CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử I_icon_minitimeWed Mar 24, 2010 9:12 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 36 Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 40 Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 43 Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 102
Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử

 
--------------------------------------------------------------------------------

Trong môn Lịch sử, việc học như thế nào để nhớ được các sự kiện là điều quan trọng. Xin trao đổi với các em học sinh một số kinh nghiệm trước mùa thi đại học năm nay...



“BÍ QUYẾT” HỌC LỊCH SỬ

Thủ thuật để ghi nhớ là các em có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỷ niệm quan trọng của mình để làm mốc ghi nhớ sự kiện lịch sử. Cũng có thể lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch sử dân tộc và ngược lại. Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên một địa phương… Từ đó, suy nghĩ, sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình. Sau khi đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống, khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa, xem trong chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai đoạn lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó... Công đoạn này rất có ý nghĩa, nó giúp các em nắm một cách bao quát những nội dung, giai đoạn lịch sử, tránh được việc lẫn lộn các giai đoạn, sự kiện lịch sử với nhau. Trong quá trình học bài, học sinh cũng cần nhớ tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, nghĩa là lạc đề. Học sinh cần nắm khung, tức là dàn ý, của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống, nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. Điểm tiếp theo là các em phải nắm chốt. Chốt là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm.

Hai năm trở lại đây, câu hỏi trong các đề thi đại học môn Lịch sử thường yêu cầu học sinh phân tích, so sánh, nhận định các sự kiện lịch sử... không bắt học sinh phải nhớ quá nhiều sự kiện. Vì thế, đây cũng là một thuận lợi cho những em học ôn môn Lịch sử khối C. Tuy nhiên, không phải học sinh nào sau khi học thuộc đều làm bài tốt. Việc thuộc bài mới chỉ một nửa, nửa còn lại là phải thể hiện những kiến thức ấy vào trong bài làm một cách đạt hiệu quả tốt nhất.

CÁCH LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ

Mỗi đề thi thường có bốn câu hỏi: phần chung (ba câu), phần riêng (một câu).

-Trước hết, học sinh cần đọc kỹ đề, dành 10-15 phút để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Viết đề cương, ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe lên trong đầu để khỏi quên. Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ đề bài hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy sẽ tránh được lạc đề hoặc thiếu ý.

-Nên phân bố thời gian cho các câu một cách hợp lý. Học sinh có thể ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào đề cương để nhắc nhở cho khỏi quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm trước. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài không cần thiết, nên đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian. Viết nhanh nhưng cố gắng viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp.

-Dù thuộc đến mấy cũng không nên viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi.

-Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng.

-Cần nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử.

-Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho người chấm.

-Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn 10, 15 phút. Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn.
Chữ ký của fudo85





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử I_icon_minitimeFri Mar 26, 2010 8:40 pm

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Re: Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử

 
Hihi...Mấy bước trên đều đúng...Còn cái bước cuối thì em chẳng bao giờ viết mà còn kịp đọc lại bài cả...thế nên có khi nào đc điểm tối đa đâu...Đúng là ẩu quá...Tật này phải sửa thì mình mới khá đc...... ;dangiu
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử I_icon_minitimeFri Mar 26, 2010 8:49 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử Laodong1 Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử DHVgioi Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 36Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử

 
Hèm, lịch sử một môn KHXH thì đương nhiên rồi mà!

Cái này hơi khó đây, viết mà để danh 20-30 phút để suy nghĩ, sửa chữa. Bình thường viết 1 hơi cũng chỉ gần hết bài, khó mà dành thêm thời gian được.

Còn về gạch đầu dòng từng ý thì rất khoa học, nhưng nếu nói đến lớp chuyên sử bọn em thì thương trong 1 bài ghi chép, hay bài kiểm tra thì "viết sử thành văn" là chính, chỉ cần nhớ phân chia các ý lớn thành các đoạn văn, các ý nhỏ là các câu văn, kết đoạn là kết luận. Phan chia bố cục giống mới 1 bài văn có Mở-Thân-Kết. Người đọc sẽ vẫn dễ hiểu và chỉ cần lồng ghép chính xác là có thể đạt điển khá tốt. thanks
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Một số kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Giao lưu với người yêu Sử-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất