SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Một đề thi ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH khá khó !
Đây là đề thứ 14 nằm trong 14 đề thi ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH, do Lộc soạn. Nhưng 13 đề trước có đáp án, còn đề này vẫn chưa làm xong đáp án. Lộc gửi đề này lên diễn đàn để mọi người cùng thảo luận, nhất là câu II trong đề.
ĐỀ BÀI
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới.
Câu II (3,0 điểm) Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Anh (chị) hãy : a. Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong lịch sử cận đại Việt Nam. b.Trong hơn 30 năm đầu của thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét.
Câu III (2,0 điểm) Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam có gì khác nhau giữa hai giai đoạn 1954 – 1960 và 1961 – 1965 ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Nêu những sự kiện trong quá trình đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Chiến tranh lạnh là gì ? Nêu những ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đến tình hình châu Á.
---------- Hết ----------
Sat Jun 12, 2010 7:01 pm
hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Thành viên cấp 3
71492xexan84
Họ & tên : nguyễn quốc vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/06/2010
Tổng số bài gửi : 103
Đến từ : hanoi
Sở trường/ Sở thích : hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Điểm thành tích : 161
Được cám ơn : 46
Tiêu đề: Re: Một đề thi ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH khá khó !
câu này hơi khó wwa nhỉ hj theo mình dân tộc dân chủ là hai nhiệm vụ to lớn và lâu dài đó là giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội và là sự nghiệp cách mạng chính quốc và cách mạng vô sản thế giới nếu giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc thì mở ra nhiệm vụ mới hj khi phong trào dân chủ tư sản đang phát triển mạnh mẽ chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 3/1919 quốc tế cộng sản thành lập đó là bối cảnh xuất hiện 2 nhiệm vụ này hjhj nếu có j sai mong các bậc tiền bối sửa dùm
Sat Jun 12, 2010 8:30 pm
hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Thành viên cấp 3
71492xexan84
Họ & tên : nguyễn quốc vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/06/2010
Tổng số bài gửi : 103
Đến từ : hanoi
Sở trường/ Sở thích : hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Điểm thành tích : 161
Được cám ơn : 46
Tiêu đề: Re: Một đề thi ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH khá khó !
hơn nữa theo mình thi khái niệm dân chủ là Dân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình. dân tộc Một số học thuyết quan trọng trong lịch sử cho rằng con người được phân thành các nhóm gọi là dân tộc. Học thuyết này bản thân đã có tính triết lý và đạo lý. Nó là khởi nguồn của tư tưởng về chủ nghĩa dân tộc. Người dân là thành viên của một dân tộc, họ được phân loại dựa vào đặc điểm chung, mà thường là dựa vào đặc điểm chung về nguồn gốc như tổ tiên, dòng dõi... Đặc điểm dân tộc cho biết điểm phân biệt giữa các dân tộc và của cả những người cùng thuộc một dân tộc. Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau ứng với mỗi trường hợp. Sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm cũng đủ phân loại con người theo các dân tộc khác nhau. Mặt khác, với hai người khác nhau về nhân cách, tín ngưỡng, nơi cư trú, thời gian, thậm chí cả ngôn ngữ vẫn có thể xem nhau như cùng dân tộc, và điều này được nhiều người công nhận. Người dân cùng tộc có chung lối sống, quy tắc cư xử, có trách nhiệm với các thành viên khác và chịu trách nhiệm về hành động của những người cùng tộc. Một dân tộc thường trải qua nhiều thế hệ, cả những thành viên đã chết vẫn được xem như người trong tộc. Một điểm mơ hồ là những thế hệ tương lai cũng được tính là cùng tộc. Dù không xác định rõ khoảng thời gian nhưng một dân tộc thường có hàng trăm năm tuổi. Thuật ngữ "dân tộc" thường được dùng gần nghĩa với "người thiểu số" hay "thiểu dân". Dân tộc tính là một trong số nhân tố quan trọng nhất xác định đặc trưng văn hóa, đặc trưng xã hội của các thành viên dân tộc. Tuy vậy, nhiều người có cùng gốc gác vẫn có thể sống ở những nước khác nhau và vì thế được xem là người dân ở những nước khác nhau. Hay có những tranh luận về Yếu tố đặc trưng của một dân tộc. Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là "nhà nước - dân tộc". Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ "dân tộc đầu tiên" dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ
Sat Jun 12, 2010 8:40 pm
hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Thành viên cấp 3
71492xexan84
Họ & tên : nguyễn quốc vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/06/2010
Tổng số bài gửi : 103
Đến từ : hanoi
Sở trường/ Sở thích : hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Điểm thành tích : 161
Được cám ơn : 46
Tiêu đề: Re: Một đề thi ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH khá khó !
mình cũng xin đưa ra quá trình nảy sinh và phat triển của chủ nghĩa dân tộc Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) thường được hiểu là sự trung thành của người ta đối với hệ thống truyền thống lịch sử dân tộc mình, cũng như là sự quan tâm tới vận mệnh của dân tộc; chủ nghĩa dân tộc nảy sinh cùng với sự hình thành quốc gia dân tộc.1 Chủ nghĩa dân tộc mới đầu manh nha ở Tây Âu vào thế kỉ 17, rồi lan truyền tới Châu Á cùng với sự khuếch tán của chủ nghĩa thực dân.2 Chủ nghĩa dân tộc trước thế kỉ 20 bị giai cấp tư sản tận dụng và nắm giữ, trở thành công cụ đắc lực mà Châu Âu sử dụng nhằm tranh đoạt không gian sinh tồn, chia cắt phạm vi quyền lực. Bước vào thế kỉ 20, dân các nước ở Châu Á, Phi, Mỹ Latin nhanh chóng thức tỉnh, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc, phản đối chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình.3 Theo cách đó, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành vũ khí tư tưởng để các dân tộc nhược tiểu phản đối “chủ nghĩa đại dân tộc” và “chủ nghĩa Chauvin nước lớn”, đấu tranh giành độc lập và bình đẳng.4 Tuy chủ nghĩa dân tộc dù ở bất kì hoàn cảnh nào cũng có tác dụng và ý nghĩa trong việc phản đối nước lớn nước mạnh từ bên ngoài đến xâm lược và áp bức dân tộc, nhưng hạt nhân của nó lại là chủ trương đặt dân tộc mình vào vị trí ưu việt hơn, quan trọng hơn so với các dân tộc khác. Người thống trị luôn luôn sử dụng chủ nghĩa dân tộc để che đậy và xoá bỏ sự đối lập giai cấp và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc, về đối nội thì đẩy mạnh áp bức dân tộc và đồng hoá dân tộc, về đối ngoại thì thực thi bành trướng xâm lược và chủ nghĩa Chauvin nước lớn. Chủ nghĩa dân tộc liên quan tới bạo lực và bành trướng xâm lược, nó khuếch đại quá mức lợi ích của dân tộc mình, áp đặt quan điểm giá trị và thể chế chính trị của mình lên các dân tộc khác mà không quan tâm tới nguyện vọng và quyền lợi của họ. Nó nhấn mạnh quá mức vào sự thống nhất và cường thịnh của dân tộc mình, nhấn mạnh vào phạm vi lãnh thổ của dân tộc mình đã đạt đến trong lịch sử, và mưu cầu khôi phục cái phạm vi lãnh thổ có giới hạn lớn nhất ấy. Chủ nghĩa dân tộc khiến người ta chẳng mảy may quan tâm tới bất kì bộ phận quyền lợi nào của các dân tộc khác, trừ phi họ nói cùng ngôn ngữ với mình, có cùng tên gọi với mình. Nếu chủ nghĩa dân tộc bị các chính khách, thường dân, hoặc nhà dân tộc chủ nghĩa lợi dụng nhằm cổ động lòng người, thì chẳng mấy chốc sẽ sinh đại nạn. Chủ nghĩa dân tộc coi đặc trưng dân tộc, ý thức dân tộc, tình cảm dân tộc và quyền lợi dân tộc là cơ sở, vậy vì vậy rất dễ gây nên sự ngăn cách và đối lập như ngờ vực, hận thù, bất tín nhiệm giữa các dân tộc, cũng dễ kích động tình cảm cuồng nhiệt với dân tộc, từ đó biến thành công cụ để giai cấp thống trị phản động cũng như các chính khách sử dụng để bảo vệ sự thống trị của họ, đồng thời thực hiện dã tâm và ý đồ của họ. nếu có j sai các bạn sửa giúp vì mình là thành viên mới hjhjhj kính bút vương
Sat Jun 12, 2010 8:45 pm
hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Thành viên cấp 3
71492xexan84
Họ & tên : nguyễn quốc vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/06/2010
Tổng số bài gửi : 103
Đến từ : hanoi
Sở trường/ Sở thích : hoc su ca nhac ăn bánh dán tim hiểu tư tưởng lênin
Điểm thành tích : 161
Được cám ơn : 46
Tiêu đề: Re: Một đề thi ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH khá khó !
còn câu b mình vẫn chưa suy ngâm ra thông cảm nha
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Một đề thi ôn tập kì thi Tuyển sinh ĐH khá khó !