ủa, sao bài viết đã đề tựa là RẤT CẦN, mà chẳng thấy ai giúp đỡ Trang hết vậy nhỉ!
hic, vậy thì đành phải GÀ NHÀ GIÚP NHAU THÔI. Mình xin có chút ý kiến nhỏ, nếu thiếu sót xin cả nhà góp ý...
Miền Bắc:
- Hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.
Trong hơn 2 năm (1954-1956), miền Bắc tiến hành liên tiếp 4 đợt cải cách ruộng đất. Tính chung cải cách ruộng đất đã trưng thu 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, gần 2 triệu nông cụ đem chia cho nông dân nghèo. Trong cải cách ruộng đất chúng ta có phạm một số sai lầm. Nhưng những sai lầm đó đã được Đảng, Chính phủ phát hiện kịp thời và sửa sai trong năm 1957. Khẩu hiệu "Người cày có ruộng" đã được thực hiện triệt để. Nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng ruộng đất đã hoàn thành.
-Khôi phục kinh tế được triển khai trong tất cả các nghành:
+Nông nghiệp: khai khẩn đất hoang, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ. Sửa chữa, củng cố đê điều. Cuối năm 1957 sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức trước chiến tranh. Nạn đói kinh niên của miền Bắc được căn bản giải quyết.
+Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp, xây dựng thêm một số nhà máy mới. Cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lí.
+Giao thông vận tải: Khôi phục gần 700km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng ngàn kilomet đường ô tô, xây dựng lại và làm thêm nhiều bến cảng. Đường hành không dân dụng quốc tế được khai thông.
+Thủ công nghiệp và thương nghiệp được nhanh chóng khôi phục.
+Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường quốc phòng, mở rộng quan hệ ngoại giao.
-Cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh tế và văn hoá.
+Cải tạo XHCN: 3 năm (1958-1960), Đảng, Chính phủ đề ra chủ trương cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh.
+Hợp tác hoá nông nghiệp. Đến cuối năm 1960, miền Bắc có hơn 85% số hộ nông dân vào HTX nông nghiệp, 87,9% thợ thủ công và 45% người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã, 95% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
+Kết quả cải tạo có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh, bảo đảm được yêu cầu về vật chất và tinh thần để tham gia và phục vụ chiến đấu. Kết quả, đến năm 1960, tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh từ 10.8% (1955) tăng lên 52,4% (1960).
+Văn hoá, giáo dục, ý tế phát triển. Hệ thống giáo dục phổ thông hoàn chỉnh và mở rộng với số học sinh năm 1960 tăng 80% (so với 1957). Miền Bắc có 9 trường đại học với 11.000 sinh viên. Cơ sở y tế năm 1960 tăng hơn 11 lần so với 1955. Đời sống văn hoá và trình độ hiểu biệt của các tầng lớp nhân dân được nâng lên.
Miền Nam:
-Đấu tranh đòi địch thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, chống "trưng cầu dân ý", "bầu cử quốc hội" của Diệm; vừa chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch "Tố cộng", "diệt cộng" của chúng, đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ.
-Phong trào Đồng khởi (1959-1960)
+Chính sách đàn áp của Mĩ - Diệm gây cho nhân dân miền Nam nhiều tổn thất, nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ, nhiều cán bộ đảng viên bị bắt và giết hại... đã đẩy nhân dân miền Nam vào một tình thế phỉa vùng lên chống Mĩ - Diệm để cứu nước, cứu mình. Do đó phong trào cách mạng vẫn phát triển và trở thành cao trào cách mạng.
+Phong trào nổi dậy của quần chúng từ lẻ tẻ ở địa phương như Bắc Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi) và lan rộng ra cả miền Nam thành phong trào Đồng khởi với cuộc nổi dậy ở Bến Tre là một trong những điển hình của "Đồng Khởi".
Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời nhằm tập hợp quần chúng đấu tranh chống Mĩ _ Nguỵ.
Cuộc "Đồng Khởi: (cuối năm 1959 đầu năm 1960) đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Phù, phù... Mệt quá. Đánh chữ một hơi, rời cả tay. Bài viết của mình chắc còn nhiều thiếu sót, mong cả nhà góp ý bổ sung.
Chân thành...!
Nguyễn Du Châu