CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú I_icon_minitimeFri Mar 26, 2010 2:38 am

phongtran88bg
ca hát, chơi thể thao/

Thành viên cấp 1

phongtran88bg

Thành viên cấp 1

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 26/03/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 26
Đến từ Đến từ : khoa Lịch Sử- ĐHSP Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : ca hát, chơi thể thao/
Điểm thành tích Điểm thành tích : 43
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú

 
KHƠ MÚ


1.MỘT VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ DÂN TỘC KHƠ MÚ


Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ..
Dân số: 42.853 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).


Lịch sử: Khơ Mú là một trong những cư dân đã
cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền
núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.


Người Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy),
tiếng Thái: กำหมุ hay กำมุ, là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực miền bắc
Lào.
Họ cũng có thể thấy tại Myanma, tây nam Trung Quốc
(trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam),
Thái Lan,
Việt Nam.
Tại Việt Nam, họ được công nhận là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, tuy
nhiên tại Trung Quốc thì họ lại không được công nhận
chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là
các nhóm sắc tộc không phân loại. Ngôn ngữ của họ là tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ
trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.

1.1.Phân bố địa lý-nguồn gốc




Người Khơ Mú là những cư dân bản thổ ở miền bắc Lào. Hiện tại
có khoảng 479.240-540.000 người Khơ Mú khắp thế giới, với dân số khoảng 389.694
người (năm 1985) tại Lào, 56.542 người (năm 1999) tại Việt Nam, 31.403 (năm
2000) tại Thái Lan, 1.600 người (năm 1990) tại Trung Quốc, không rõ số liệu tại
Myanma và cỡ 8.000 tại Hoa Kỳ.


Người Khơ Mú tại Lào chủ yếu sống trong tỉnh Luang Prabang
Xiêng Khoảng. Phần lớn các làng mạc của người
Khơ Mú là cô lập và có sự phát triển chậm chạp do ở các vùng xa xôi khó khăn.
Trong nhiều khu vực, họ sinh sống bên cạnh người H'Mông
và các nhóm sắc tộc thiểu số khác.


Tại Việt Nam, họ sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc
và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái
với số dân theo điều tra dân số năm 1999 khoảng 56.542 người.


Phần lớn người Khơ Mú tại Thái Lan đã tới đây trong giai đoạn
gần đây từ Lào và Việt Nam
như là những người tị nạn, cũng từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ sống tập trung gần biên
giới Lào-Thái Lan. Người Khơ Mú có quan hệ huyết thống gần gũi với Mlabri, người lá vàng bản địa của Thái Lan.


Tại Trung Quốc có khoảng 1.600-2.000 người Khơ Mú
sinh sống rải rác trong tỉnh Vân Nam, được xếp vào nhóm không phân loại.


Tại Hoa Kỳ, một lượng lớn người Khơ Mú sinh sống tại Richmond (California),
chủ yếu là người tị nạn, di cư từ sau chiến tranh Việt Nam. California
cũng là trung tâm của cả Khmu National Federation Inc. và Kmhmu Catholic
National Center.


Người Khơ Mú là một nhánh của các sắc tộc Khơ Mú, những
sắc tộc bản địa của Lào và các khu vực xung quanh.

1.2.Đặc điểm kinh
tế





Hoạt động
sản xuất: Là cư dân sinh
sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy nên được gọi là "Xá ăn lửa".
Ngoài hình thái du canh du cư là chủ yếu, bộ phận định cư thường canh tác nương
theo chu trình vòng tròn khép kín. Cây trồng ngoài lúa ngô ra còn có bầu bí, đỗ
và các loại cây có củ. Công cụ sản xuất gồm rìu, dao, cuốc, trong đó đáng lưu ý
nhất là chiếc gậy chọc lỗ. Hoặc gậy đơn hoặc gậy kép (bịt sắt) có thể dùng
nhiều năm. Hái lượm và săn bắn vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế. Nghề phụ gia đình chủ yếu là đan lát đồ gia dụng. Một số nơi biết thêm nghề
rèn, mộc, dệt vải. Việc trao đổi, mua bán chủ yếu là hình thức hàng đổi hàng.
Vỏ ốc "kxoong" trước kia được coi như vật ngang giá. Người Khơ Mú
chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà phục vụ sức kéo và nhu cầu tiêu dùng, tín ngưỡng.



Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô,
khoai, sắn. Trong canh tác, đồng bào dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái
lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Đồng bào nuôi gia
súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển.
Đồng bào đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực...


Đồng bào sống chủ yếu bằng nương rẫy khác với văn minh lúa
nước gắn với đồng ruộng của người Thái nên có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo
nước ”. Từ kinh tế nương rẫy truyền thống mà dân tộc Khơ Mú đã đúc kết cho mình
kinh nghiệm sản xuất canh tác dựa vào trời mây, con vật di chuyển để đoán biết
thời tiết. Phương tiện làm nương là rìu, dao, cuốc, xẻng và phương tiện tra hạt
là cây gỗ đặc để chọc lỗ bỏ hạt. Ngoài trồng trọt đồng bào còn chăn nuôi trâu,
bò, lợn, gà để phục vụ đời sống, sản xuất và lễ nghi.


Do canh tác nương rẫy nên nghề đan lát phát triển và trở
thành nghề truyền thống. Trong các vật đan lát thì Eng là phương tiện vận
chuyển thông dụng tiện lợi đan rất cầu kỳ. Eng tựa như chiếc gùi của người Mông
nhưng miệng lại có quai to, giữa quai là mảnh vải đệm, vắt qua trán người, tạo
nên điểm tựa lưng và trán, làm cân đối giữa lực cơ thể và trọng lượng hàng hoá
trên Eng.



Người
Khơ Mú tạo ra được rất nhiều loại sản phẩm đan lát, từ đồ đựng, phương tiện vận
chuyển, công cụ sản xuất, dụng cụ đánh bắt cá đến một số vật dụng để thực hành
nghi lễ... Các sản phẩm đều được những người thợ ở đây làm rất công phu, được
ken hay được quấn bằng mây rất độc đáo thể hiện đặc trưng dân tộc tương đối rõ
nét như như gùi lúa, mâm, ghế, hòm đựng quần áo, hộp đựng xôi, hộp đựng kim
chỉ... Gùi lúa của người Khơ Mú (yăng) thuộc loại sản phẩm đặc sắc nhất. Miệng
gùi loe rộng được quấn mây rất đẹp, gùi có dây quàng qua trán và ách tỳ vào gáy
người đeo. Gùi vừa là đồ đựng vừa là phương tiện vận chuyển. Những người đến lứa
tuổi đi làm rẫy đều có chiếc gùi của riêng mình. Bộ ép xôi của người Khơ Mú có
thể được coi là một trong những kiệt tác của nghệ thuật đan lát sử dụng chất
liệu cật tre, có sức cuốn hút đặc biệt đối với bất kỳ một khách hàng khó tính
nào.


Tùy
từng loại sản phẩm, người Khơ Mú sử dụng những kỹ thuật đan lát cổ truyền khác
nhau. Đan mâm dùng kỹ thuật xâu xiên (teleho) là kỹ thuật phức tạp và khó đan,
rất ít người làm được, còn đan gùi dùng kỹ thuật lóng đôi (lai xoong) và lóng
ba (lai xam)... Người Khơ Mú tin rằng, khi đan gùi lúa và hộp đựng xôi phải áp
dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo thành hoa văn thì người sử dụng chúng mới
“ăn nên làm ra”. Không chỉ có những kỹ thuật đan lát cổ truyền, người Khơ Mú
cũng sở hữu các kỹ thuật chế biến nguyên liệu rất phong phú, chẳng hạn như chỉ
khai thác tre nứa vào những ngày cuối tháng, không có trăng vì “tre đầu tháng
thân chứa nhiều nước nên dễ bị mọt”. Mây thì chỉ lấy dây già, leo trên cây cao,
có màu vàng hoặc xanh để đảm bảo độ dẻo và không bị mọt. Và cũng không biết từ
bao giờ, người Khơ Mú luôn chẻ tre, nứa từ ngọn xuống gốc còn chẻ mây lại từ
gốc lên ngọn


Mặc
dù chỉ là nghề phụ trong gia đình, nhưng đan lát đã đem lại thu nhập đáng kể
cho đồng bào Khơ Mú. Điều rất dễ nhận ra là sản phẩm đan lát của người Khơ Mú
tại Kỳ Sơn đã trở thành vật dụng hết sức phổ biến cho sinh hoạt hàng ngày không
chỉ của đồng bào Khơ Mú mà còn là các vật dụng không thể thiếu của đồng bào các
dân tộc anh em đang sinh sống nơi đây như H’mông, Thái, Lào... Đặc biệt chiếc
mâm của đồng bào Khơ Mú đã được rất nhiều khách hàng Nhật bản ưa chuộng. Các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng ngày một quan tâm đến tính
độc đáo của hàng đan lát ở Đỉnh Sơn, coi đây như một cơ hội mới để giới thiệu
nét văn hóa truyền thống đan lát Việt Nam với bạn bè trên thế giới


Đến nay ở nhiều vùng người Khơ-mú vẫn còn du canh du cư. Làng
bản của họ thường cánh xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ
dùng trong nhà cũng ít ỏi. Sắc thái Khơ-mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị
phai mờ tuy trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt.


Người Khơ Mú ớ Yên Bái cũng có nền kinh tế
tương đồng như vậy.Do địa hình cư trú người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn chủ yếu là
núi cao, đất dốc, ít có nơi phù hợp để khai phá làm ruộng nước. Nền kinh tế
chính của người Khơ Mú nơi đây là kinh tế nương rẫy, đồng bào sống chủ yếu bằng
nương rẫy, mới khai phá và trồng thêm lúa nước từ năm 1960 trở lại đây. Mặc dù
diện tích trồng lúa nương nhiều gấp 5 lần diện tích lúa nước, song năng suất
lúa nương lại thấp hơn: bình quân chỉ đạt 8 - 9 tạ/ha và chỉ làm được 1 vụ
lúa/năm. Lúa nước làm 2 vụ, năng suất trung bình 4 tấn/ha.



Ngoài nguồn thu từ cây lúa, đồng bào Khơ Mú còn trồng
các hoa màu khác như ngô, sắn nhưng sắn vẫn là cây chủ lực, trồng các loại cây
công nghiệp như cây chè, quế nhưng quế mới chỉ là cây thử nghiệm. Là dân tộc có
ít người, cuộc sống còn nhiều khó khăn, đồng bào Khơ Mú ở xã Nghĩa sơn được hỗ
trợ về con vật nuôi và giống cây trồng. Hiện nay, đồng bào đã trồng thêm được
một số loại cây ăn quả, trong đó, cây mận phát triển tốt nhất. Chăn nuôi trâu,
bò, lợn cũng được chú trọng tại đây.

1.3.Tổ chức cộng
đồng




Vết
tích tô tem giáo còn thể hiện khá rõ nét ở người Khơ Mú. Dòng họ của người Khơ
Mú đều mang tên một loài vật hoặc cỏ cây, cả dòng họ phải kiêng ăn loài đó. Ví
dụ họ Lèo ăn kiêng thịt con Cầy hương, họ Lường kiêng ăn lá rau rớn, họ
Vì kiêng ăn chim chích chòe, họ Mè kiêng ăn con chim ri, họ Hoàng kiêng
ăn thịt hổ, mèo, cáo. Các thế hệ dòng họ đều nhớ về lai lịch tổ tiên của họ
mình và cùng nhau ra sức bảo vệ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của
dòng tộc.





Mỗi bản gồm nhiều gia đình thuộc các dòng họ khác nhau. Mỗi
họ có trưởng họ. Người dân bản trong bản đã có phân hoá giàu nghèo Các họ của
người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào
đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng
giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể
về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt.....
có thể chia làm 3 nhóm tên họ.


Nhóm tên thú gồm
hổ, chồn, cầy hương...


Nhóm tên chim gồm
phượng hoàng đất, chìa vôi, cuốc, bìm bịp...


Nhóm tên cây gồm
guột, rau đớn, dương xỉ, tỏi ...


Ngoài ra còn một
số họ mang tên vật vô tri như: rọ lợn, môi múc canh...


Quan hệ
xã hội
: Người
Khơ Mú quan hệ chặt chẽ giữa những người đồng tộc và những người láng giềng,
nhất là người Thái.

1.4.Hôn nhân gia
đình




Quan
hệ hôn nhân được chú trọng. Khi hai bên cha mẹ bằng lòng gả con cho nhau thì
đôi trai gái được tự mình quyết định cuối cùng. Nếu đôi lứa không tự nguyện thì
cha mẹ, dòng họ cũng không ép buộc. Nhờ vậy gia đình trẻ Khơ Mú sống gắn bó
hạnh phúc, không mấy khi xảy ra bất hòa. Lễ cưới hỏi thường diễn ra qua các
bước:




Tìm hiểu (dụm); dạm hỏi (Manh căm brạ); đưa rể
về nhà vợ (Vécsrông gút căm brạ); nộp lễ vật (Mang Kmul kha rua); tổ chức lễ
cưới (Su ghê su căm brạ hay cươi căm brạ); đưa dâu về nhà chồng (gát găng ghê);
đưa rể lại mặt nhà vợ (gai hấp êm).




Sau lễ cưới, chú rể ở một hai năm rồi tách
thành gia đình riêng hay tiếp tục ở chung với gia đình bố mẹ bên vợ hoặc bên
chồng tùy theo hoàn cảnh cụ thể và sự thỏa thuận. Trong hôn nhân và xây dựng
cuộc sống của gia đình trẻ, người cậu ruột thịt trong họ có tiếng nói rất
thuyết phục, thậm chí có vai trò quyết định đối với cuộc sống hôn nhân của các
cháu.





Ở gia đình người Khơ Mú, vợ chồng
bình đẳng, chung thủy. Người Khơ Mú có tục cưới rể một năm, sau đó mới đưa vợ
về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thì con
theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con
lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai cô được
lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống gia đình, vai
trò của người cậu đối với các cháu rất
quan trọng


Cưới xin: Hôn nhân theo nguyên tắc thuận
chiếu, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ. Trong hôn nhân, nhiều tàn dư mẫu hệ
còn tồn tại như tục ở rể, chồng mang họ vợ, hôn nhân anh em vợ, chị em chồng...
Ðám cưới được tiến hành qua các khâu dạm hỏi, ở rể, lễ cưới ở bên nhà vợ và lễ
đón dâu... Trai gái được tự do tìm hiểu nhưng quyền quyết định do bố mẹ, đặc
biệt là ông cậu. Ông cậu là người có ý kiến quyết định tiền thách cưới, đồ sính
lễ.

1.5Nhà cửa




Đến nay ở nhiều vùng người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng
bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ
dùng trong nhà cũng ít ỏi


Ở: Hiện nay họ cư trú tại các tỉnh: Yên Bái, Sơn La,
Lai Châu. Vì điều kiện du canh, du cư nên bản làng thường nhỏ bé, rải rác. Nhà
sàn chủ yếu dùng cột không ngoãm, vách phên, sàn bương. Hiện nay nhiều nơi đã
làm nhà khang trang, vững chãi hơn.


Người Khơ Mú ở nhà sàn, thường làm ba gian trên
diện tích đất không cần rộng lớn, bằng phẳng, vật liệu làm nhà trước đây của
đồng bào chủ yếu là tre nứa và cỏ gianh, ngày nay nhà ở của người Khơ Mú nơi
đây đã kiên cố. Điều đáng chú ý nhất là trong nhà có ba chiếc bếp, bếp ở gian
thứ hai nấu nướng thông thường, bếp giáp hàng cột cái của vì cột thứ ba để đặt
lễ thờ cúng, gọi là bếp cúng và bếp trong cùng chỉ để xôi cơm biểu thị sự no đủ
sung túc. Khách lạ không nên đến hai bếp này vì theo quan niệm của đồng bào, dễ
đem điều rủi ro đến cho chủ nhà.



1.6.Văn hóa


Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc
sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần khá dồi dào. Dân tộc Khơ Mú
có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú. Tuy cuộc sống vật chất còn
nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần, các lễ hội dân gian khá dồi dào và luôn được
đồng bào tham gia đông đảo.


Nhị là nhạc cụ được ưa thích hơn cả. Làn điệu dân ca quen
thuộc nhiều người ưa thích là Tơm. Làn điệu này mang đậm tính sử thi, trữ tình.
Cách hát theo kiểu đối đáp. Người Khơ Mú thích xoè, múa, thổi các loại sáo, các
bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo, đặc biệt là thổi kèn môi.

Trang phục: Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy
của người Thái để mặc. Sắc thái Khơ Mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai
mờ tuy trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt.





Mặc: Người Khơ Mú mặc giống người Thái,
nhưng có điều khác là cách trang trí những hàng tiền bạc và vỏ ốc ở phía thân
áo của phụ nữ. Ngày nay, phần lớn người Khơ Mú, nhất là nam giới đều ăn mặc
theo người Việt. Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua
quần áo, váy của người Thái để mặc. Trang phục của
người Khơ Mú Yên Bái chịu ảnh hưởng nhiều trang phục của người Thái Đen. Khăn
phiêu, áo cỏm đen, xài ẻo, váy bằng vải đen, hàng mắc pém hình khối chữ nhật đối diện. Riêng ngực áo Cỏm, dọc hai
bên mắc pém có bộ giải hình mặt trời tròn và hình mặt trời khuyết, ở
giữa giải có đính những đồng tiền bạc thể hiện sự mong ước giàu sang phồn thịnh
luôn được vị thần mặt trời sưởi ấm, che chở. Khăn Piêu gần giống như khăn Piêu
Thái, khác là đầu khăn có khâu những đường viền xanh đỏ. Khi đội các cô gái
Thái vắt khăn lên đầu, còn thiếu nữ Khơ Mú lại quấn khăn quanh đầu và luồn một
đầu khăn qua vành quấn, vắt ra ngoài.



Ăn: Người Khơ Mú thường đồ xôi hay đồ ngô, độn sắn. Họ
thích ăn những món có vị cay, chua, đắng, các thức ăn nướng có mùi như chẻo,
nậm pịa, cá chua...


Phương tiện vận chuyển: Cơ bản là gùi có dây đeo trên trán,
có ách và các loại túi đeo, bộ phận người Khơ Mú làm ruộng dùng thêm sọt gánh.




Ma chay
: Ðám ma của
người Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ngưỡng. Ðặc biệt bài cúng tiễn hồn người
chết kéo dài hàng giờ sau đó mới đem thi hài đi chôn.


Người Khơ
Mú có tục lệ khi gia đình có người chết thì con rể hay cháu rể có hiểu biết, có
uy tín sẽ chủ trì tang lễ. Lễ tang người Khơ Mú mang những nét riêng như: Không
đánh trống, thổi kèn mà thỉnh thoảng gõ một tiếng chiêng, khi đưa tang lấy tro
bếp rắc sau quan tài để xua đuổi ma xấu



Nhà mới: Lên nhà mới là dịp vui của gia đình và cả bản. Chủ nhà thường mổ lợn
thiết đãi bà con xóm giềng.Nét phing tục này có phần giống với một số dân tộc
khác (chẳng hạn như dân tộc Kinh).Đồng bào Khơ Mú coi đây là dịp dân bản trình
diễn các sinh hoạt văn nghệ có tính cộng đồng.


Lễ tết: Ngoài tết Nguyên đán ra, người Khơ Mú còn ăn tết cơm mới. Tết được tổ
chức sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. Ðây là dịp vui của cả bản sau một thời gian
lao động mệt nhọc. Tết cơm mới của người Khơ Mú thể hiện hiện sắc thái văn hoá
tộc người đậm nét. Họ còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp,
trồng trọt.


Thờ cúng: Người Khơ Mú quan niệm có 5 loại ma quan trọng nhất là: ma trời, ma
đất, ma thuồng luồng, ma tổ tiên và ma nhà. Ðó là các loại ma mang điều lành
cho con người nhưng đôi khi giận dữ có thể gây tai hoạ trừng phạt con người.


Do tập quán sản xuất nương rẫy nên từ
nhiều đời nay, đồng bào Khơ Mú nói chung và người Khơ Mú ở Yên Bái nói riêng
cho rằng hành động trong đời sống hàng ngày đều do các thế lực siêu nhiên chi
phối, do đó, họ dựa vào siêu nhiên để chống lại siêu nhiên.



Lực
lượng siêu nhiên ấy đồng bào gọi chung là Hrôi (ma), các Hrôi chính là Hrôi
lvang (ma trời), Hrôi Plee (ma đất), Hrôi Pru đông (ma nước), Hrôirvát (ma
nhà)...Các Hrôi sống hiền lành cùng con người, nhưng khi con người làm trái ý
thì sẽ “phản” lại gây tai họa cho người và vật. Do vậy, một năm người Khơ Mú có
khá nhiều thời điểm thực hiện các nghi lễ thờ cúng ma bản (Hrôi cung), ma mường
(Hrôi Phrông).



Đồng bào cũng rất coi trọng các vật thể có
công giúp đỡ con người. Sau mỗi vụ thu lúa nương, gia đình làm lễ “đón mẹ lúa”
(Grơ mạ ngọ) bao giờ cũng làm thủ tục tạ ơn con trâu, cái rìu, cái cuốc, con
dao...trước khi gia đình ngồi vào mâm cơm cỗ.



Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khơ Mú khá độc
đáo, bàn thờ tổ tiên của người Khơ Mú là một bếp lửa được đặt ở trung tâm gian
nhà thứ 2 từ ngoài vào, nơi đây có một chiếc cột thông lên mái nhà và trên đó
có một dàn tre mà đồng bào quan niệm đó là nơi ngự của tổ tiên mỗi khi gia đình
có việc hệ trọng cúng mời tổ tiên về dự cùng. Nghi thức cúng rượu cần cho tổ
tiên là một nghi thức đặc biệt quan trọng và rượu cần chỉ được làm để cúng tổ
tiên vào các dịp như cưới xin, làm nhà mới và các lễ nghị đặc biệt quan trọng
trong năm của gia đình.


Ngoài lễ cúng mường, người Khơ Mú còn lễ cúng bản, đặc biệt
là lễ cúng ma nhà trong các dịp tết và khi con cháu trong nhà đau ốm. Bàn thờ
ma nhà đặt trên gác bếp, còn ông bà thờ ở một gian riêng kín đáo và rất kiêng
kỵ đối với người ngoài. Mỗi dòng họ vẫn duy trì tục thờ ma dòng họ với nghi
thức và các động tác mang tính đặc trưng riêng.


Lịch: Ngoài theo lịch Thái, người Khơ Mú phổ biến cách tính ngày giờ căn cứ
theo bảng cà la để vận dụng trong việc dựng nhà, cưới gả...


Học: Nhiều người biết đọc, viết chữ Thái.


Văn nghệ: Làn điệu dân ca quen thuộc nhiều
người ưa thích là Tơm. Làn điệu này mang đậm tính sử thi, trữ tình. Cách hát
theo kiểu đối đáp. Người Khơ Mú thích xoè, múa, thổi các loại sáo, các bộ gõ
bằng tre, nứa tự tạo, đặc biệt là thổi kèn môi.


Chơi: Trong các ngày lễ tết, trẻ em hay đánh cầu lông làm
bằng lông gà, đánh quay và các trò chơi dân gian khác








2.MỘT SỐ LỄ HỘI, PHONG
TỤC ĐẶC SẮC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ MÚ


2.1Ngày cúng ma bản của người
Khơ Mú tại Nà Lại - Tân Uyên





Ngày cấm bản của người Khơ Mú Nà Lại được chọn trong 3 ngày:
6, 16, 26 tháng 6 âm lịch hàng năm. Đó là khi vụ mùa đã cấy xong, cày bừa đã cọ
rửa sạch sẽ treo dưới gầm sàn, khi đó người ta mới chọn một trong ba ngày đó để
cúng ma bản và cấm bản.Bắt đầu lễ cúng ma bản, thầy cúng thắp một nén hương xin
phép thần linh để cúng ma bản. Thầy xin âm dương bằng hai mảnh vàu tươi, sau
một hồi khấn vái thầy tung hai mảnh vàu đó xuống đất, nếu hai mảnh vàu đó đều
ngửa hoặc đều sấp thì có nghĩa là thần linh cho phép ngày cúng ma bản là ngày 6
đầu tháng, nếu hai mảnh vàu một sấp một ngửa thì thầy lại xin lần thứ hai, lần
thứ hai không được thì thầy xin lần thứ ba…


Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú Clip_image002


Thầy cúng báo cho trưởng bản biết năm nay ngày cúng ma bản đã
được thần linh chọn vào ngày nào. Trưởng bản sẽ báo cho mọi nhà biết trước ba
ngày để chuẩn bị lễ vật đón rước thần linh. Theo suy nghĩ của người
Khơ Mú thì mỗi một loài cây, loài con đều có thần linh và ma của loài cây đó
canh giữ.Lối suy nghĩ này giống vớitín nghưỡng cổ của người Việt cổ đó là tín
ngưỡng thờ thần linh.Người Khơ Mú quan niệm có nhiều ma: Ma nhà (phi hườn), ma
bản (phi mường), ma rừng (phi pá), ma núi (phi pú), ma nương (phi hay), ma
ruộng (phi nà)…Ngoài ma nhà thì tất cả những ma đó đều trú ngụ tại các gốc cây
si lớn giữa đồng bên các dòng suối. Không ai biết vì sao cha ông họ lại chọn
cây si làm nơi thờ cúng ma bản. Đó là nơi linh thiêng, chỉ ngày cúng ma bản mọi
người mới được tới bên cạnh gốc cây phát quang cây cối, sửa sang chiếc lều cúng
ma, còn những ngày thường khác không ai được bước chân vào, trừ thầy cúng có
nhiệm vụ làm lễ.


Thường thì mỗi nhà góp mười cân thóc để đổi một con lợn đực to
và hai con gà trống, cùng với gạo nếp, muối...dâng lên các thần tổ tiên và ma
bản. Lễ chính của bản là thế, còn các gia đình mỗi hộ mổ một con gà, tất cả đều
mang ra gốc cây để thầy cúng gọi thần linh và các ma về nhận lễ. Để nhận ra
phần lễ của nhà mình, kèm theo vật cúng là chính những lá lúa họ ngắt từ ruộng
của nhà họ. Ngày cúng bản của người Khơ Mú cũng giống như lễ tịch điền, lễ
xuống đồng của các dân tộc khác.


Bắt đầu từ lúc đầu chiều, các gia đình đều cử một người tới
dọn dẹp quanh gốc cây, sửa sang lại nhà cúng ma, lợp lại mái, thay lại giát
sàn, vách ngăn…Làm công việc này chỉ có đàn ông, đàn bà đã có chồng thì không
được bước chân vào nơi thờ cúng, họ mang lễ vật tới thì phải nhờ người khác
mang vào, còn họ ngồi phía ngoài cách đó một đoạn. Trước gốc cây nơi họ thờ
cúng được dựng thêm 4 chiếc bàn cũng bằng tre nứa.


Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú Clip_image004


Đêm trước ngày cúng, thầy cúng tắm rửa sạch sẽ và phải nằm xa
vợ để không vướng chút uế tạp, bụi trần. Ông thấy cúng thường đã lớn tuổi biết
thêm một số tiếng của một số dân tộc khác nữa và được truyền lại các bài cúng
bằng tiếng Thái, chỉ cúng bằng tiếng Thái thì mới mời được thần linh và các ma
về.Từ xưa đến nay cha ông tổ tiên đều cúng bằng tiếng Thái, nên truyền lại cho
con cháu bài cúng cũng bằng tiếng Thái. Điều này chứng tỏ rằng từ xa xưa người
Khơ Mú và người Thái đã có sự gắn bó với nhau trong sinh hoạt văn hóa đặc biệt
nhất là tín ngưỡng thờ thần và cách ăn mặc (người Khơ Mú mặc quần áo do người
Thái may).


Sau khi sửa sang lại nhà ma và dựng 4 chiếc bàn bằng tre nứa
bên cạnh, người được phân công làm một chiếc cày, sau khi làm xong thì đặt
chiếc cày lên chiếc bàn thứ nhất cạnh gốc cây nơi có chiếc am bằng đá, còn
những người khác thì tiện ống vàu làm chén đặt lên 4 chiếc bàn có trải lá
chuối, người khác thì lấy tro bếp, trấu để vào những chiếc sọt mới đan đặt cạnh
gốc cây. Thầy cúng đi rót rượu vào tất cả các chén để ở trong nhà ma, gốc cây
và các bàn. Thầy xin âm dương bằng hai mảnh cây si chẻ đôi tại nhà cúng rồi
sang phía gốc cây, nếu được thần linh và các ma chấp thuận thì mới được cắt
tiết gà, chọc tiết lợn.


Hai con gà trống được mang đến trước gốc cây, thầy cúng thắp
hương cúng một bài rất dài, sau đó hai con gà được cắt tiết trước am thờ, tiếp
đến họ chọc tiết lợn và làm lông cũng tại trước am thờ. Song xuôi có người đến
lấy một ít tiết lợn vào một chiếc lọ nhỏ, bôi lên bàn thờ và cột nhà, để báo
cho thầy cúng trước biết hôm nay là ngày cúng ma bản… đó là con trai người thầy
cúng trước.


Con lợn được làm lông sạch sẽ, họ cắt chiếc đầu cùng bốn
chân, chiếc đuôi và một khoanh cổ cho vào nồi luộc, số thịt còn lại được chia
đều cho 82 hộ trong bản. Những năm kinh tế của các gia đình khá giả, lễ vật của
các hộ là một con gà, nhưng năm nào kinh tế khó khăn hơn thì lễ vật của các hộ
là một quả trứng gà. Theo lý giải của họ: Quả trứng cũng giống như một con gà.
Con gà, quả trứng nhà ai thì được buộc kèm những lá lúa của chính gia đình họ,
để ma bản và các thần linh nhận được lễ vật sẽ phù hộ cho gia đình họ ngô lúa
tốt tươi, lợn gà, gia súc đầy sân…


Lễ được sắp: Đầu lợn và 4 chiếc chân và chiếc đuôi đặt ở ngôi
nhà ma, còn khoanh cổ lợn đặt trong chiếc am đá. Hai con gà trống, một con đặt
ở nhà ma, một con đặt ở chiếc am đá, đầu quay về phía trong. Lễ vật của các hộ
gia đình buộc kèm theo những lá lúa đều để ở quanh chiếc thủ lợn trong nhà ma.
Sau khi đã sắp xong lễ vật, thầy cúng bắt đầu cúng lần lượt từ ngôi nhà ma đến
chiếc am đá dưới gốc cây tiếp đến là các bàn thờ ma bé mới được dựng xung
quanh. Bài cúng rất dài, thầy cúng lần lượt gọi tên các thần linh và các ma
cùng tổ tiên ông bà.


Khi cúng xong tất cả những thứ đã luộc chín đều được mọi
người tổ chức ăn uống bên cạnh gốc cây, còn số thịt sống thì mang về nhà. Khi
về người nào cũng mang theo một chiếc bảng cấm đan mắt cáo bằng 8 nan tre, trên
đó gắn một nhúm lông lợn, lông gà để cắm trước nhà báo hiệu cho người lạ biết:
Hôm nay là ngày cúng ma bản, mọi gia đình đều kiêng, bất kể người lạ nào cũng
không được bước chân vào nhà. Nếu người lạ bước chân vào nhà thì gia chủ sẽ gặp
rủi ro suốt một năm, như: Ốm đau, mất mùa, dịch bệnh gia súc…


Ngày cúng ma bản là ngày mọi người không được lên rừng và làm
việc gì nặng nhọc, như: Đào đất, chặt cây…Thời gian kiêng hết ngày hôm ấy cho
đến sáng hôm sau. Mọi người được nghỉ ngơi hoặc chỉ làm những việc lặt vặt
quanh nhà chứ không được đi làm xa...


Cùng với các nghi lễ, lễ hội khác của các đồng bào dân tộc
trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam
đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc đa dạng và thấm đậm tinh thần dân tộc.





2.2Lễ Pa sừm của người
Khơ Mú ở Nghệ An






Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú Clip_image006


























Người Khơ Mú ở Nghệ An thường làm lễ
Pa Sưm trước lúc tra hạt trên nương rẫy. Đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên
và các thần linh cho nương rẫy được bội thu.


Chủ lễ là người
phụ nữ trong nhà. Bà đóng vai Mẹ lúa, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
Trước tiên, Mẹ lúa dọn một khoảnh đất khoảng 2m2, đủ để đặt mâm làm lễ cúng ở
một chỗ tương đối bằng phẳng trên rẫy, gọi là Mắt rúc. Mẹ lúa đặt mâm cúng vào
giữa Mắt rúc, trong mâm ngoài xôi, rượu, muối nhất thiết phải có một con gà
luộc và con gà này phải là gà trống lông đen. Mẹ lúa trong trang phục cổ truyền
chỉnh tề, trước mâm lễ đọc bài cúng, nội dung cầu khấn Hrôi Yvang (Thần Ông
trời) làm cho mưa thuận gió hòa, Hrôi Ptê (Thần Đất), Hrôi Hrê (Thần Nương rẫy)
làm cho hạt giống mau nẩy mầm, lên xanh tốt, bông to, hạt mẩy, muông thú không
phá hoại.


Mẹ lúa làm lễ
xong, mọi người bắt tay vào tra hạt. Tra hạt xong Mẹ lúa làm lễ tưới nước và
kết thúc lễ Pa Sưm. Vào buổi chiều tối ngày tra hạt xong, Mẹ lúa bảo mọi người
lấy nước rửa tay, rửa gậy chọc lỗ cho sạch, đứng trước chòi lúa. Sau đó, Mẹ lúa
cầm ống nước đi vòng quanh chòi lúa, tưới nước ra xung quanh, vừa làm vừa khấn:
"Tưới cho cây lúa mọc, cho cây lúa nẩy mầm, cho hạt chắc bông dài, gốc lúa
bằng gốc lau, bông lúa dài bằng quả núc nác…". Mẹ lúa khấn xong mọi người
vào chòi ăn cơm, uống rượu, kết thúc công việc tra hạt.


Lễ Pa Sưm là
một lễ trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Nó phản ánh niềm
tin của đồng bào vào thiên nhiên (trời, đất, nương rẫy…) có linh hồn, phản ánh
ước muốn của họ về mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ.


2.3Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú


Người Khơ Mú gọi hội mừng mưa rơi của
dân tộc mình là lễ hội "Om đin om đang", tức là lễ hội mừng nước hay
hội mừng mùa măng mọc.




Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú Clip_image008


































Theo các cụ già ở bản Pá Bon, xã Mường Luân, Điện Biên Đông,
gọi như vậy bởi mở đầu phần hội bao giờ cũng là điệu múa "Om đin om
đang".

Hội mừng mưa rơi được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch, trước hoặc
sau những cơn mưa đầu mùa. Trong lễ hội, người ta hát những bài ca mừng nương
rẫy khi được đón những cơn mưa đầu mùa. Lễ hội thường được tổ chức trên nhà sàn
và thầy cúng là người chủ trì phần lễ.

Để chuẩn bị cho lễ hội, người trong bản ốp bẹ chuối vào cột nhà để làm cây hoa
chủ. Cây hoa chủ gồm 3 - 5 lớp; các lớp cành đều treo hình chim, thú, hoa quả
được đan bằng lạt giang hoặc mua ở các chợ. Bàn thờ cúng thần linh được đặt
ngay dưới cây hoa; trên bàn thờ bày các lễ vật gồm: đĩa gà luộc, bánh chưng,
bánh dày, xôi nhuộm phẩm đỏ, trứng, mía, gạo, muối...

Tiếp đến, thầy cúng mặc trang phục dân tộc gồm: áo đen, chít khăn đen, thắt
lưng đỏ (ngày nay chỉ còn mặc áo đen) đọc lời cầu cho người trong bản có sức
khoẻ tốt, gặp nhiều may mắn; cầu xin thần linh cho mưa thuận gió hòa, xua đuổi
chim thú phá hoại mùa màng... Vừa đọc lời cúng, thầy vừa lấy nhúm gạo, muối,
rượu tung ra xung quanh và thả xuống sàn.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với những điệu múa truyền thống của dân
tộc Khơ Mú. Từ lễ hội mừng mưa rơi, nhiều lời ca của dân tộc Khơ Mú đã được các
nhạc sỹ chép lại, phổ biến rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng.


3.TỔNG KẾT


Đồng bào dân tộc Khơ Mú tuy có số lượng dân số ít địa bàn cư
trú ở những vùng rừng núi khó khăn về giao thong vận tải vì vậy nên vấn đề giao
lưu với thế giới bên ngoài và với các dân tộc anh em khác là rất ít.Điều này có
những mặt tích cực như bản sắc văn hóa
được bảo tồn và lưu giữ không bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực bên ngoài
hay là những giá trị văn hóa cả về vật chất lẫn tinh thần không bị thị trường
hóa.


Tuy vậy do điếu kiện kinh tế và địa bàn cư trú khó khăn đời
sống của cấc đồng bào dân tộc Khơ Mú vẫn còn rất thấp.Trình độ dân trí chưa cập
với một số đân tộc khác nhiều tập tục như mê tín dị đoan,tục ma chay cưới hỏi
rườm rà vẫn còn tồn tại.Phương thức sản xuất kinh tế chủ yếu vẫn là tự cung tự
cấp các mặt hang do đồng bào làm ra có chất lượng rất tốt nhưng cũng chỉ để sử
dụng trong sinh hoạt hàng ngày,….Do vậy có một số vấn đề đặt ra cho nhà nươc đó
là:


Nhà nước nên có những chính sách khích lệ kinh tế nhằm nâng
cao đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc Khơ Mú


Tích cực tuyên truyền văn hóa,tăng cường đầu tư về cơ sở vật
chất như điện đường trường trạm nhằn nâng cao trình độ văn hóa cho nhóm cư dân
này.


Lập các chương trình, các kế hoạch đề án nhằm lưu giữ những
bản sắc dân tộc, những lễ hội phong tục tín ngưỡng lành mạnh trong điều kiện
những phong tục tạp quán,tín ngưỡng này vẫn còn gần như là nguyên vẹn như
trước.


Chính quyền nhà nước và địa phương nên khuyến khích những
chương trình lễ hội,có thể tổ chức thành những chương trình lớn có sự đan xen kết hợp với các dân
tộc khác và các lễ hội khác nữa.


Nhưng biện pháp tốt nhất để lưu giữ và phát triển những bản
sắc văn hóa này chính là sự quan tâm và
ý thức trách nhiệm của cả cộng động dân tộc toàn thể Đảng nhà nước và mỗi công
dân chúng ta. Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú 563214
Chữ ký của phongtran88bg




 

Bước đầu tìm hiểu dân tộc Khơ-mú

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học cơ sở-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất