CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 DAP AN HSGQG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
DAP AN HSGQG I_icon_minitimeTue Mar 06, 2012 5:09 pm

leeminhoo_1995
Tôi tài giỏi còn bạn thì sao??????

Thành viên cấp 1

leeminhoo_1995

Thành viên cấp 1

https://www.facebook.com/hao.levan.9
Họ & tên Họ & tên : Lê Văn Hào
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 23
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Vĩnh Phúc-Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi tài giỏi còn bạn thì sao??????
Điểm thành tích Điểm thành tích : 31
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: DAP AN HSGQG

 
ai co dap an HSGQG 2012 KHONG?
Chữ ký của leeminhoo_1995





DAP AN HSGQG I_icon_minitimeTue Mar 06, 2012 5:59 pm

Tuan Su

Thành viên mới gia nhập

Tuan Su

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: DAP AN HSGQG

 
ai có đáp án thi HSG quốc gia 2012 đề nghị đưa lên cho mọi người xem với
Chữ ký của Tuan Su





DAP AN HSGQG I_icon_minitimeSun Mar 11, 2012 10:45 am

leeminhoo_1995
Tôi tài giỏi còn bạn thì sao??????

Thành viên cấp 1

leeminhoo_1995

Thành viên cấp 1

https://www.facebook.com/hao.levan.9
Họ & tên Họ & tên : Lê Văn Hào
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 23
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Vĩnh Phúc-Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi tài giỏi còn bạn thì sao??????
Điểm thành tích Điểm thành tích : 31
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: DAP AN HSGQG

 
Trong nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có một yếu tố mà những người nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh không thể không tìm hiểu. Đó là Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Sinh thời, Hồ chí Minh đã từng khẳng định: "Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có cái hay là phù hợp với nước chúng ta".

1. Vài nét về tiểu sử của Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn sinh ngày 12/11/1866 ở Tỉnh Quảng đông, Trung Quốc. Thuở nhỏ tên là Đế Tượng, lớn lên lấy tên là Văn. Năm 1897 ở Nhật Bản ông lấy tên là Trung Sơn Tiều, nhân đó gọi là Tôn Trung Sơn.( Tôn Dật Tiên ). Hồ Chí Minh rất kính trọng Tôn Trung Sơn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Tân Hợi (1911)- cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ triều đình Mãn Thanh, lập nên nước Trung Hoa Dân quốc và ông được bầu làm tổng thống. Hồ Chí Minh từng nói rằng Người cố gắng làm người trò nhỏ của Tôn Trung Sơn cũng như của Khổng tử, Giê- su, Các Mác. Sinh thời, Tôn Trung Sơn ủng hộ Lênin và cách mạng tháng Mười Nga. Ông mất ngày 12/3/1925 tại Bắc Kinh.

