CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thỏ chết làm thịt chó săn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thỏ chết làm thịt chó săn I_icon_minitimeMon May 24, 2010 10:24 am

111th222

Thành viên cấp 1

111th222

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Tuan Ho@ng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/04/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 38
Đến từ Đến từ : TP.HCM
Điểm thành tích Điểm thành tích : 102
Được cám ơn Được cám ơn : 49

Bài gửiTiêu đề: Thỏ chết làm thịt chó săn

 
“Thỏ chết làm thịt chó săn” là câu nói chỉ về số phận của những thần tử thời phong kiến. Sau khi cáo, thỏ đã chết thì chó săn cũng phải bị giết theo; khi nước địch đã bị đánh bại thì công thần cũng sẽ bị tiêu diệt. Nhắc đến việc này thì người ta vẫn hay nhắc chuyện Việt Vương - Phạm Lãi hay Hán Cao Tổ - Hàn Tín bên Trung Hoa; nhưng lịch sử Việt Nam ta không phải là không có những chuyện này…

Những chuyện “thỏ chết làm thịt chó săn” như thế này thường dễ thấy ở các vị vua khai quốc mà điển hình là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và Nguyễn Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh).

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, hiệu là Lê Thái Tổ, bắt đầu thiết lập một triều đại tự chủ, độc lập và phong thưởng cho các khai quốc công thần: đứng đầu bên văn là Nguyễn Trãi tước Quan Phục Hầu, đứng đầu bên võ là Lê Vấn, Tả Tướng quốc là Trần Nguyên Hãn, Thái úy là Phạm Văn Xảo, hơn 227 người có công trước kia đều được ban thưởng,… Lê Thái Tổ là vị vua anh tài, có công đánh đuổi giặc Minh, sửa sang lại đất nước sau chiến loạn, song nhân vô thập toàn, lúc lên ngai vàng lại lo sợ các công thần có quyền át cả vua, lộng hành tạo phản nên sinh tính nghi kị, nghi kị quá nên tìm cách chém giết các công thần. Như việc Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn ủng hộ con trưởng của Thái Tổ là Lê Tư Tề lên ngôi Thái tử, Lê Thái Tổ nghe lời gièm liền giết Phạm Văn Xảo vì tội tạo phản, nghe lời tố cáo Trần Nguyên Hãn tích trữ vũ khí liền cho người đến bắt khiến cho danh tướng Trần Nguyên Hãn phải kêu oan, nhảy xông tự vẫn. Lê Lợi lại sai bắt cả họ để điều tra, liên lụy đến Nguyễn Trãi (nhưng vì không có bằng cớ nên thả ra) rồi sau đó không tin dùng Nguyễn Trãi nữa. Hay trong việc Nguyễn Chích được phong là Đỉnh thượng hầu có quyền tham nghị triều chính về sau bị cách chức vì vua nghi ngờ. Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn đều là Khai quốc công thần triều Hậu Lê. Văn Xảo là người có nhiều mưu lược, tham mưu có công trong trận Chi Lăng – Xương Giang; Trẫn Nguyên Hãn là võ tướng tham gia nhiều trận đánh, là chủ tướng trong trận Xương Giang. Chỉ vì nghi ngại mà vua Thái Tổ liền giết Phạm Văn Xảo, bức chết Trần Nguyên Hãn. Vốn dĩ mấy lời gièm ấy không đủ để giết hai đại công thần này, nhưng vì vua đã có sẵn lòng nghi ngại nên nghe theo chứ Lê Thái Tổ đâu phải vị vua u mê, chỉ nghe lời gièm. Xem ra đó là số phận khó tránh của 2 khai quốc công thần và là một khiếm khuyết trong công lao của Thái Tổ Lê Lợi.

Còn về Nguyễn Thế Tổ gGia Long thì là một ông vua khôn ngoan, tài trí, biết nhẫn nại song cũng vì ngôi báu mà đem lòng sinh nghi các công thần. Giúp vua đánh Tây Sơn thì phải kể đến hai công thần là Nguyễn Văn Thành. Nguyễn Văn Thành có tài cả văn lẫn võ, khi Nguyễn Ánh mới khởi binh đánh Tây Sơn thì ông đã về theo, lập được công to, đứng đầu trong hàng ngũ công thần. Nhưng về sau, chỉ vì con trai ông Nguyễn Văn Thuyên làm một bài thơ có phần hơi ngạo mạn mà bị gièm là tạo phản, Nguyễn Văn Thành liền vào triều nắm áo Gia Long mà khóc rằng: “Thần theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến bây giờ, nay không có tội gì mà bị người ta cấu xé. Bệ hạ nỡ lòng nào mà ngồi nhìn để người ta giết thần mà không cứu?”. Nhưng vua giật áo vào trong rồi từ đó cấm không cho ông vào chầu nữa. Kết quả là Ngyễn Văn Thuyên bị chém, còn công thần Nguyễn Văn Thành thì uống thuốc độc tự vẫn.

Các vị vua khai quốc có công nghiệp rất lớn đối với mỗi triều đại, có tài trí cao song lại không bảo toàn được cho các công thần, lại đi lấy những chuyện nhỏ nhặt làm tội đem giết hại các công thần. Không biết đây là lỗi tại tính đa nghi của bậc vua chúa hay vì các công thần còn ham mê hai chữ “công danh” ?
Chữ ký của 111th222




 

Thỏ chết làm thịt chó săn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Thế kỷ XV-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất