Hội nghị tiến hành từ ngày 10 đến 19-5-1941 tại khu rừng Khuổi Nậm, Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì, với sự tham gia của Trường Chinh, Hoaøng Văn Thụ, Hoaøng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu xứ ủy Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Hội nghị tiến hành từ ngày 10 đến 19-5-1941 tại khu rừng Khuổi Nậm, Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì, với sự tham gia của Trường Chinh, Hoaøng Văn Thụ, Hoaøng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu xứ ủy Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Phân tích tình hình thế giới, Nghị quyết của hội nghị nhận định: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này, sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”.
Về tình hình Đông Dương, Hội nghị xác định rõ: “Khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khỏi ách của giặc Pháp – Nhật”.
Về mối quan hệ giữa các dân tộc Đông Dương, Hội nghị khẳng định sự tôn trọng việc lựa chọn hình thức nhà nước của mỗi dân tộc, sống trên bán đảo Đông Dương sau khi cách mạng thành công, nhưng trước mắt muốn đánh đuổi Pháp – Nhật “phải có một lực lượng thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương họp lại”. Hội nghị tán thành nghị quyết của hai hội nghị Trung ương trước đó về việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược nhằm nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Ngày 19-5-1941, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành lập mặt trận của mình. Các tổ chức của Việt Minh sẽ là các Hội Cứu quốc. Hội nghị quyết định tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất để tranh thủ mở rộng mặt trận dân tộc.
Về phương pháp cách mạng, Hội nghị nhận định “cuộc cách mạng Đông Dương sẽ kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” và “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn” và quyết định sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật “sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm cờ toàn quốc”, nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường đội ngũ của Đảng là lấy “vận dộng công nhân làm công việc đầu tiên trong việc tổ chức quần chúng của Đảng”…
Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Trung Đảng và cử Trường Chinh làm Tổng bí thư. Ban Thường vụ có thêm Hòang Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt.
Hội nghị Trung ương lần thứ VIII là một sự kiện quan trọng, cùng với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, đã hoaøn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng, trực tiếp góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.