2. Khái quát nội dung Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924 ( Năm Dân quốc thứ 13).
Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho Chủ nghĩa Tam dân được ông thực hiện vào ngày 27/1/1924. Ông đặt câu hỏi: Chủ nghĩa Tam dân là gì ? “ Định nghĩa theo cách đơn giản nhất, Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “ ( tr.49) vì “ Chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng , địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “( tr. 50)
Trước hết, ông nói về Chủ nghĩa Dân tộc. Ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc, không có chủ nghĩa dân tộc. Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc chứ chưa đạt tới dân tộc. Để bảo vệ tông tộc, người Trung Quốc sẵn sàng hy tinh cả tính mạng. Ở Trung Quốc chủ nghía dân tộc chính làchủ nghĩa quốc tộc .(tr. 53).
Vậy vì sao Trung Quốc phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc? Trung Quốc lúc bấy giờ có hơn 400 triệu người, có lịch sử văn minh hơn 4000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có những gia tộc và tông tộc, không có tinh thần dân tộc, do đó, tuy là nước lớn dân đông nhưng là một mảng cát rời rạc, là một nước ngèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện nay, có địa vị thấp nhất trên trường quốc tế . “ Nếu chúng ta không lưu tâm đề xướng chủ nghĩa dân tộc, kết hợp 400 triệu người thành một dân tộc kiên cố, Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất nước, diệt chủng. Muốn cứu nguy, chúng ta phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc, dùng tinh thần dân tộc để cứu nước.“( tr. 124). “ Chủ nghĩa Dân tộc như một bảo bối giúp một quốc gia phát triển và một dân tộc sinh tồn “( tr. 89)
Vậy Trung quốc phải làm gì để khôi phục Chủ nghĩa Dân tộc? Ông đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc ( tr. 142). Thứ hai, người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay, cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không tề gia, trị quốc được. Do đó người nước ngoài liền đòi tới chia nhau cai trị chung ta ( tr. 151). Có tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được .
Bài giảng đầu tiên về Chủ nghĩa Dân quyền vào ngày 9/3/1924. Theo ông , dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Vậy chính trị là gì? Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị. Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền . Nay nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền (tr. 162-163). Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền , tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn. ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào. Thực hiện được điều đó, 400 Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.
Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng dân có 4 quyền ; quyền tuyển cử, quyền bãi miễ . quyền sáng chế, quyền phúc quyết. Chính phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ, như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. ( tr. 309).
Vậy nhân dân phải quản lý chính phủ như thế nào? Là thực hành quyền tuyển cử, quyền bãi miễn , quyền sáng chế và quyền phúc quyết . Chính phủ phải làm việc như thế nào với nhân dân? Là thực thi quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí , quyền giám sát. Chín quyền này cân bằng với nhau thì dân quyền mới thực hiện được . Như vậy, ông nói tới dân quyền với nội dung cốt lõi là dân chủ .
Tôn Trung Sơn không đề cao tự do cá nhân như cách mạng tư sản ở các nước phương Tây mà ông chủ trương quốc gia tự do. Tại sao chúng ta cần quốc gia tự do? Vì Trung Quốc bị các cường quốc áp bức, đã mất địa vị quốc gia, không chỉ là nửa thuộc địa mà là thuộc địa bậc hai. Hiện nay Trung Quốc làm nô lệ cho hơn mười nước nên quốc gia rất không tự do. Đương nhiên quốc gia Trung Quốc được tự do thì dân tộcTrung Quốc mới thực sự tự do (tr.206)
Vì sao ông không đề cao tự do cá nhân ? Xưa kia vì châu Âu rất không tự do nên cách mạng đấu tranh giành tự do. Chúng ta vì quá tự do , không có đoàn thể nên không có lực đề kháng mà thành một bãi cát rời . . . Vì là một bãi cát rời nên bị chủ nghĩa đế quốc nước ngoài xâm lược. Muốn xoá bỏ áp bức của nước ngoài thì phải xoá bỏ tự do cá nhân để kết thành đoàn thể thật vững chắc như đưa xi măng vào trộn cát rời để kết lại thành một khối đá vững chắc (tr. 204 ). Ông chủ trương muốn có tự do quốc gia thì phải đấu tranh .
Bàn về chủ nghĩa dân sinh, ông đưa ra định nghĩa; Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân , sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng (tr. 317 ). Ông quan niệm chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng (tr. 313). Ông đặt vấn đề : Chủ nghĩa dân sinh suy cho cùng có gì khác biệt với chủ nghĩa xã hội? Vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vẫn đề kinh tế- xã hội. Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường . . . Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội (tr. 320) . Nhưng điều này chứng tỏ hiểu biết của ông về chủ nghĩa xã hội oòn mang tính chủ quan vì ông cho rằng xây dựng chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội .Ông khẳng định, hiện nay người nghiên cứu vấn đề xã hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân của chủ nghĩa xã hội. Trước khi học thuyết Mác được truyền bá trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được nói đến đều là lý luận cao siêu, thoát ly thực tế quá xa. Riêng Mác chuyên đi sâu vào thực tế và lịch sử, mổ xẻ phân tích đầy đủ chi tiết tình hình diễn biến kinh tế của vấn đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa xã hội khoa học.(tr 321).Ông đánh gía rất cao phát minh của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử: phát minh quan trọng nhất của Mác là về phương diện lịch sử là tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đêu do vvật chất quy định , vật chất thay đổi thì thế giới thay đổi theo (tr. 325). Nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp , ông lại phê phán quan điểm của Mác .
Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản ( tr. 345 ). Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời sống nhân dân, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ. Vì chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho 400 triệu người đều hạnh phúc.

3. Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Tam dân củaTôn Trung Sơn
Trong toàn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển nhiều nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Người chủ trương xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có độc lập, tự do, hạnh phúc. Mong ước duy nhất của Người là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành, ai cũng được hạnh phúc. Người mong mỏi độc lập cho nhân dân, tự do cho đồng bào. Người khẳng định nếu dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của bộ phận, giai cấp ngàn năm cũng không đòi lại được. Có tự do cho dân tộc thì mới có tự do cho mỗi người. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do. dân sinh hạnh phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người. Tư tưởng của Tôn Trung Sơn in đậm dấu ấn trong tư tưởng của Người. Nhưng Người không sao chép, không phỏng theo Chủ nghĩa Tam dân mà thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát triển hạt nhân dân chủ cách mạng trong cương lĩnh chính trị và ruộng đất của Tôn Trung Sơn nhào nặn với thực tiễn Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng Chủ nghĩa Mác- Lênin, hình thành tư tưởng của Người mang bản chất dân tộc, phản ánh quy luật phát triển của lịch sử .
Tư tưởng của Tôn Trung Sơn, cho đến hôm nay, vẫn có giá trị đối với công cuộc đổi mới ở nước ta. Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cũng chính là thực hiện mong ước của những nhà cách mạng tiền bối của chủ nghĩa xã hội. Dân tộc, dân quyền, dân sinh vẫn là những vấn đề không bao giờ cũ ./.
Chữ ký của leeminhoo_1995





DAP AN HSGQG I_icon_minitimeSun Mar 11, 2012 10:10 pm

leeminhoo_1995
Tôi tài giỏi còn bạn thì sao??????

Thành viên cấp 1

leeminhoo_1995

Thành viên cấp 1

https://www.facebook.com/hao.levan.9
Họ & tên Họ & tên : Lê Văn Hào
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 21/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 23
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Vĩnh Phúc-Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi tài giỏi còn bạn thì sao??????
Điểm thành tích Điểm thành tích : 31
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: DAP AN HSGQG

 
khi nao co dap an thi hsg qg cac ban
Chữ ký của leeminhoo_1995





DAP AN HSGQG I_icon_minitimeMon Mar 19, 2012 4:59 pm

Tuan Su

Thành viên mới gia nhập

Tuan Su

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: DAP AN HSGQG

 
Đề nghị ai có dáp án HSG quốc gia 2012 up lên cho mọi người tham khảo với > Thank!!!!
Chữ ký của Tuan Su





DAP AN HSGQG I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: DAP AN HSGQG

 
Chữ ký của Sponsored content




 

DAP AN HSGQG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Tổng hợp các đề thi Lịch Sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất