- yeu_su_viet_nam đã viết:
- Ai đó trả lời giúp mình mấy câu này với, mình post lên lâu lắm rồi mà o ai trả lời cả, các bạn trả lời giúp mình với. Cho mình cảm ơn trước.
1/ So sánh chính sách kinh tế mới và chính sách công nghiệp hóa XHCN, tập thể hóa nộng nghiệp ở LX ??? (nói những ý chính => nêu giống và khác => tại sao có sự giống - khác nhau đó?)
2/ Những đường hướng chính trong chính sách đối ngoại của LX trong giai đoạn 1921 - 1941 ??? (nêu từng giai đoạn nhỏ: 1921 - 1939; 1939 - 1941 => có gì thay đổi, tại sao có sự thay đổi đó?)
3/ Hòa ươc Versailles đáp ứng và ko đáp ứng những mong muốn nào của các nước thắng trận ??? (Anh, Pháp, Mĩ => có nội dung đáp ứng mong muốn of Mĩ, nhưng ko đáp ứng Anh, or tương tự,... => phân tích)
Phần ngoặc đơn là mình gợi ý đó.
mjh trả lời naz
Chính sách kinh tế mới, hay NEP , để thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến đã được áp dụng trong nội chiến. NEP là chính sách dùng cơ chế kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng kiểm soát của nhà nước. Đối với nông nghiệp, thay vì trưng thu mọi nông sản của nông dân như trong thời chiến, NEP dùng cơ chế thuế để điều tiết, nông dân sau khi làm nghĩa vụ thuế có thể mua bán nông sản trên thị trường tự do. Tại thành phố chính sách mới khuyến khích đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành quan trọng sống còn với quốc gia. NEP của Lenin đã nhanh chóng cho kết quả rất tốt: nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng.
Chính sách công nghiệp hóa XHCN, tập thể hóa nông nghiệp ở LX một quá trình to lớn có ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở thời gian này là việc tiến hành thành công công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa kết quả thực tế là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp lớn của thế giới trong một thời gian rất ngắn và điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Mặt khác, công nghiệp hóa với tốc độ và quy mô rất lớn đã đòi hỏi các nỗ lực cực cao của xã hội và đã gây ra các căng thẳng, mất cân đối cũng như tạo nên nạn đói khủng khiếp làm chết vài triệu người, nhất là tại Ukraina. Nạn đói tại Liên Xô những năm 1930 là lý do để ban lãnh đạo Xô viết tiến hành tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức ở nông thôn. Tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức đã vấp phải sự phản kháng dữ dội của tầng lớp nông dân khá giả (được gọi là Kulak). Để hỗ trợ cho tập thể hóa, Stalin đã cho tiến hành chiến dịch tiêu diệt tầng lớp Kulak rất quyết liệt: toàn bộ tài sản của Kulak bị tịch thu, gia đình họ bị lưu đầy đến những vùng hoang dã... Sau công nghiệp hóa và tập thể hóa kinh tế Liên Xô chỉ còn hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể với đặc điểm tập trung hóa và kế hoạch hóa cao độ.
co' the? chua dc day` du? ban tjm` hieu? them nha'z