phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
35 năm sau ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, VietNamNet khởi đăng loạt bài với chủ đề: Hoà hợp dân tộc bằng tình thương yêu. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được và những gì còn có thể làm được để gạch ngang quá khứ, khép kín thương đau, vạch đường tương lai để muôn người Việt Nam như một tiến về phía trước...
Wed Nov 03, 2010 2:14 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai
Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai
Tác giả: Thu Hà Bài đã được xuất bản.: 26/04/2010
“Nếu ai đó trong chúng ta dù từng đứng từ phía nào mà vẫn nuôi lòng thù hận, cản trở hòa hợp dân tộc thì sẽ dần trở nên lạc lõng và thật sự có tội với tương lai của chính con cháu mình” – nhà ngoại giao kỳ cựu Võ Văn Sung nói.
Nhân dịp 35 năm sự kiện ngày 30/4/1975, Tuần Việt Nam vừa có cuộc trò chuyện với cựu đại sứ Võ Văn Sung - người còn lại duy nhất trong 5 thành viên chính thức đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký kết Hiệp định Paris lịch sử ngày 27/1/1973. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
fg
Cuộc chiến càng kéo dài thì hòa hợp càng lâu và khó khăn
- Vậy là tròn 35 năm ngày đất nước thống nhất, non sông nối liền một dải. Không thể phủ nhận ý nghĩa vĩ đại của ngày 30/4/1975. Song sự nghiệp đặt ra sau khi thống nhất giang san là thống nhất lòng người dường như vẫn chưa hòan thành trọn vẹn. Bằng chứng là chúng ta vẫn phải nói về hòa hợp dân tộc. Phải chăng 35 năm là một thời gian quá dài cho hòa hợp dân tộc?
Cựu đại sứ Võ Văn Sung: Chào VietNamNet và các độc giả của Tuần Việt Nam.
Trước hết tôi muốn nói rằng tôi đồng tình với ý tưởng VietNamNet thảo luận về hòa hợp để yêu thương. Đó là điều phù hợp với suy nghĩ và tấm lòng của con người, xét từ bản chất của mỗi chúng ta.
Mặt khác, khi bàn về vấn đề "hòa hợp dân tộc" ở nước ta sau chiến tranh chúng ta nên nhìn nhận và tiếp cận vấn đề không chỉ trên mặt tình cảm, mà cần thấy hiện thực cuộc sống nói chung và thực tế ở nước ta nói riêng. Như vậy là phải vừa có tình, vừa có lý.
Cái đích đấu tranh của dân tộc Việt Nam liên tục 30 năm kể từ năm 1945 đến 1975 chính là vì "Con người và Hạnh phúc con người". Để đạt tới mục tiêu đó trước hết có hai chặng phải vượt qua là giành Độc lập-Thống nhất cho đất nước và Tự do cho nhân dân. Sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta đích thực là sự nghiệp của "yêu thương con người" ở cả hai mặt đồng bào và đồng loại.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy cuộc chiến càng dài và càng ác liệt thì quá trình hòa hợp sau chiến tranh càng lâu và khó khăn hơn. Những gì đã và đang xảy ra 35 năm qua ở Việt Nam chắc cũng không ngoài qui luật đó. Khi đặt vấn đề "hàn gắn lòng người" thì chúng ta thấy rằng những "vết thương lòng" không phải chỉ người Việt mới có, mà những công dân Mỹ và các quốc gia đối địch cũ như Pháp và Nhật cũng phải gánh chịu "hội chứng Việt Nam". Cho nên nhu cầu "hòa hợp dân tộc" cũng cần đặt trong bối cảnh chung của quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với các nước từng đối đầu trước đây. Tiến trình này nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào ước nguyện của một phía mà phải do hội đủ tác động đa chiều của quan hệ chính trị thế giới hơn 30 năm qua.
Riêng đối với người Việt Nam, có thể nhận thấy vấn đề "hòa hợp dân tộc" tác động và ảnh hưởng khác nhau đối với từng thế hệ trong giai đoạn lịch sử vừa qua.
- Tâm trạng của những người thế hệ đi trước trực tiếp chứng kiến thời kỳ chiến tranh có phần tùy thuộc vị trí đã qua của từng người và gia đình họ, nhưng nhìn chung đối với thế hệ này dấu ấn để lại là rất sâu đậm và tùy theo việc làm của họ mà sự "day dứt" ở mỗi người có nội dung ra sao. Cho đến nay thì ở ngay lớp thế hệ đi trước này hầu hết cũng đều mong "hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người".
- Đối với thế hệ hiện nay vào khoảng 40 tuổi thì có thể họ không có tâm trạng quá "nặng nề" như lớp người lớn tuổi nói trên.
- Với thế hệ sinh ra cùng với thời kỳ hơn 20 năm "Đổi mới" ở Việt Nam, có thể cảm nhận rằng nhiều người trẻ tuổi này không thể không thấy tự hào về thành quả của Tổ quốc, của dân tộc. Đương nhiên cũng như mọi người Việt Nam, họ cũng có ý kiến này, ý kiến khác, có khen ngợi, có phê bình về công việc chung của đất nước, chủ yếu với mong muốn cái tốt đẹp hơn nữa cho dân tộc, nhưng đó không phải là chủ đề hôm nay chúng ta đang đề cập về "hòa hợp và hàn gắn".
Cả hai phía đều có trách nhiệm chìa tay - Khi nói về ngày 30/4, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói một câu cách đây 5 năm: "Đó là ngày có hàng triệu người vui và có hàng triệu người buồn". Là nhân chứng thời cuộc, ông chia sẻ thế nào với suy nghĩ này của ông Võ Văn Kiệt?
Như ông Võ Văn Kiệt đã nói thì thực tế đúng là như vậy và riêng tôi, tôi cũng nhận thấy như vậy. Bởi lẽ, hầu như tất cả các gia đình Việt Nam đều chịu mất mát tang thương do chiến tranh, nhất là ở miền Nam, phần lớn đều có tình trạng những thành viên trong cùng một gia đình từng tham gia cuộc chiến từ hai phía. Niềm vui ngày hoàn thành sự nghiệp độc lập-thống nhất cũng gợi nhắc lại nỗi đau chia rẽ và mất mát của một dân tộc bị chiến tranh xâm lược tàn phá suốt 30 năm ròng.
Nói về câu chuyện hoà hợp, có người đã gợi ý rằng, điều này phải làm từ hai phía, quan trọng hơn cả là phía những người trong nước phải chủ động "chìa tay" ra. Theo ông, "chủ động chìa tay" ra nên hiểu thế nào đây?
Theo tôi, nếu chữ "hai phía" với ý là người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước có thể là chưa hoàn toàn đúng với thực tế. Vì cả trong nước và ngoài nước đều có "hai phía", cho nên ở đâu nếu gọi là thuộc "hai phía" thì đều có trách nhiệm "chìa tay".
Nhưng đây ý tôi nặng về thế hệ thứ nhất trực tiếp chứng kiến cuộc chiến tranh mà tôi đã đề cập. Còn đối với thế hệ thứ 2 và thế hệ thứ 3 thì tôi thực tâm nghĩ rằng họ đã "tay trong tay, lòng chung lòng" vì Tổ quốc và dân tộc từ lâu rồi.
Trong 20 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hòa hợp dân tộc, tạo điều kiện cho bà con người Việt ở nước ngoài trở về thăm hoặc định cư và góp phần xây dựng lại quê hương. Đó chính là tinh thần "chủ động chìa tay" của Tổ quốc.
Tuy nhiên trong thực thi cụ thể thì còn gặp khó khăn về thủ tục hành chính và trở ngại do tâm lý "mặc cảm" và "định kiến" của những người vốn chưa thông chính sách, thể hiện qua thái độ không tích cực đáp ứng những chủ trương của Nhà nước. Điều này xảy ra trong cả bộ máy hành chính và cả trong số những người từng thuộc về "hai phía".
Lúc này nếu ai đó trong chúng ta dù từng đứng từ phía nào mà vẫn nuôi lòng thù hận, cản trở hòa hợp dân tộc thì sẽ dần trở nên lạc lõng và thật sự có tội với tương lai của chính con cháu mình.
Vì vậy theo tôi chỉ còn có cách là mỗi con dân Việt nam hãy cố gắng vượt qua "rào cản tâm lý", để sớm được "tay trong tay, lòng chung lòng" cùng đại gia đình Việt Nam.
Nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung từng tham gia cuộc đàm phán bí mật Lê Đức Thọ-Kissinger từ năm 1971 đến 1974 và là người còn lại duy nhất trong 5 thành viên chính thức đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký kết bản Hiệp định Paris lịch sử ngày 27/1/1973.
Ông là đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Pháp kiêm đại diện của Chính phủ Việt Nam tiếp xúc với Hoa kỳ từ sau Hiệp định Paris cho đến năm 1979, đồng thời là bí thư Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam tại Pháp, chỉ đạo phong trào Việt kiều ở Pháp và nhiều nước phương Tây.
Cuốn sách của ông mà VietNamNet từng có dịp giới thiệu với tựa đề "Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris" do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2005 là một tập sử liệu hiếm có nhằm tri ân những người con dân Việt Nam ở Pháp và các nước phương Tây trong những ngày này 35 năm trước đã hướng về Tổ quốc góp phần đấu tranh cho hòa bình, độc lập và thống nhất nước nhà.
Trên thế giới, lịch sử của nhiều quốc gia cũng cho thấy họ đã từng trăn trở để hoà hợp dân tộc, thống nhất lòng người. Ví dụ câu chuyện của Hoa Kỳ hồi chiến tranh Nam - Bắc, để cuối cùng họ có một nghĩa trang chung. Là người đi nhiều, biết nhiều, ông có ý kiến như thế nào về câu chuyện hòa hợp của nhiều dân tộc trên thế giới?
Theo hiểu biết của tôi thì trên thế giới không có nhiều trường hợp giống như ở Việt Nam.
Câu chuyện ở Hoa Kỳ có hai việc: nội chiến Nam-Bắc và da màu. Đối với nội chiến Nam-Bắc đến nay có thể nói là xong, trở thành chuyện lịch sử. Tuy nhiên ngay cả trong nội chiến Nam-Bắc cũng có vấn đề da màu. Vấn đề phân biệt màu da qua 200 năm đã có nhiều thời kỳ lên, xuống, đến nay có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn tùy khu vực. Việc một người Mỹ da màu đầu tiên trở thành Tổng thống như vừa qua là một bước có ý nghĩa lớn, nhưng theo tôi, từ đây cho đến lúc hoàn toàn "hòa hợp" còn dài. Ngoài ra không nên quên Hoa Kỳ cũng có thời kỳ chiến tranh giành độc lập vì trước đây là thuộc địa của Anh và thời đó họ đã cùng đoàn kết giành độc lập cũng như ở các nước khác.
