CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại I_icon_minitimeSat Jun 28, 2008 5:03 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại Laodong1 Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại DHVgioi Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại Medal124 Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 36Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 40Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 102Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại

 
Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại
GS.TS.Ngô Mạnh Lân
Ngày nay, loài người đang sống trong bối cảnh thế giới đầy rẫy những rủi ro, bất trắc. Đây cũng là thời kỳ mà quá trình toàn cầu hóa đang bị chủ nghĩa tư bản can thiệp, tìm cách lợi dụng để thống trị và lay chuyển kết cấu chính trị, kinh tế và xã hội của các quốc gia, buộc các nước phải đối phó với những thách thức, nguy cơ. Những nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các nước đang phát triển buộc phải nghiên cứu và cơ cấu lại các chiến lược và chính sách không còn phù hợp lực trước đây.

Nguyên nhân của tình hình đó là do các kết cấu, thể chế và sự vận hành của chủ nghĩa tư bản công nghiệp tiên tiến nhất đang đổi mới và đang trải qua những bước ngoặt, có sự bành trướng trên quy mô toàn cầu với những nét chính là:

- Sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tài chính;

- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp (không quá 3%);

- Quá trình tư hữu hóa tài sản và doanh nghiệp nhà nước, sự thay đổi những phương thức và quy chế quản lý các tập đoàn doanh nghiệp tạo thuận lợi cho đầu tư của các cổ đông, cá nhân và nhất là của các tập thể cổ đông giàu mạnh nhất (chẳng hạn như các quỹ tập thể lương hưu, các tổ hợp đầu cơ trên những thị trường chứng khoán);

- Vai trò nhà nước đang bị thúc ép phải ngày càng giảm trong việc can thiệp vào quá trình năng động của các hoạt động kinh tế, kinh doanh, thương mại;

- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ cần phải đạt tới mức lợi tức cao, chịu sức ép của các cổ đông nhất là số cổ đông chi phối;

- Các kết cấu tư bản chủ nghĩa đang đổi mới trong điều kiện khoa học, kỹ thuật và những phương thức sản xuất có những bước nhảy vọt chưa từng thấy.

Chủ nghĩa tư bản đổi mới được gọi là chủ nghĩa tư bản các cổ đông có một số đặc điểm đáng lưu ý sau:

- Được vận hành trên quy mô toàn cầu. Do đó, các cổ đông lớn nhất và các công ty xuyên quốc gia ngày càng mất dần cơ sở quốc gia, dân tộc (khi các biên giới quốc gia còn là ranh giới vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, quá trình quốc tế hóa kinh tế được thực hiện với những bước đi đầy mâu thuẫn, có sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế nhà nước và giữa các công ty đa quốc gia . Quá trình đó hiện nay là sự hình thành các công ty xuyên quốc gia đa độc quyền nắm trong tay công nghệ cao cấp và vốn tích lũy tư bản trên thị trường thế giới. Đồng thời chủ nghĩa đế quốc trước kia, thời còn có thuộc địa cũ và mới, đang biến dạng thành chủ nghĩa đồng bá quyền với các đại cường quốc cạnh tranh kịch liệt với nhau để giành giật quyền thống trị và chi phối định hướng xây dựng nền trật tự chính trị, kinh tế và an ninh thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là một số phương thức di chuyển của nó từ nước này sang nước khác là biểu hiện của chính quá trình đó, làm cho các nước công nghiệp tiên tiến nhất trở thành những nước hầu như "không còn có nhà máy" và chuyển sang sản xuất, cung cấp các mẫu mã, sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao cấp trong một số lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ để hưởng lợi nhuận siêu ngạch độc quyền cao, trong khi đó các nước công nghiệp mới (NICs), các nước đang phát triển khó bắt kịp. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ triển khai trong quỹ đạo của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu với nét đặc trưng là khoảng cách chênh lệch ngày càng mở rộng giữa các nước công nghiệp tiên tiến nhất với các nước đang tiến hành công nghiệp hóa, cũng như các nước còn chưa có được nền tảng của một hệ thống sản xuất tương đối đa dạng và hoàn chỉnh.

- Các chu kỳ phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại trở nên khó dự báo. Nếu như trước đây người ta có thể dự đoán các chu kỳ kinh tế suy thoái hay phồn thịnh của chủ nghĩa tư bản theo một quy luật nhất định, thì điều đó ngày nay khó có thể làm được, bởi không còn quy luật về thời gian, nhịp độ phát triển nữa. Thậm chí không ai dự báo được khủng khoảng, phồn thịnh sẽ xảy ra và chấm dứt vào thời điểm nào do có quá nhiều sự can thiệp của chính phủ, sự thao túng của các nhà tài phiệt, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia, đa độc quyền. Tình hình kinh tế, do đó có đầy những rủi ro, bất trắc, kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội khôn lường. Trong đó, chủ yếu là tình trạng vốn đầu tư không được đưa vào sản xuất như trước đây mà chạy theo những tính toán đầu cơ của thị trường tài chính. Điều đó dẫn đến các xí nghiệp phá sản ngày càng nhiều và nạn thất nghiệp tất yếu xảy ra, hầu như không còn giải pháp nào để ngăn chặn được. Mặc dù có thể có một vài nước tư bản phát triển như Anh và Mỹ có thể giảm được tỷ lệ thất nghiệp hay tạo thêm việc làm, thì những nước còn may mắn đó lại phải trả giá cho việc đào sâu thêm những sự bất công trong xã hội và sự chênh lệch giữa các tầng lớp, giai cấp giàu, nghèo, cho việc sử dụng chính sách lao động và nhân công theo hướng trả lương "mềm dẻo" nhằm đạt được tỷ lệ năng suất và thặng dư lao động cao. Vì thế, cuộc sống tinh thần của những người lao động trở nên hết sức căng thẳng, làm cho nhiều căn bệnh nghề nghiệp trước đây không hề có nay đang ngày một trở nên phổ biến và là một thảm họa xã hội, trong khi nhà nước phúc lợi không còn khả năng duy trì chế độ bảo hiểm như trước, mà tìm cách trút một phần chi phí bảo hiểm y tế lên vai những người lao động. Thực tế, chính sự chênh lệch trong xã hội ngày càng nhiều dẫn đến chênh lệch trong việc bảo đảm sự sống còn của con người và tỷ lệ người lao động sinh sống dưới mức lương tối thiểu không chỉ ở hai nước trên đều tăng lên, mà khá phổ biến ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa.

- Trước tình hình đó, các nhà kinh tế học của chủ nghĩa tư bản đang phải xem xét lại những khái niệm và chiến lược để tìm lối thoát. Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đã phải đưa chính sách chuyển dịch, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tân tự do chủ nghĩa vào một số chương trình xã hội nhằm ổn định tình hình chính trị và kinh tế. Kể từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX hai tổ chức quốc tế này cũng đã buộc phải đề cập đến những vấn đề mà trước đây không được coi thuộc về lĩnh vực kinh tế và không nằm trong khuôn khổ của cái gọi là "Sự đồng thuận Oa-sinh-tơn" như: vai trò của nhà nước, vấn đề phân phối kinh tế - xã hội, sự công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo... Một số nhà kinh tế học còn chứng minh rằng, quan niệm và mô hình của nhà lý luận Uôn-rát-sơ (Walras) về con người kinh tế thuần túy, nay không còn chiếm vị trí thống soái như trước đây trong bối cảnh kinh tế - xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa đang bị đảo lộn một cách toàn diện. Rõ ràng, ngày nay lý luận tân cổ điển khó giải thích sự thay hình đổi dạng của chủ nghĩa tư bản với các chu kỳ "phồn vinh- khủng hoảng" không còn vận hành như cách đây bốn chục năm.

- Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản công nghiệp sang chủ nghĩa tư bản các cổ đông, chủ nghĩa tư bản tài chính là tác nhân quyết định, trực tiếp trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước ở các nước tư bản phát triển Tây Âu và Mỹ; nó có tác động ngày càng lớn, mang tính tổ chức và phối hợp đến chiến lược của các tập đoàn kinh doanh đa độc quyền hùng mạnh nhất trên thị trường thế giới. Chúng đang can thiệp, "nhào nặn" quá trình phân công lao động thế giới theo hướng di chuyển tư bản ra nước ngoài (như đã đề cập ở trên), tiếp tục duy trì vị trí thống trị về các dịch vụ phức tạp và các kỹ thuật công nghệ cao cấp.
Chữ ký của ChauTienLoc





Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại I_icon_minitimeSat Jun 28, 2008 5:04 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại Laodong1 Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại DHVgioi Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại Medal124 Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 36Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 40Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 102Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Trang 2

 
- Cạnh tranh về kinh tế, chính trị giữa các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt trong việc phân phối, phân chia tổng sản phẩm thế giới. Các cuộc tranh giành, chia nhau quyền lực ắt sẽ dẫn đến những cuộc xung đột không tránh khỏi trong khuôn khổ giữa các khu vực, quốc gia, thậm chí không thể loại trừ một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba có thể xảy ra. Trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản các cổ đông mới đang tìm cách bố trí cục diện thế giới dựa trên so sánh lực lượng ở cả ba mặt chính trị, kinh tế và quân sự, thì có một thực tế là chưa bao giờ ngân sách giành cho quốc phòng của Mỹ và các nước châu Âu lại chiếm phần tỷ lệ cao như hiện nay. Cũng chưa bao giờ sự lãng phí ngân sách quốc gia lại ở mức nghiêm trọng đến thế, khi mà các vũ khí mới vừa được chế tạo xong đã bắt đầu trở nên lỗi thời bởi cuộc chạy đua vũ trang âm thầm, nhưng quyết liệt giữa các đại cường quốc tư bản chủ nghĩa. Nó đang lôi cuốn các nước này vào cuộc cạnh tranh sống còn nhằm chiếm đoạt tài nguyên, năng lượng, nhân lực thế giới và chiếm lĩnh các vị trí chiến lược ở khắp các khu vực, khai thác tiềm năng của các nước để mở rộng tích lũy tư bản trên quy mô toàn cầu. Ở phương diện này, bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc chưa hề thay đổi. Có chăng là ác liệt hơn và quy mô lớn hơn do có trong tay những phương tiện vật chất và quân sự tối tân nhất. Vì vậy, cũng chưa bao giờ câu phương ngôn của nhà lý luận Giăng Dô-re (Jean Jaurès): "Chủ nghĩa tư bản gieo rắc chiến tranh như mây mang theo gió bão" lại được minh chứng một cách chính xác như ngày nay. Và, cùng với chủ nghĩa tư bản đang đổi mới, chủ nghĩa đế quốc cũng đang đổi mới thành chủ nghĩa "đồng bá quyền", có quá trình triển khai tinh vi chưa từng thấy. Chẳng hạn, chúng kết hợp có hệ thống các tác chiến quân sự với tác chiến "nhân đạo", trong đó chiến lược "chống khủng bố thế giới" của chính quyền Mỹ đóng vai trò đòn bẩy, chủ chốt. Nhân loại đang trải qua giai đoạn đầu của chính quá trình trên với trọng tâm là sự sắp xếp các cơ cấu kinh tế theo định hướng chủ nghĩa tân tự do trên quy mô toàn cầu, trong khi đó trật tự chính trị quốc tế vẫn chưa ngã ngũ về việc nước nào lãnh đạo và cũng chưa có sự phối hợp về chính trị trên quy mô toàn cầu.

- Bối cảnh bất ổn như trên đã dẫn đến hậu quả tất yếu là những cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh của quần chúng lao động nổ ra ngày một sâu sắc. Từ đó kéo theo những cuộc tranh luận và đấu tranh tư tưởng sôi nổi giữa chủ nghĩa tân tự do với chủ nghĩa xã hội xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó chủ nghĩa Mác đã từng có lúc bị nhiều nhà lý luận vội vã tìm cách chôn vùi như một thứ chủ nghĩa quá già cỗi thì nay lại được nhiều người quan tâm hơn cả chứng tỏ sự vươn lên, không những báo hiệu sự phục hồi chưa từng thấy trên mặt trận tư tưởng và lý luận mà còn thể hiện sức sống mãnh liệt của hệ tư tưởng mác-xít.

So với trước đây, rõ ràng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có nhiều nét mới. Nhưng ngay cả điều đó cũng đủ chứng minh cho tính nhất thời của chủ nghĩa tư bản. Đó cũng là điều mà chính C. Mác và Ph. Ăng-ghen dự báo từ thế kỷ XIX rằng: "Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã hội". Tuy nhiên, dù phát triển như thế nào điều quan trọng vẫn phải luôn lấy con người làm trọng tâm trong phát triển chính trị, kinh tế, bởi mục đích của sự phát triển không có gì khác là quá trình giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa, áp bức, bóc lột. Đó cũng chính là giá trị cao cả nhất của chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Theo GS. TS. Ngô Mạnh Lân Đại học Khoa học xã hội (Pa-ri, Pháp), Đại học Va-se-đa (Tô-ki-ô, Nhật Bản) Tạp chí Cộng sản tháng 6/2005

Chữ ký của ChauTienLoc




 

Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất