẳng ra mặt trận.
- Một cuộc xung kích ngoạn mục của kỵ binh Liên Xô -
+ Đầu tháng 12-1941, lực lượng của quân Đức bị tổn thất nặng nề, tinh thần chiến đấu của binh lính Đức sa sút hẳn. Kế hoạch đánh chiếm Moskva bị phá sản, quân Đức đã bị Hồng quân Liên Xô đẩy lùi khỏi Moskva.
+ Với chiến thắng Moskva, Hồng quân Liên Xô đã làm cho Đức phải chịu những tổn thất nặng nề nhất, đã đập tan tấm bảng danh hiệu “bất khả chiến bại” của quân đội Đức Quốc xã mà trước giờ Hitler vẫn luôn tự phụ là thế.
Tướng Vescphan (Đức Quốc xã) thú nhận: “Quân đội Đức trước đây được coi là không thể đánh bại, nay sắp bị tiêu diệt”
+ Ngoài chiến thắng về quân sự, Liên Xô còn đạt được thành công trên “mặt trận di dời”. Nhân dân Liên Xô đã tiến hành một cuộc di chuyển khổng lồ chưa từng có trong lịch sử: 1500 xí nghiệp, 10 triệu người dân gồm cụ già, phụ nữ, trẻ em … và một thi hài (của Lãnh tụ V.I.Lenin) về phía Đông Liên Xô.