Thật ra, những sự kiện xảy ra ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua là rất đặc thù. Vì thế chúng ta có thể xem xét học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhưng cũng không thể hoàn toàn hòa đồng vấn đề của ta với những trường hợp khác xảy ra trên thế giới. Bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua không phải là một cuộc nội chiến như đã từng xảy ra ở Mỹ, dù rằng có lúc đã có hàng triệu người Việt Nam đối đầu nhau từ hai phía.
Dân tộc Việt Nam đã kháng chiến trường kỳ chống các thế lực xâm lược liên tục 30 năm dưới ngọn cờ duy nhất của Hồ Chí Minh, trong đó giai đoạn cuối cùng từ sau khi ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 đến ngày 30/4/1975 chỉ là hồi kết của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay cả trong giai đoạn này chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cũng chưa bao giờ thoát ra ngoài vòng bảo trợ của Mỹ.
Nhìn nhận đúng mức về ông Dương Văn Minh
Quay trở lại câu chuyện của Việt Nam, thưa ông khi nói về ngày 30/4, nhiều người có ý tiếc bởi hồi đó, ông Dương Văn Minh có ý bàn giao chế độ nhưng các chiến sĩ của ta đã yêu cầu ông ấy phải đầu hàng vô điều kiện. Cũng trong bài trả lời phỏng vấn nhân 30 năm ngày thống nhất đất nước, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có ý muốn đánh giá lại vai trò của ông Dương Văn Minh. Theo ông, nên nhìn nhận như thế nào về cho đúng về vấn đề này?
Ở đây có hai ý: vai trò của ông Dương Văn Minh và việc buộc nội các Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện.
- Liên quan đến ý thứ nhất: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công không phải chỉ dựa trên sức mạnh quân sự thuần túy, mà là được định đoạt bởi sức mạnh tổng hợp đấu tranh chính trị-quân sự-ngoại giao của toàn dân tộc Việt nam. Ở miền Nam tư tưởng đó phần nào được phản ánh trong thế trận "3 mũi giáp công". Tôi là một trong số những người trực tiếp tham gia quá trình nghiên cứu và thực hiện "vừa đánh, vừa đàm" trong cuộc đàm phán "bí mật" giữa ta và Mỹ tại Paris. Trong đó nội dung giải pháp có nhiều phương án, cả về quân sự và chính trị.
Trong các loại phương án giải pháp chính trị, tôi biết rằng ta có liên lạc riêng với ông Dương Văn Minh trao đổi về vai trò ông có thể giữ theo từng loại phương án với thu xếp của ta và thông qua người phía ta cài vào nội các của ông. Những động thái trên thực tế đã hạn chế ý chí kháng cự của quân đội Sài Gòn và làm tê liệt hệ thống hành chính của chế độ cũ trước thời khắc quan trọng ngày 30/4 đã thể hiện phần nào hiệu quả của một cuộc đấu tranh tổng lực bằng vận động giải pháp chính trị, nổi dậy tại chỗ phối hợp chặt chẽ với 5 mũi tiến công của các quân đoàn chủ lực quân giải phóng.
Chúng ta biết rằng vào thời điểm cuối tháng 4/1975 nếu Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ còn nắm quyền và thực hiện "tử thủ" như ở Xuân Lộc thì chắc chắn ta không có một Sài Gòn giải phóng còn nguyên vẹn và chắc chắn phải hy sinh nhiều sinh mạng hơn.
Tôi từng được nghe kể lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không bằng lòng gọi một trận chiến tiêu diệt nhiều sinh mạng đối phương là một trận đánh đẹp, bởi Người cảm thông sâu sắc nỗi đau của những gia đình bị mất con em dù ở phía nào đi nữa. Người từng huấn thị trong kháng chiến là: "Đánh mà thắng là giỏi, đánh thắng mà tổn thất ít càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng là giỏi hơn cả". Như vậy Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng với tổn thất được hạn chế tối thiểu quả là một kỳ tích oanh liệt trong lịch sử quân sự.
Trên tinh thần đó, theo tôi ông Dương Văn Minh có mặt mà ta cần nhìn nhận đúng mức. Ngoài ra tôi biết rằng gia đình ông Dương Văn Minh có những người thuộc hàng ngũ ta như em trai ông lúc bấy giờ là sĩ quan cấp trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc như con trai ông là Dương Minh Đức là cốt cán của ta trong nhóm Việt ngữ, nòng cốt của phong trào Việt kiều tại Pháp trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Nay anh Dương Minh Đức đã qua đời nên tôi muốn nói rõ rằng Đức là cầu nối kín đáo giữa ta với ông Dương Văn Minh. Tôi chắc rằng những người thân đã có ảnh hưởng và tác động nhiều đến suy nghĩ và hành động của ông Minh. Tôi luôn tin rằng phần đông người Việt Nam mình đều có lòng yêu nước thương nòi, thường bộc lộ rõ nhất vào những thời điểm trọng đại của dân tộc.
- Về ý thứ hai: Đơn vị quân giải phóng tiến vào Sài gòn đầu tiên đã buộc ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Về sự kiện này tôi nghĩ rằng anh em vào dinh Độc lập chắc là họ không thể làm khác trong không khí hừng hực tiến công lúc bấy giờ và làm sao anh em biết thực sự về việc ông Dương Văn Minh quan hệ với ta như tôi vừa kể trên. Vì vậy sau 35 năm nhìn lại sự kiện lịch sử, rất khó nói rằng có thể có cách gì khác hơn xảy ra vào thời điểm đó.
Đại lộ Đông Tây (Sài Gòn). Ảnh: Trọng Khiêm
Bao dung, độ lượng sẽ làm tan đi băng giá quá khứ
Từ góc nhìn của một nhà ngoại giao đã nhiều năm gắn bó với công tác Việt kiều, theo ông, chúng ta có thể làm gì hơn để không còn phải nói, phải bàn về vấn đề hòa hợp dân tộc, để ngày 30/4 sẽ là ngày vui của toàn dân tộc Việt Nam?
Tôi thấy rằng ngày 30/4 từ 35 năm nay đã là ngày lịch sử của dân tộc. Vì đó là ngày khao khát chờ đợi của bao thế hệ người Việt Nam, là ngày đánh dấu sự kiện một nước "nhược tiểu" đã bền bỉ "lấy sức ta tự giải phóng cho ta", thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, một kỳ tích có một không hai trong lịch sử thế giới với sự lãnh đạo của một con người đầy đức độ là Hồ Chí Minh.Tôi nghĩ khó có gì có thể làm lu mờ ý nghĩa lịch sử vĩ đại này.
Với ngày 30/4 chúng ta đã qua được chặng đường đầu tiên "Nước ta hoàn toàn độc lập" để tiếp tục thực hiện "Dân ta được hoàn toàn tự do" và tiến tới "Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", tức là thực hiện phương châm trước sau như một của nước Việt Nam kể từ ngày quốc khánh 2/9/1945 là "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc".
Trong 35 năm qua, xét về quan hệ quốc tế chúng ta được chứng kiến một nước Việt Nam đã "hòa giải" tốt đẹp với các đối thủ cũ là Nhật và Pháp và hôm nay quan hệ với Hoa Kỳ cũng đang ngày càng thân thiện. Cả ba nước đã và đang trở thành đối tác chiến lược và đối tác hàng đầu của Việt Nam. Đó là thiện chí của tất cả các phía, nhưng cũng là minh chứng cho truyền thống hòa hiếu cao thượng của dân tộc Việt Nam.
Trong hoàn cảnh chung như vậy, những người Việt Nam ở các nước đó đang giữ mối liên hệ rất gắn bó với bà con mình trong nước và họ đang đầu tư bằng nhiều cách về cho gia đình và cho đất nước. Các cựu chiến binh, vốn là những người trực tiếp đối đầu quyết liệt trước đây từ hai phía, nay trở thành lực lượng tích cực giao lưu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau để hòa hợp và hàn gắn vết thương. Đối với tâm lý của nhiều người trong thế hệ trước, điều này không dễ dàng chút nào, nhưng tấm lòng bao dung, độ lượng sẽ làm tan đi băng giá của quá khứ.
Những lời Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phát biểu với bà con Việt kiều khi sang thăm Hoa Kỳ và nhân dịp Tết Nguyên đán vừa qua chứng tỏ Chính phủ đang cố gắng cải thiện tốt hơn môi trường trong nước để "mở rộng vòng tay" đón nhận tất cả những người con Việt Nam về với đất nước.
Từ trải nghiệm của tôi trong nửa thế kỷ gắn bó với Việt kiều, tôi tin chắc rằng sâu thẳm trong mỗi con người, hầu hết chúng ta đều có tấm lòng với đất nước, mong cho quê hương được hòa bình và gia đình được hạnh phúc. Đấy chính là mẫu số chung của những người con dân Việt Nam và cùng với tấm lòng bao dung, độ lượng, đó sẽ là cơ sở vững chắc cho "hòa hợp dân tộc" và "hàn gắn lòng người".
Vì vậy, chúng ta có thể tin vào một tương lai tốt đẹp không chỉ của riêng đồng bào mình, mà là tương lai của dân tộc ta hòa cùng với các quốc gia khác trên thế giới đang xích lại gần, hội nhập, gắn bó với nhau.
Con đường đi lên hạnh phúc của dân tộc Việt Nam còn lâu dài, khó khăn, nhưng nếu kiên trì "Đổi mới" chắc là chúng ta sẽ thành công.
Wed Nov 03, 2010 2:28 pm
Gần bóng đèn, xa lọ mực
Thành viên cấp 3
Phụng_Thiên
Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi : 126
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích : 151
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
Tôi thấy bạn là người nuôi thù hận đó !!
Thế hệ mới của chúng tôi chẳng quan tâm đến những ngày xưa đó. Chúng tôi khẳng định là cuộc kháng chiến chống Mỹ chứ không phải nội chiến.
thằng nào chạy đy tôi cũng chẳng cần quan tâm. Kẻ gây ra chiến tranh gợi lại kí ức hận thù thì chính chúng mới là phản động
Wed Nov 03, 2010 2:51 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
Phóng Vấn thủ tướng Võ Văn Kiệt Những đòi hỏi mới của thời cuộc
Tác giả: TUầN BÁO QUốC Tế Bài đã được xuất bản.: 23/04/2010
Tháng 4/1975 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là thời điểm thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với phóng viên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
LTS: Thêm một tháng Tư nữa lại tới. Tuần Việt Nam xin phép đăng lại cuộc trò chuyện của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đăng trên tuần báo Quốc tế số ra ngày 31/3/2005 để quý vị độc giả cùng suy ngẫm. - Thưa ông, thấm thoắt đã gần 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, và ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại từ cuộc kháng chiến đó, ông có suy nghĩ gì về sự kiện này?
Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây ba chục năm. Chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là tôi mong chiến tranh thật sự phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- Thưa ông, "khép lại" là một khái niệm không đơn giản khi làm?
Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người VN. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người VN chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và VN sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó, thưa ông?
Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao điều cần nói, biết bao việc cần làm. - Theo ông, bây giờ việc cần làm tiếp là gì?
Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.
- Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt?
Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4/1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người VN cảm nhận được điều đó.
- Khó khăn nằm ở chỗ nào, thưa ông?
Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp đạo lý và truyền thống VN. Nhưng về đối nội, theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
- Và, "lực lượng thứ ba" cũng đóng một vai trò đáng kể, thưa ông?
Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc VN chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
- Thưa ông, ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một VN thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
- Bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì, thưa ông?
Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỉ USD như VN, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập.
- Thưa ông, trong đối ngoại chúng ta nên tiếp tục như thế nào trong giai đoạn tới?
Những kết quả đối ngoại vừa qua, trong một chừng mực nhất định, đúng là đã góp phần mở đường để giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ thể của những khẩu hiệu ấy là gì? Và tới đây, với một thế giới đang thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trò và vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng.
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, những biến cố ở Trung Đông, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước Đông Nam Á..., tất cả cho thấy thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và liên hệ với nhau hơn, thật sự không còn chỗ thành công lớn cho những nỗ lực đơn độc.
Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế, không chỉ tùy thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích ứng với toàn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tôi nghĩ phải có vai trò vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc.
Wed Nov 03, 2010 8:57 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
Lenin với hoà giải dân tộc
Tác giả: Nguyễn Đăng Tấn Bài đã được xuất bản.: 22/04/2010
Lenin từng nói rất thẳng rằng: “Đối với chúng ta, một “chuyên gia khoa học và kỹ thuật” dù là chuyên gia tư sản nhưng thạo công việc của mình, thì cũng vẫn mười lần quý hơn người đảng viên cộng sản huênh hoang, ngày hay đêm, bất cứ lúc nào cũng chỉ sẵn sàng viết “các đề cương”, đề ra “các khẩu hiệu”, đưa ra các điều hoàn toàn trừu tượng. Hãy biết nhiều sự kiện hơn nữa, hãy bớt những lời tranh luận mệnh danh là có tính nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa đi”.
Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 140 của V.I. Lenin (22/4/1870 - 22/4/2010), mời quí vị độc giả cùng Tuần Việt Nam cùng suy ngẫm về những tư tưởng hoà giải dân tộc rất nhân bản của ông.
Ba mươi lăm năm đất nước thống nhất chúng ta đã có những bước tiến dài trên rất nhiều lĩnh vực. An ninh chính trị được giữ vững. Kinh tế liên tục phát triển. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, khu vực ngày càng được bạn bè quốc tế đánh giá cao và coi trọng. Chúng ta đã tập hợp được trí tuệ của đại bộ phận quần chúng nhân dân, những người Việt Nam trên khắp mọi miền của tổ quốc, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài để xây dựng đất nước. Đây là những thành quả quan trọng là nguồn lực làm nên sức mạnh Việt Nam.
Tuy nhiên công bằng mà nói, vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc chúng ta còn phải làm nhiều hơn nữa mới thật sự tạo thành sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc để "thành công, thành công, đại thành công". Nói như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhà nước phải chìa tay ra trước để đón nhận, đồng thời một bộ phận người Việt ở nước ngoài vẫn còn mặc cảm cũng phải chủ động hòa nhập. Ông bà ta từ ngàn xưa thường nói: Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng, chính là cái lẽ tự nhiên như vậy.
Hòa giải, hòa hợp dân tộc, mới tập hợp được trí tuệ của dân tộc mới tạo nên sức mạnh to lớn. ở ta cũng vậy mà ở bất cứ đâu trên trái đất này, họ cũng làm như vậy.
Còn nhớ trong một lần thăm Nga, đến Điền trang của Đại Văn hào, Đại tư sản Nga Lev Tolstoi, chúng tôi rất ngỡ ngàng với sự tồn tại của cái Điền trang kỳ vĩ này. Không hiểu nổi tại sao sau những biến cố của cuộc cách mạng long trời lở đất ở nước Nga ấy mà vẫn tồn tại nguyên vẹn cái Điền trang to lớn của một Đại tư sản. Sao cách mạng không tịch thu để chia cho dân nghèo? Mục tiêu của cách mạng là lật đổ chế độ cũ cơ mà?
Nếu nước Nga, nếu Lenin làm như vậy thì chắc chắn nhân loại sẽ vĩnh viễn mất đi những di sản văn hóa vô giá này. Nhân loại sẽ không còn được nhìn thấy những giá trị văn hóa, vật chất và tinh thần kiểu như Điền trang của Tolstoi, di sản Puskin và của những nhà tư sản khác ở Nga, không tập hợp được trí tuệ của dân tộc để thực hiện chính sách kinh tế mới thời Lenin, sau này xây dựng đất nước. Và như vậy sẽ không hòa hợp được dân tộc.
Về vấn đề này Lenin cho rằng, chính quyền phải coi trọng nhân tài không kể là thành phần xuất thân. Phải tìm cách "thu phục được các chuyên gia tư sản", nhất là "những người có tài", "những chuyên gia giỏi nhất" của chế độ cũ để lại. Đồng thời phải mở lòng ra để đón nhận họ, có như vậy những người đã từng một thời lầm lỗi, những người của chế độ cũ mới tin cậy và đóng góp. Lenin nhấn mạnh đến sự hòa hợp để chung tay xây dựng đất nước. Ông cho rằng bất kể người nào có tâm, có tài đóng góp cho đất nước cũng đều được trọng dụng. Ở Lenin, ông rất coi trọng nhân tài, coi trọng công việc, miễn người đó có thiện chí, người đó có thể đóng góp nhằm xây dựng đất nước. Cái chủ nghĩa lý lịch không phải lúc nào cũng dương ra để dọa nạt.
Ông còn cho rằng người đảng viên cộng sản nào không tỏ rõ được điều đó, không biết phát huy trí tuệ của dân tộc, khiêm tốn học hỏi, nghiên cứu, thì người đảng viên cộng sản đó thường không có ích, nghĩa là người vô tích sự, một người có cũng như không, họ không những chẳng đóng góp cho sự phát triển mà còn có hại, kìm hãm sự phát triển, một người có hại.
Lenin nhấn mạnh ông có thể sẵn sàng đổi hàng tá những người cộng sản như vậy để lấy một chuyên gia tư sản thành thạo và nghiêm túc nghiên cứu nghiệp vụ của mình. Người còn chỉ rõ: "Đối với chúng ta, một "chuyên gia khoa học và kỹ thuật" dù là chuyên gia tư sản nhưng thạo công việc của mình, thì cũng vẫn mười lần quý hơn người đảng viên cộng sản huênh hoang, ngày hay đêm, bất cứ lúc nào cũng chỉ sẵn sàng viết "các đề cương", đề ra "các khẩu hiệu", đưa ra các điều hoàn toàn trừu tượng. Hãy biết nhiều sự kiện hơn nữa, hãy bớt những lời tranh luận mệnh danh là có tính nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa đi"
Luận điểm này của Lenin thể hiện rõ tư tưởng của Người về sự cần thiết phải khơi dậy và phát huy nguồn nhân lực.
Văn hóa chính là điều đó, tính nhân văn và sức mạnh cũng từ đó mà tăng lên. Lenin cho rằng phải là sự phát triển hợp qui luật của tổng số kiến thức mà loài người đã tích lũy được. Với ý nghĩa đó, Người nêu công thức: "chính quyền xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc +...+...= Chủ nghĩa xã hội". Thực chất của công thức này chính là nghệ thuật tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của nhân loại và tập hợp được trí tuệ của dân tộc.
Nói những điều trên để thấy rằng sự hòa hợp dân tộc, sự đoàn kết dân tộc là cội nguồn của sức mạnh. Nó không chỉ đúng ở trong nước mà đúng với bất kỳ quốc gia nào. Riêng ở Việt Nam do điều kiện lịch sử, do chiến tranh chia thành những chiến tuyến khác nhau, điều đó lại càng có ý nghĩa. Sẽ rất có tội với dân tộc nếu chúng ta không khơi dậy được sức mạnh của nguồn lực này để cùng chung tay xây dựng đất nước.
Ba mươi lăm năm qua là một chặng đường dài trên bước đường phát triển của dân tộc. Chặng đường ấy nhân dân đã trăn trở, Đảng đã trăn trở. Những người Việt ở nước ngoài, những người trí thức của chế độ cũ cũng đã trăn trở Tất cả đều nhìn về một hướng, hướng ấy chỉ có thể là: Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh đến vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc để tạo thêm sức mạnh. Ông cho rằng chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng.
Câu nói nổi tiếng của ông được mọi người Việt Nam nhất là kiều bào ta rất tâm đắc: Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả. Đó chính là động lực để thúc đẩy mạnh mẽ hào giải và hòa hợp dân tộc hướng đến tương lai.
TuanVietnam - Vietnamnet
Wed Nov 03, 2010 9:02 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
Chuyện của Tổng trưởng Quốc phòng chế độ cũ
Tác giả: Lê Nhung - Thu Hà Bài đã được xuất bản.: 20/04/2010
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp ông Nguyễn Hữu Có đã cầm tay mà nói: "Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em". Đó là lần đầu tiên vợ chồng ông Có được Mặt trận Tổ quốc mời ra Hà Nội họp. "Một biểu tượng của hòa hợp dân tộc" Ông Nguyễn Hữu Có từng là chỉ huy quân sự danh tiếng. Khi chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên được thiết lập, ông là một trong 10 sĩ quan (trong đó có Nguyễn Văn Thiệu) được lựa chọn qua Mỹ đào tạo sĩ quan chỉ huy và tham mưu. Dưới thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ông đảm nhận các chức vụ Tổng Trưởng Quốc phòng kiêm Phó Thủ tướng. Đời binh nghiệp và chính trị của ông Có lên đến tột đỉnh từ giữa năm 1965 đến đầu năm 1967. Với địa vị đứng hàng thứ ba sau hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, thanh thế tướng Có còn lừng lẫy cả ở nước ngoài.
Ông cũng là một trong số những người vào thời khắc lịch sử của mùa xuân 1975 đã có mặt ở Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn, chứng kiến những giây phút cuối cùng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Ông Nguyễn Hữu Có và vợ- bà Nguyễn Thị Tín. Ảnh: Lê Nhung
Ông Có từng tâm sự: "Là kẻ chiến bại còn ở lại, tôi phải chấp nhận mọi tình huống nguy hiểm xảy ra". Sau mười hai năm đi học tập cải tạo, trở về Sài Gòn, ông Có chỉ "loanh quanh trong nhà trồng rau, nuôi gà". Cho đến năm 1994, Mặt trận Tổ quốc Thành phố HCM vời ông tham gia như một "nhân sĩ tự do". Rồi sau đó, tên ông xuất hiện trong danh sách thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Kể từ đây, ông Có bắt đầu được mời đến dự các cuộc gặp với lãnh đạo thành phố, lãnh đạo nhà nước và xuất hiện trong các cuộc họp báo quốc tế mỗi dịp 30/4. Chuyện về ông được báo chí quốc tế nhắc đến như "một biểu tượng của hòa hợp dân tộc". "Chúng tôi có tới 12 người con, bốn con đang ở Mỹ, một ở Pháp. Các con tôi tuy làm những công việc khác nhau nhưng đủ sống. Tôi đã cùng vợ qua bên Mỹ chơi thăm bạn bè, không hề bị ai cấm đoán hay ngăn cản", ông Có từ tốn nói. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Tín cho hay, thời gian chồng đi cải tạo cũng là lúc bà phải chật vật (như mọi người dân Sài Gòn khi đó) kiếm sống. Bà luôn có mặt bên chồng trong mỗi cuộc gặp với các lãnh đạo nhà nước như ông Phạm Thế Duyệt, Võ Nguyên Giáp... Bà vẫn kể đi kể lại câu chuyện cách đây vài năm khi ông bà ra Hà Nội đã được đích thân Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phạm Thế Duyệt đón tiếp, đưa đi Hạ Long chơi.
"Hãy chìa tay trước"
Ở tuổi 90, vị cựu Phó Thủ tướng của chính quyền cũ mỗi ngày lại dành một tiếng đồng hồ nằm giường tập trị liệu. Căn bếp nhà ông Có mỗi tuần một lần vẫn là nơi tổ chức nấu cháo từ thiện tiếp tế miễn phí cho thân nhân những người nghèo ở Bệnh viện Nhi đồng Một. Bà Tín, vợ ông nhắc đi nhắc lại, ông Có tuy đã từng là một Tổng trưởng Quốc phòng chế độ cũ nhưng sau thời gian cải tạo đã luôn chủ động hòa nhập với cuộc sống mới. Và ông cũng không gặp phải trở ngại gì trên con đường hòa nhập đó. Chỉ còn một điều vẫn khiến hai vợ chồng vị tướng già trăn trở là dường như sau ba mươi lăm năm mà với nhiều người như vẫn đang còn vướng víu những định kiến cũ, khiến công cuộc hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng nưgời trong ngoài như một vẫn chưa đi được tới đích. Bạn bè ông Có, vẫn không ít người luôn mang mặc cảm "người phía bên kia", từng ra đi trước biến cố 1975 và nay phần đa đều có ý nguyện muốn được trở về với quê hương, đất nước. Họ mong đợi lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ động chìa tay ra trước. Không phủ nhận ngoài phần đông những người có thiện ý muốn xây dựng đất nước, vẫn còn lại một nhóm người cực đoan, quá khích. "Với những người đó, nên chi lãnh đạo nhà nước hãy chủ động chìa tay ra trước. Hãy khuyến khích, chủ động mời những người đang còn định kiến quay về nước để họ chứng kiến tình hình mới rồi từ đó thay đổi cái nhìn với đất nước... ", bà Nguyễn Thị Tín nói.
"Hoà giải chỉ có bằng hành động"
Cựu đại sứ Việt Nam tại Pháp Võ Văn Sung từng viết trong một tập sách kỷ niệm ngày thống nhất đất nước: "Đạo lý dân tộc ta là bàn tay có ngón ngắn ngón dài nhưng đều quy lại thành một bàn tay". Theo ông Sung, người Việt khi có ngoại xâm thì đứng lên chống giặc cứu nước, nhưng khi kẻ xâm lược bị đánh đuổi thì với những người Việt do hoàn cảnh không đứng vào hàng ngũ kháng chiến hoặc thậm chí chống lại kháng chiến cũng nên độ lượng bỏ qua để cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng xây dựng lại đất nước thân yêu.
Việt kiều trong mít tinh 1-5-1975 mừng Việt Nam thống nhất. Bên phải: cụ Trần Văn Mạc - Chủ tịch Hội Phụ lão Việt Nam. (Ảnh tư liệu trong cuốn "Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris")
Ông Sung cũng kể lại một câu chuyện độc đáo, đó là buổi trưa ngày 30/4 năm 1975 lịch sử, cựu Thủ tướng chế độ cũ Nguyễn Khánh bấy giờ đang ở Pháp đã đến gặp ông Sung với băn khoăn: "Bây giờ các anh thắng rồi thì những người như tôi còn có ích gì nữa không?". Ông Nguyễn Khánh trước đó vẫn lui tới ĐSQ Việt Nam và ủng hộ cho con đường hòa hợp dân tộc, thực hiện đường lối của Hiệp định Paris. Chính vì thế, câu trả lời của vị đại sứ Việt Nam là: "Sao anh lại nói là "các anh". Đây là thắng lợi của toàn dân tộc. Chúng ta đã thắng. Nếu cần nói tên một người Việt Nam thất bại thì đó là Nguyễn Văn Thiệu. Rồi đây việc hàn gắn vết thương chiến tranh, việc xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, còn bao nhiêu việc cần sự đóng góp của mỗi người con dân Việt". Tư tưởng ấy ta đã thực hiện suốt ba mươi lăm năm qua. Bởi, riêng ở miền Nam Việt Nam chiến tranh liên miên, hầu như gia đình nào cũng có người của hai bên và đều chịu mất mát đau thương. Không gì khác là phải tha thứ để cùng xây dựng lại. Nhưng nếu đây đó còn có những ngại ngần, còn có những vết thương chưa liền, còn có những phân ly và cách trở thì chính những người đứng đầu Đảng, Nhà nước phải tiếp tục làm nhiều việc hơn nữa để xóa đi những khoảng cách, tập hợp sức mạnh dân tộc, ông Võ Văn Sung đúc kết. Ông Hồ Ngọc Nhuận, cựu dân biểu đối lập của chính quyền Sài Gòn, người tự xem là "cả đời tôi đấu tranh cho chủ trương hòa hợp dân tộc", cũng khẳng định "An vị lâu dài chỉ có thể có với lòng dân và trong lòng dân, bằng con đường hòa giải thật sự trong hành động chứ không bằng lời nói. Và chỉ có thể hòa giải khi trả lại sự công bằng cho mọi người, mọi thành phần dân tộc". Như thông điệp mà Nguyên Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói trong trên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) vào dịp kỷ niệm ba mươi năm thống nhất đất nước: "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp".
TuanVietnam - Vietnamnet
Fri Jul 29, 2011 8:29 pm
có lẽ là chiêm nghiệm những quá trình LỊCH SỬ..để chấp nhận hay muốn lật lại LỊCH SỬ
Thành viên mới gia nhập
nòi giống Lạc Hồng
Họ & tên : Nguyễn Hồng Nhân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 15/07/2011
Tổng số bài gửi : 13
Đến từ : tp HCM
Sở trường/ Sở thích : có lẽ là chiêm nghiệm những quá trình LỊCH SỬ..để chấp nhận hay muốn lật lại LỊCH SỬ
Điểm thành tích : 14
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
Phụng_Thiên đã viết:
Tôi thấy bạn là người nuôi thù hận đó !!
Thế hệ mới của chúng tôi chẳng quan tâm đến những ngày xưa đó. Chúng tôi khẳng định là cuộc kháng chiến chống Mỹ chứ không phải nội chiến.
thằng nào chạy đy tôi cũng chẳng cần quan tâm. Kẻ gây ra chiến tranh gợi lại kí ức hận thù thì chính chúng mới là phản động
nếu nhìn nhận như bạn thì không đáng để tham gia diễn dàn sử trẻ.....nếu bạn bảo Mĩ là thù là địch thế sao giờ hàng ngàn du học sinh sang bên ấy học hỏi làm cái gì hả......thế còn Trung quốc chúng ta gọi là anh ba đấy thôi cũng quay qua cắn chúng ta đấy thôi chay đua vũ trang hùng hậu nhằm chiếm dất ta...ôi sao mà lạ lùng thiệt miệng nói hòa hợp hòa giải dân tộc mà sao trong thâm tâm chế độ hiện tại bây giờ có mong muốn không......
Fri Jul 29, 2011 11:17 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
Đây là một topic khá xưa nên mình ko nói nhiều. Nếu hiểu rõ dòng chữ "hòa giải" và "yêu thương" ở đầu đề thì nên mở rộng tấm lòng và chìa tay ra trước......
Sat Jul 30, 2011 8:22 am
Muốn bắt dk hổ thỳ phai?vào hang hổ. Nhưng có lẽ...bạn sẽ tóm dk cái dạ dày hổ.T_T.
Thành viên cấp 1
lethuy
Họ & tên : Trần Thị Lệ Thủy
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 24/05/2011
Tổng số bài gửi : 28
Đến từ : dân thái nguyên
Sở trường/ Sở thích : Muốn bắt dk hổ thỳ phai?vào hang hổ. Nhưng có lẽ...bạn sẽ tóm dk cái dạ dày hổ.T_T.
Điểm thành tích : 32
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam
ờ.muốn căm gét thỳ pải lôi bọn trung cụa vào.mà sao lâu lâu rồi không thấy trung quốc có động thái gì nhỉ.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: 35 năm hòa giải để yêu thương - Tuanvietnam