CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) I_icon_minitimeWed Jun 18, 2008 11:56 am

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) Laodong1 Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) DHVgioi Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) Medal124 Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) 36Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) 40Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) 102Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2)

 
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG CA TRÙ
Phần II


Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2) 76cb10

Hát thi: Hình thức cuộc thi được tổ chức để tìm người hát hay, hoặc đàn giỏi. Cuộc thi nếu do chức sắc của làng (xã) tổ chức để chọn người vào hát thờ trong ngày chính tiệc thờ Thành hoàng. Nếu cuộc thi do Ty giáo phường tổ chức thì để chọn người hát hay và người đàn giỏi để đưa vào Kinh, hát phục vụ nhà vua tại hoàng cung.

Hát thờ: Hình thức hát phục vụ nghi lễ tín ngưỡng, dâng lên thành hoàng làng hoặc các vị thần linh được thờ ở các đền miếu.

Họ. Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì “Ngày xưa cô đầu và kép mỗi vùng có một tên riêng, như họ Tam, họ Ngàn, họ Thông, họ Thiên v.v…Người thuộc về họ nào, lấy chữ họ đó đặt lên trên, tên ở dưới. Ví dụ tên là Thuận mà thuộc về họ Thông thì gọi là Thông - Thuận. Họ này chỉ dùng riêng trong Giáo - phường, còn đối với chính - phủ vẫn theo tên họ cũ”(Sdd, tr. 54). Sách chỉ nêu ví dụ 3 “họ” kể trên và không đưa ra tư liệu xác thực để kiểm chứng. Nay, qua văn bia, ta biết được 8 “họ”: Xuân, Đông, Thịnh, Từ, Hoàng, Việt, Kiều, Khổng trên 11 bi ký Hán Nôm. Xã có thể có một hoặc nhiều giáo phường. Mỗi giáo phường là một họ riêng. Như vậy, “họ” chính là một hình thức đặt nghệ danh, để phân biệt giữa các giáo phường với nhau.

Hồng Hạnh. Tên một thể cách của ca trù. Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì “Tương truyền chính bà Bạch - Hoa Công - chúa đã làm ra hai khúc Non - mai, Hồng - hạnh nên cô - đầu chỉ dành khi hát thờ bà mới hát, ngoài ra không bao giờ hát khúc ấy ở đền miếu khác và cũng không dám hát cho ai nghe”(Sdd, tr. 50).

Kép. Nhạc công nam, chơi đàn đáy trong ca trù. Nhạc công này có thể cũng là người hát trong một số tiết mục hát thờ ở cửa đình. Chữ Kép còn chỉ những người đàn ông làm nghề đàn, hát, diễn viên trong nghệ thuật ca hát truyền thống như tuồng, chèo.

Khổ. Một phần lời ca được quy định sẵn trong một bài ca trù”(Đặng Hoành Loan, Đặc khảo ca trù Việt Nam, tr. 573)

Làn điệu. Những lời thơ được hát lên với một giai điệu nhất định với chất liệu âm nhạc đặc thù. Mỗi làn điệu là một khúc hát độc lập có tên gọi riêng. Trong ca trù, thể thơ lục bát được sử dụng để cấu tạo nên nhiều làn điệu khác nhau, mỗi làn điệu có cấu trúc âm nhạc riêng.

Lễ tế tổ. Cuộc tế lễ do các giáo phường ca trù tổ chức để tưởng niệm các vị sáng lập ra ngành ca trù.

Lệnh tiền. Còn gọi la Tiền lệnh. Bi ký Hán Nôm không cho những thông tin rõ ràng để hiểu được một cách chính xác về lệnh tiền. Trần Thị Kim Anh cho rằng đây là tiền trả cho người cầm hiệu lệnh trong tế lễ - đánh chiêng trống là hiệu lệnh.(Đặc khảo ca trù Việt Nam, tr. 49).

Mua bán cửa đình. Quyền giữ cửa đình của các giáo phường được duy trì đời này qua đời khác. Giáo phường được giữ cửa đình có đặc quyền được ca hát và được hưởng một số quyền lợi. Tuy nhiên, nếu vì túng thiếu, cần tiền để chi dùng thì các giáo phường có thể bán lại quyền giữ cửa đình cho giáo phường khác, thậm chí cho quan viên chức sắc của chính làng sở tại. Việc mua bán sang nhượng và quyền lợi mỗi bên được ghi lại trên văn bia dựng tại đình. Cũng có khi giáo phường không bán hết các quyền lợi được ghi trong điều khoản của khoán ước mà chỉ bán một số khoản, hoặc lệ mà mình đang được hưởng mà thôi (ví dụ lệ như xông đình, , trù tiền, lệnh tiền, trù trùm). Trong số 62 văn bản mua bán được khắc trên bia đá có 28 văn bia ghi việc mua bán đứt đoạn; một số bia khác không ghi rõ việc mua bán
đứt đoạn, hoặc chỉ ghi mua, bán một phần ba hoặc một phần của các quyền lợi.


Nhạc khí. Nhạc cụ dùng trong biểu diễn ca trù.

Non mai. Xem mục từ Hồng hạnh.

Phách. Nhạc cụ gõ do người hát ca trù gõ khi hát. Phách ca trù gồm bàn phách và lá phách. Lá phách gồm 1 dùi đơn và 1 dùi kép (do một dùi đơn chẻ làm đôi). Khi gõ phách đều phải ở trong khuôn khổ và tiếng hát đều phải nằm trong những khổ phách. Phách thường làm bằng tre hoặc gỗ.

Quản giáp. Người có tuổi hoặc có uy tín về nghề trong giáo phường. Người này do phường bầu ra để cắt đặt mọi việc trong giáo phường.

Quyền giữ cửa đình. Ty giáo phường chia việc giữ các cửa đình trong huyện cho các giáo phường. Các giáo phường này được phép toàn quyền biểu diễn tại đình làng này, hoặc được phép tuỳ ý mời giáo phường khác đến hát giúp trong một dịp nào đó. Đó chính là quyền giữ cửa đình của các giáo phường, được cam kết với dân làng có đình sở tại thông qua một văn bản khóan ước khắc trên bia đá, đặt tại đình làng. Quyền giữ cửa đình này được duy trì đời này qua đời khác.



(Theo nguồn blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện)
http://blog.360.yahoo.com/blog-xb1sK8gpbqfp3LIciS_n10k64uZy?p=563
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Cùng tìm hiểu Ca trù - một số thuật ngữ trong ca trù (Phần 2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Nghệ thuật dân tộc-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất