Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những trang đời tức tưởi
Sat Nov 22, 2008 10:49 am
Thành viên mới gia nhập
a09a09
Họ & tên : Đặng Vũ Hoài An
Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi : 19
Điểm thành tích : 64
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những trang đời tức tưởi
Nguyễn Văn Thiệu chơi trống cùng đội Hướng đạo.
Chiều thứ sáu 28/9/2007 vừa qua tại nhà thờ St. Patrick, số 389 E. Santa Clara St. ở San Jose (Mỹ) đã diễn ra một lễ cầu nguyện khá lặng lẽ cho một người Việt có tên họ rất quen thuộc: Nguyễn Văn Thiệu. Con người từng trên dưới một thập niên làm Tổng thống của chính thể Việt Nam Cộng hòa do Washington hậu thuẫn và dung dưỡng, giờ đây chỉ để lại những đánh giá đầy mâu thuẫn và chủ yếu là tiêu cực, kể cả trong hàng ngũ những người từng ở cùng chiến tuyến với ông ta.
Đã tức tưởi hết lời trách móc những nhà bảo trợ đến từ bên kia Thái Bình Dương trong nguy khốn đã "đem con bỏ chợ" trong những ngày cuối tháng 4/1975, Nguyễn Văn Thiệu vẫn phải kết thúc kiếp nhân sinh của mình trên đất Mỹ (tại TP Boston) vào ngày 29/9/2001 ở tuổi 78. Một đời xáo trộn Trong số những viên tướng trở thành chính trị gia thành đạt ở Sài Gòn trước kia, Nguyễn Văn Thiệu có lẽ là một người đã mất công giấu giếm hành tung thực của mình nhất. Nguyễn Văn Thiệu quê ở thôn Tri Thủy, làng Khánh Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Có nhiều thông tin khác nhau về ngày sinh của Nguyễn Văn Thiệu. Vốn mê tín, hay tin vào tướng số và bói toán, ngay từ hồi trẻ, Nguyễn Văn Thiệu đã rất không thích để lộ "thiên cơ", sợ bị các đối thủ lợi dụng mà gây hại cho ông ta. Một số nguồn tin cho rằng, ông ta sinh ngày 5/4/1923. Một số nguồn tin khác lại cho rằng Nguyễn Văn Thiệu thường khai ngày sinh của mình là ngày 25/12/1924 cho được "ngày âm đẹp" là ngày 18 tháng 11 năm Giáp Tý (?!). Gia đình Nguyễn Văn Thiệu không thuộc loại cự phú nhưng cũng đủ sức cho con trai đi học hết các bậc tiểu và trung học tại Phan Rang, thủ phủ của tỉnh Ninh Thuận. Lớn lên, Nguyễn Văn Thiệu vào Sài Gòn kiếm kế sinh nhai, thoạt tiên học ở các trường dân sự như Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị hay Trường Hàng hải nhưng tới năm 1948 đã ra Trường Sĩ quan Đập Đá ngoài Huế để theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng trong vòng một năm. Có vẻ như ngay từ ngày trẻ Nguyễn Văn Thiệu đã biết cách gây dựng uy tín với cấp trên bằng sự khôn ngoan và khéo léo trong công vụ nên mới chỉ ở miền Tây được một thời gian ngắn, ông ta đã được đưa sang tu nghiệp ở Coequidan. Khi chính phủ bù nhìn do thực dân Pháp dựng nên lập ra các đơn vị quân sự, Nguyễn Văn Thiệu đã trở thành một trong những trung úy trẻ đầu tiên của lực lượng này. Và ông ta đã thăng tiến khá nhanh. Mới ngoài 30 tuổi, năm 1955, Nguyễn Văn Thiệu đã là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh tại Huế. Ba năm sau, ông ta được thăng cấp trung tá và giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Các cố vấn Mỹ, lúc đó mới sang miền Nam Việt Nam để giúp đỡ chính quyền của Ngô Đình Diệm, đã mau chóng để ý tới viên sĩ quan thâm sâu và kín võ này. Kết quả là Nguyễn Văn Thiệu đã được đưa sang tu nghiệp hàng loạt khóa quân sự cao cấp về tham mưu, chính trị tại các cơ sở đào tạo quân sự của Mỹ như Port Leavenwort, Fort Blifshay Okinawa trên lãnh thổ Nhật… Trong giai đoạn hết sức nhạy cảm và phức tạp đối với chế độ của anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, khi các cố vấn Mỹ luôn toan tính thay đổi luật chơi trên chính trường Sài Gòn, từ năm 1959 tới năm 1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đã ngồi ở vị trí cực kỳ quan trọng và có thế lực trong các cuộc thay ngựa giữa dòng là chức Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh, đồn trú ngay tại Biên Hòa. Và ông ta đã tận dụng uy lực quân sự trong tay để tìm cho mình những mối lợi lớn nhất trong các cuộc binh biến. Ngày 1/1/1963, nhờ đã đóng góp kịp thời vào việc dẹp bỏ anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu, Nguyễn Văn Thiệu đã được thăng làm thiếu tướng, giữ chức Tư lệnh Quân đoàn IV. Hai năm sau, cũng trong một cuộc xáo lộn các quân bài chính trị ở Sài Gòn, ngày 18/1/1965, Nguyễn Văn Thiệu không chỉ được thăng trung tướng, mà còn được cử Đệ nhị Phó Thủ tướng trong nội các do ông Trần Văn Hương cầm chịch. Ngày 4/9/1967, trong một cuộc bầu cử đã bị lũng đoạn, Nguyễn Văn Thiệu đã đắc cử Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Ông ta cũng đã tái đắc cử vào vị trí này tháng 4/1972 với nhiều tai tiếng. Cay cú ra đi Mùa xuân năm 1975, trước sức tấn công như vũ bão của lực lượng vũ trang cách mạng và sự nổi dậy của nhân dân miền Nam, lại phải ở trong thế bị quan thầy bỏ của chạy lấy người, Nguyễn Văn Thiệu đã phải tuyên bố từ chức trong một bài diễn văn đầy ấm ức đối với người đồng minh Washington vào lúc 19h30' ngày 21/4/1975. Bắt đầu những giờ phút cáo chung của một chế độ Sài Gòn với bí quyết trụ sinh là phò tá các lợi ích của ngoại bang. Ông Trần Văn Hương lên thay thế Nguyễn Văn Thiệu, dù rất lão luyện trong trò chơi chính trị nhưng cũng chỉ sau vài ngày đã cảm thấy bế tắc nên bàn giao quân quyền cho tướng Dương Văn Minh. Và ngày 30/4/1975, quân đội giải phóng đã tràn vào Dinh Độc Lập, buộc tướng Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng. Trước đó không lâu, Nguyễn Văn Thiệu đã sang Đài Loan rồi tới nước Anh tị nạn bằng chiếc DC-6 của Tòa Đại sứ Mỹ từ Thái Lan bay qua Sài Gòn trong đêm 25/4/1975. Trong cuốn "Decent Interval", trưởng đại diện CIA ở Sài Gòn năm 1975 Frank Snepp kể lại rằng, vào hồi 5h30' chiều 25/4, trùm CIA Thomas Polgar gọi tướng Charles Timmes và anh ta vào văn phòng và ra lệnh cho họ phải giúp cho ông ta đưa Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm đi Đài Loan vào tối hôm đó. Khoảng 8h30' tối, tướng Timmes, Frank Snepp cùng 2 nhân viên CIA khác lái ba chiếc xe đến tư gia của Trần Thiện Khiêm trong Bộ Tổng tham mưu và khoảng 9h tối thì Polgar cũng đến nơi.Ít lâu sau thì một chiếc xe Mercedes chạy đến đậu ngay trước nhà. </SPAN>
Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những trang đời tức tưởi