CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Karl Heinrich Marx (Các Mác)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Karl Heinrich Marx (Các Mác) I_icon_minitimeMon Jun 23, 2008 9:10 pm

DoQuangHop
Đá bóng, game AOE

Thành viên cấp 2

DoQuangHop

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Quang Hợp
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 59
Đến từ Đến từ : Thái Nguyên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đá bóng, game AOE
Điểm thành tích Điểm thành tích : 5
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Karl Heinrich Marx (Các Mác)

 
Karl Heinrich Marx (thường được phiên âm là "Các Mác"; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Đức – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn) là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei): "Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp."

Tiểu sử

Tuổi thơ
Karl Marx sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức. Người cha của ông, Heinrich, có nguồn gốc nhiều đời là giáo sỹ Do thái, đã cải đạo sang Ki-tô giáo, dù ông có nhiều xu hướng thần luận. Tên thật của cha của Marx là Herschel Mordechai, nhưng khi luật của nước Phổ không cho phép người Do Thái làm về luật pháp, ông đổi sang đạo Lutheran. Tuổi thơ của Mark được tiếp xúc với nhiều học giả, họa sỹ thường xuyên lui tới gia đình ông.
Giáo dục


Karl Marx khi còn trẻ
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Trier, Marx vào Đại học Bonn năm 1835 ở tuổi 17 để học về luật, ở đây ông tham gia nhóm uống rượu Quán Trier và đã từng là chủ nhiệm của nó; vì thế việc học tập của ông cũng bị ảnh hưởng. Marx quan tâm đến nghiên cứu triết học và văn học, nhưng cha của ông không cho phép điều đó vì ông không tin rằng Marx sẽ không sống sung túc trong tương lai nếu là một học giả. Những năm tiếp theo, cha của Marx buộc ông chuyển sang Đại học Friedrich-Wilhelms ở Berlin, một trường nghiêm túc và hàn lâm hơn. Khi đó, Marx viết nhiều thơ và tiểu luận liên quan đến cuộc sống, sử dụng ngôn ngữ triết học nhận được từ người cha thần luận tự do của mình, chẳng hạn tác phẩm "Thượng đế". Trong suốt giai đoạn này, ông tiếp thu triết học vô thần của những người Hegel cánh tả (hay Hegel trẻ). Marx đạt học hàm Tiến sỹ năm 1841 với luận án mang tiêu đề: "Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus ".

Marx và những người Hegel trẻ
Ở Berlin, Marx chủ yếu quan tâm đến triết học, ông tham gia một nhóm sinh viên và giáo sư trẻ gọi là những "người Hegel trẻ". Đối với nhiều người trong số họ, phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, mặc dù chỉ với nội dung lý thuyết, đã cung cấp một vũ khí mạnh mẽ cho việc phê bình nền chính trị và tôn giáo lúc đó. Một số thành viên đã thấy sự tương tự giữa triết học Aristote và triết học Hegel. Một người Hegel trẻ khác, Max Stirner, đã áp dụng sự phê bình Hegel và cho rằng những người theo chủ thuyết vô thần thật sự là những người "ngoan đạo" (trong cuốn Der Einzige und sein Eigenthum). Quan điểm của ông không được đồng tình bởi hầu hết các đồng sự; nhưng dù sao cuốn sách của Stirner là lý do chính để Marx từ bỏ quan điểm của Ludwig Andreas Feuerbach để phát triển các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Một trong những giáo sư của Marx là Nam tước Westphalen, cha của Jenny von Westphalen, người vợ của Marx sau này.
Chữ ký của DoQuangHop




 

Karl Heinrich Marx (Các Mác)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất