CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Sơ lược về Lý Thánh Tông(1054-1072)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Sơ  lược về Lý Thánh Tông(1054-1072) I_icon_minitimeSat Jun 05, 2010 3:25 pm

nguyetminh252
nghe nhac trữ tình và học sử

ĐIỀU HÀNH VIÊN

nguyetminh252

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Thị Minh Nguyệt
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban Điều hành Diễn đàn - phụ trách quản lý chuyên mục Tri thức Phổ thông và Văn hóa Nghệ thuật.
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 29
Đến từ Đến từ : trường THPT Chu Văn An
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : nghe nhac trữ tình và học sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 86
Được cám ơn Được cám ơn : 13

Bài gửiTiêu đề: Sơ lược về Lý Thánh Tông(1054-1072)

 
Niên hiệu:
-Long Thuỵ Thái Bình(1054-1058)
-Chương Thánh Gia Khánh(1059-1065)
-Long Chương Thiên Tự(1066-1967)
-Thiên Huống Bảo Tượng(1068-1069)
-Thần Võ(1069-1072)
Lý Thánh Tông tên huý là Nhật Tôn sinh ngày 25-2-1023 là con bà Kim Thiên Thái Hậu họ Mai
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi trong ''Đại Việt sử kí toàn thư'': ...Vua khéo kế thừa,thực lòng thương dân,trọng việc làm ruộng,thương kẻ bị hình,vỗ về thu phục người xa,đặt khoa bác sĩ,hậu lễ dưỡng liêm,sửa sang việc văn,phòng bị việc võ,trong nước yên tĩnh,đáng gọi là bậc vua tốt.Song nhọc sức xây tháp Báo Thiên,phí của dân là cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém
Lý Thánh Tông mất năm 1072,trị vì được 18 năm,thọ 50 tuổi
Chữ ký của nguyetminh252





Sơ  lược về Lý Thánh Tông(1054-1072) I_icon_minitimeSat Jun 05, 2010 9:03 pm

nguyenductoan
Thể thao, Online, Nghe nhạc.

Thành viên cấp 2

nguyenductoan

Thành viên cấp 2

http://diendanlichsu.fairtopic.com
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Đức Toàn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Đến từ Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thể thao, Online, Nghe nhạc.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 122
Được cám ơn Được cám ơn : 40

Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược về Lý Thánh Tông(1054-1072)

 

Xin được bổ sung thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vị Vua anh minh Lý Thánh Tông
Lý Nhật Tôn là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là hoàng hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 âm lịch năm 1023 tại cung Long Đức. Năm 1028, Lý Thái Tông lên ngôi, ông được lập làm thái tử.

Thái tử Nhật Tôn sớm tinh thông kinh truyện, rành âm luật, lại giỏi võ nghệ. Ông tỏ ra là người thông minh xuất chúng. Cũng giống như vua cha, ông sớm được ở ngoài cung, tiếp xúc với dân chúng nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc.

Năm 15 tuổi (1037), ông được Thái Tông phong làm đại nguyên soái, cùng cha đi dẹp bạo loạn ở Lâm Tây (Lai Châu) và lập được công.

Năm 1039, Lý Thái Tông đi đánh Nùng Tồn Phúc, thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính.

Năm 1040, ông lại được vua cha giao cho việc xử các vụ kiện tụng trong nước, đặt điện Quảng Vũ cho ông phụ trách.

Năm 1043, ông lại được cử làm Đô thống đại nguyên soái đi đánh châu Ái (Thanh Hoá).

Năm 1044, Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, ông được giao làm Lưu thủ kinh sư.

Tháng 1 năm 1054, thấy mình già yếu, Thái Tông cho phép thái tử Nhật Tôn ra coi chầu nghe chính sự. Hai tháng sau, vua cha mất, ông lên nối ngôi, tức là vua Lý Thánh Tông.

Hoàng đế nhân từ

Ngay sau khi lên ngôi, Thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt.

Thánh Tông là một ông vua có lòng thương dân. Nhân một năm trời rét đậm, Thánh Tông bảo các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung ngự sưởi than thú, mặc áo hồ cừu mà còn rét thế này.Huống chi những tù phạm giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc; vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm". Nói rồi truyền lấy chăn chiếu cho tù nằm, và mỗi ngày cho hai bữa ăn.

Lại có một hôm, Thánh Tông ra ngự ở điện Thiên Khánh xét án, có Động Thiên công chúa đứng hầu bên cạnh. Thánh Tông chỉ vào công chúa mà bảo các quan rằng:

"Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi".

Vua Thánh Tông có nhân từ nên trăm họ mến phục, trong thời ông cai trị ít có việc giặc giã. Là người sùng đạo Phật, Thánh Tông đã xây cất nhiều chùa tháp, đúc chuông đồng lớn. Tuy vậy, ông còn rất chú trọng Nho giáo. Vì muốn khai hóa văn học, ông cho lập Văn Miếu, làm tượng Chu công, Khổng Tử và 72 tiên hiền để thờ. Việt Nam có Văn Miếu thờ Khổng Tử và các bậc hiền tài khởi đầu từ đó.

Lý Thánh Tông có người vợ thứ là nguyên phi Ỷ Lan cũng nổi tiếng có tài trị nước. Nhà vua muộn con, không có thái tử giám quốc như các đời trước khi đi đánh giặc nhưng việc chính sự được yên ổn nhờ tay nguyên phi Ỷ Lan.

Phá Tống bình Chiêm

Ổn định tình hình trong nước, Lý Thánh Tông chú trọng mở rộng cương thổ.

Về việc binh, Thánh Tông đặt quân hiệu và chia ra làm tả hữu tiền hậu 4 bộ, hợp lại là 100 đội có lính kỵ và lính bắn đá. Còn những phiên binh thì lập ra thành đội riêng. Binh pháp thời Lý Thánh Tông có tiếng là giỏi. Nhà Tống cũng phải dụng tâm học cách tổ chức, phiên chế quân đội Đại Việt.

Tháng 3 năm 1059, ông mang quân vào Khâm châu nước Tống diễu võ dương oai khiến quân Tống phải nể sợ.

Năm 1060, ông lại sai tướng trấn thủ Lạng châu là Thân Thiệu Thái đánh quân Tống can thiệp ở biên giới, bắt được tướng nhà Tống là chỉ huy sứ Dương Bảo Tài. Tháng 7, quân Tống mấy lần phản công nhưng thất bại, phái Thị lang bộ Lại là Dư Tĩnh sang điều đình. Phía Đại Việt, Thánh Tông cử Phí Gia Hậu đi hoà đàm, đối đãi với sứ Tống rất hậu nhưng cương quyết không trả tù binh Dương Bảo Tài.

Nước Chiêm Thành phía Nam hay sang quấy nhiễu, năm 1069 Thánh Tông thân chinh đi đánh. Đánh lần đầu không thành công, bèn đem quân trở về. Đi nửa đường đến châu Cư Liên, vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, Thánh Tông nghĩ bụng: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, mà mình đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm sao?" Ông bèn đem quân trở lại, đánh bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ. Thánh Tông về triều, đổi niên hiệu là Thần Vũ.

Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội. Thánh Tông lấy 3 châu ấy và cho Chế Củ về nước. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị.

Niên hiệu

Tháng 1 năm 1072, Thánh Tông mất đột ngột, trị vì được 17 năm, thọ 50 tuổi. Vua Thánh Tông đặt 5 niên hiệu:

Long Thụy Thái Bình (1054 - 1058)
Chương Thánh Gia Khánh (1059 - 1065)
Long Chương Thiên Tự (1066 - 1067)
Thiên Huống Bảo Tượng (1068)
Thần Vũ (1069 - 1072)
Thái tử Càn Đức 7 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Nhân Tông.

Nhận định

Lý Thánh Tông là người kế tục xứng đáng cha và ông trong việc phát triển cơ nghiệp nhà Lý. Tận tuỵ công việc, thương dân, sửa sang chính trị, làm phương bắc phải kiềng nể, phương nam phải kính sợ. Hơn thế nữa, ông còn xứng đáng là vị vua mở đầu cho quốc hiệu Đại Việt hiển hách. Sự nghiệp của Lý Thánh Tông có 3 điểm nhấn lớn trong lịch sử Việt Nam mà đời sau còn nhắc đến nhiều lần: nước Đại Việt, Văn Miếu và mở đất 3 châu phía nam.

Nhà Lý tới thời ông trị vì đã hoàn toàn ổn định, vững chắc. Đất nước cường thịnh mà ông để lại cho thái tử, dù còn ít tuổi nhưng vẫn được tiếp quản và kế tục không hề bị khủng hoảng, nghiêng ngả. Đó là nhờ vào đội ngũ nhân sự có tài năng kiệt xuất, trung thành, tận tuỵ như Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành…, những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam đã được trui rèn, thử thách dưới thời ông.
Chữ ký của nguyenductoan




 

Sơ lược về Lý Thánh Tông(1054-1072)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất