/ Dân tộc ta có một nền
dân ca lâu đời, độc đáo và vô cùng phong phú, nhưng chỉ sau cách mạng tháng
Tám, kho tàng âm nhạc cổ truyền vô giá ấy mới thực sự được khai thác, sưu tầm
và phổ biến rộng rãi. Từ khi đất nước giành độc lập đã có điều kiện “ phục
hưng” lại những giá trị văn hoá tinh thần đó của dân tộc. Những thành tựu trong
công tác sưu tầm âm nhạc dân gian mà chủ yếu là dân ca đã thực sự có nghĩa rất
quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc,
giữ gìn những bản sắc văn hoá mà ông cha ta đã dựng lên từ hàng ngàn năm trước.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang chủ trương
mở rộng quan hệ về mọi mặt với tất cả các nước trên thế giới , trong đó có giao
lưu văn hoá. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc lúc này là đều cần
thiết. Bởi ngoài mặt tích cực thì giaol lưu văn hoá vẫn còn mặt tiêu cực, nó
tham gia vào sự phá vỡ những chuẩn mực
văn hoá của dân tộc. Nguy cơ bị mai một các loại hình văn hoá dân gian cũng như
nguy cơ mất hẳn các sinh hoạt văn hoá dân gian trong đó có Hát Xoan là điều khó
tránh khỏi.
Hiện nay có một thực
trạng là nhiều thể loại sinh hoạt văn hoá dân gian càng ngày càng bị rơi vào
quên lãng, số người biết và am hiểu về những loại hình văn hoá dân gian ngày
một ít đi, đặc biệt là tầng lớp thanh niên hiện nay do ảnh hưởng quá mạnh của
văn hoá hiện đại, lai căng mà một bộ phận không nhỏ trong số đó dường như hoàn
toàn thờ ơ với truyền thống dân tộc, đó là tình trạng không riêng của thể lọai
Hát Xoan mà còn diễn ra với nhiều thể loại nghệ thuật dân gian khác.
Vấn đề cấp thiết
đặt ra hiện nay là làm sao khôi phục lại được những giá trị truyền thống và làm
cho nó sống lại được trong quần chúng nhân dân là điều không dễ. Việc tìm hiểu
Hát Xoan, một mặt khẳng định những giá
trị tư tưởng văn hoá, những giá trị nhân
văn, những giá trị nghệ thuật cần được bảo lưu và phát huy, mặt khác kêt quả
tìm hiểu về thể loại Hát Xoan còn tạo cơ sở cho việc đưa ra những đề xuất ý
tưởng khái thác và bảo tồn loại hình này, góp phần xây dựng một nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI HÁT XOAN1.1. Quê hương của thể
loại Hát Xoan. Hát Xoan là tên gọi
khác( cách nói chệch ) của Hát Xuân, “ca xuân” tức “ca xoan”
[1] là
lối hát dung trong nghi lễ- phong tục, lễ hội diễn ra trong các ngôi đình làng xã
vào mùa xuân
Hát Xoan là sản
phẩm văn hoá dân gian của vùng Đất Tổ Phú Thọ. Phú Thọ là một tỉnh trung du phía Tây Bắc bộ Việt Nam, trước
đây là Vĩnh Phú, từ năm 1997 tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Phú Thọ ngày nay
thuộc Đất tổ Hùng Vương, vào thời đại các vua Hùng cách đây khoảng 4000 năm
nước ta gọi là Văn Lang. Văn Lang gồm 15 bộ nhưng chỉ có Văn Lang và Việt
Thường giữ lại được tên gọi trong truyền thuyết. Văn Lang là trung tâm của nước
Văn Lang nằm trên lưu vực ba con song Thao, song Lô, sông Đà, Lãnh thổ trải dài
dọc theo song Hồng và song Thao, từ dãy Ba vì sang núi Tam Đảo. Trung tâm chính
trị của Văn Lang ở khoảng Bạch Hạc- Việt Trì- Đền Hùng ngày nay.
1.1. Thời gian, nguồn
gốc của Hát Xoan Đối
với một số hình thức hát dân gian cổ truyền phát triển theo phương thức truyền
khẩu, truyền ngón, truyền nghề có lịch sử lâu đời, có vị trị trí trong đời sống
văn hoá, trong tập tục của cộng đồng nhử hát Quan họ, hát Then, hát Ghẹo, hát
Ca trù, Tuồng, Chèo…thường gắn với truyền thuyết, huyền thoại, dã sử… nhằm giải
thích nguồn gốc hoặc xuất xứ của chúng.
Thực tế cho thấy
rằng những câu chuyện dẫn giải về nguồn gốc, xuất xứ của mỗi hình thức thể loại
văn hoá chỉ mang tính giả thiết,nhiều khi chúng chỉ giải thích một sự liên quan
hơn là đi sâu một số sự kiện hơn là đi vào cọi nguồn bản chất của hiện tượng
trong đời sống văn hóa của cộng đồng.
Tuy nhiên cũng
phải thấy rằng, những truyền thuyết, huyền thoại hoặc dã sử đi liền với mỗi
hình thức, hiện tượng văn hoá đã giúp ta
tìm thấy một khía cạnh. một tín hiệu,
một mối liên hệ nào đó của nó với cội nguồn đích thực mang tính bản chất và
tính đặc trưng của thể loại văn hoá đó. Và khi đi tìm hiểu về nguồn gốc của thể
loại hát xoan cũng không nằm ngoài những mối quan hệ mang tính phổ quát đó. Cơ
sở để xác định thời gian cũng như nguồn gốc của thể loại Hát Xoan có thể căn cứ
vào ba cơ sở sau:
1.1.1 Truyền thuyết, huyền thoại Về những truyền
thuyết, huyền thoại liên quan đến sự ra đời của Hát Xoan có khá nhiều. Dưới đây
là một số truyền thuyết và huyền thoại liên quan đến nguồn gốc của hát Xoan.
Ngày xưa, Đức Thánh
Cả (vua Hùng) cùng một nhóm người (trong đó có cả hai người em trai của ngài),
đi qua làng Phù Đức có dừng chân nghỉ lại khu rừng rậm gần làng. Hôm đó là ngày
30 tháng chạp, dân làng mang bánh Nẳng(
là một loại bánh chỉ có ở Phú Thọ làm bằng gạo nếp cái hoa vàng và đỗ xanh gói
lại,đồ chin khi ăn chấm với mât ong) thết đãi ngài và những người đi theo.
Trước khu rừng là bãi cỏ rộng có đám trẻ vừa chăn trâu vừa chơi trò múa hát,
đánh vật kéo co. Đức Thánh liền bảo những người đi theo mang những bài hát mà
họ biết dạy cho lũ trẻ. Buổi hiều hôm đó dân làng lại mang thịt bò khô mời Đức
Thánh Cả và những người đi theo. Sau đó dân làng xây một ngôi miếu cạnh bãi cỏ thờ ngài. Hàng năm
cứ đến 30 tháng chạp âm lịch, dân làng mang bánh Nẳng ra miếu thờ cúng ngài vào
buổi trưa, thịt bò ra cúng thờ Ngài vào buổi chiều. Ngày mùng 2 mùng 3 tháng
giêng thì dân Phù Đức mở
hội cầuxin Ngài phù giúp cho dân làng an
khang, thịnh vượng thóc lúa dư thừa, thịnh người thịnh của. Trong hội cầu diễn
lại cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bãi cỏ trước miếu. Hội mở vào mùa xuân
nên cuộc hát gọi là Hát Xuân, sau gọi chệch đi là Hát Xoan. Ngôi miếu thờ ngài
gọi là Miếu Lãi Lèn, vì Hát Xoan trước miếu Lãi Lèn nên Hát Xoan còn gọi là Hát
Lãi Lèn. Sau này Hát Xoan ở trước cửa đình nên gọi là Khúc Đình Môn
Liên quan đến
nguồn gốc của Hát Xoan thì nhân dân làng An Thái xã Phượng Lâu Thành Phố Việt
Trì lại có sự tích như sau:
Công chúa Nguyệt
Cư là con gái Hùng Duệ Vương ( vua Hùng đời thứ 17), chồng là Lý Lang Công,
tướng của vua Hùng. Trong một trận chíên với giặc ngoại xâm, Nguyệt Cư lúc đó
đang mang thai sắp đến ngày sinh nở, vẫn cùng chồng lãnh đạoquân tướng đánh
giặc. Khi ca khúc khải hoàn, trên đường vê xã Cao Mại (trang ấp của Lý Lang
Quân), lúc này qua làng An Thái dân làng đón chào công chúa và đoàn quân thắng
trận bằng những lời ca, điệu múa. Công chúa mải mê say sưa xem hát múa mãi tới
khi chuyển dạ mà vẫn không muốn về. Nhưng rồi bụng mỗi lúc một đau không thể
nấn ná ở lại An Thái được nữa, công chúa truyền quân khiêng kiệu chạy thật
nhanh về trang ấp ở Cao Mại, công chúa về đến Cao Mại thì sinh được một bé
trai.
Từ đó hang năm
dân làng Cao Mại có lệ chạy rước kiệu từ An Thái về làng mình các cô đoà phường
Xoan An Thái cũng phải chạy theo kiệu về làng Cao Mại hát thờ Đức Thánh Mẫu
Nguyệt Cư, cầu mong cho làng luôn được bình an , mưa gió thuận hoà, không có
giặc giã, dân làng thịnh vượng no đủ.
Ngoài
những câu chuyện về sự tích Hát Xoan kể trên thì ở một số làng còn có những câu
chuyện kể khác:
Làng Hương Nộn thờ thánh mẫu Nương Xuân, một
vị tướng tài của Hai Bà Trưng. Thánh Mẫu rất thích xem múa hát. Vì
thé hang năm vào mùa xuân, làng mở hội phường Xoan về hát thờ, gọi là
Hát Xoan mà không gọi là Hát Xuân vì kỵ
tên huý của thánh Mẫu.
Hay là một câu chuyện
khác như sau:
Quế Hoa là một cô gái rất xinh đẹp lại múa giỏi, hát hay.
Giọng hát của nàng trong như tiếng chim hót, tay của nàng mềm mại như tơ. Khi
nàng hát chim ngừng bay lá ngừng rơi, người đang ốm khỏi bệnh, người đang đau
hết đau. Vợ vua Hùng đến ngày sinh nở, đau mãi mà không trở dạ sinh con. Nghe
tin nàng Quế Hoa có tài múa hát làm người đang đau hết đau, vợ vua Hùng nàng
Quế Hoa về cung hát múa. Quả nhiên tiếng hát điệu múa của Quế Hoa đã làm
vợ vua Hùng hết đau đớn trở dạ sinh con
trai. Vua Hùng vui mừng khen ngợi Quế Hoa và truyền cho mọi người học lấy những câu hát điệu múa của Quế Hoa. Lúc Quế
Hoa hát múa cho vợ vua Hùng nghe vào mùa xuân nên gọi lấ Hát Xuân, dấn gian đọc
chệch đi là Hát Xoan. Hàng năm vào mùa xuân nhiều làng xã ở Phú Thọ tổ chức mở
hội Hát Xoan để cầu cho dân làng an khang, thịnh, vượng, nhiều người, nhiều của.
Qua những truyền thuyết, huyền thoại và
truyện kể trên đây có thể cho ta nhận xét
như sau:
+ Đa số các câu truyền đều
cho biết thời gian xuất hiện Hát Xoan từ thời vua Hùng gắn liền với các sự tích
về vua Hùng và thời nhà nước Văn Lang.
+ Lối Hát Xoan là lối hát tế thần dung trong nghi thức của hội làng vào dịp mùa xuân, nhằm
cầu mong cho dân làng an khang thịnh vượng, thóc lúa dư thừa, dư người dư của,
đồng thời là lối hát nam nữ giao duyên.
1.1.2 Tín ngưỡng. Khi tìm hiểu nghiên cứu sâu về thể loại Hát Xoan ta còn thấy
Có sự liên hệ tới nhũng tín ngưỡng cổ của
người Việt như tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng tổ tiên và đặc biệt là liên
quan tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng. Đó là sự thờ tế vị thần của một cộng đồng
người định cư trên một địa vực nhất định, thông thường đó là một làng xã. Tín
ngưỡng Thành hoàng chỉ có thể ra đời với một nền nông nghiệp dung cày bừa ruộng
nước. Nó ra đời sau tín ngưỡng totem, sau khi các bộ lạc nguyên thuỷ tan rã,
bắt đàu của nhà nước Âu Lạc trên đất nước ta. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
là bước phát triển của tín ngưỡng totem và tín ngưỡng thờ thần mặt trời, núi,
gò, một số vật linh. Dấu vết thờ thần linh- bản thổ còn rái rác ở nhiều dân tộc
thiểu số anh em như Mường, Tày, Bana…
Khi tín ngưỡng Thành
hoàng giữ vị trí ưu thế bao trùm lên nghệ thuật diễn xướng của Hát Xoan thì
những tín ngưỡng cổ hơn( totem, phồn thực…)
chỉ được biểu hiện như những mảnh vụn hoặc sự đan xen giữa nó với tín
ngưỡng Thành hoàng. Ví dụ trò diễn có liên quan đến vật tổ( Giã cá) lại được được dâng tiến lên vua ( tức thần
Thành hoàng). Có nhiều câu hát để ca tụng đức Đại Vương( tức Thành hoàng) vừa
là sự cầu mong mang ý nghĩa phồn thực:
Vua về vâng hộ
Giáp đông, giáp
tây
Vua về
vâng hộ
Giáp bắc, giáp nam
Vua về vâng khắp
Của đậu của nhà
Vua về vâng cà
Một cây ba bị
Vâng chuối vâng
mít
Vâng nhãn,vâng quân
…
( trong
Giáo pháo)
Như vậy có thể thấy rằng bản thân Hát Xoan mang trong nó
nhiều tầng văn hoá tín ngưỡng khác nhau hơn hẳn các hình thức lễ nghi- phong
tục khác ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nó là sự hoà trộn kết hợp của tín
ngưỡng Thành hoàng, tín ngưỡng địa linh, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ các anh hung dân tộc…Chính sự pha trộn nhiều tầng văn
hoá đó trong diễn xướng Hát Xoan đã chứng tỏ thể loại này có một lịch sử phát
triển lâu dài.
1.1.3. Không gian tiến hành nghi thức Ngoài hai cơ sở đã trình bà ở trên thì việc tìm hiểu không
gian tiến hành nghi thức gồm nơi hành lễ, nơi tiến hành nghi thức, kể cả nghi
thức diễn xướng cũng cho chúng ta trả lời câu hỏi thời gian và nguồn gốc
của Hát Xoan.
Ngày nay người ta
hiển nhiên gọi Hát Xoan là “hát cửa đình” ( khúc đình môn). Lối hát của đình là
đặc trưng, bộc lộ được tính chất cơ bản của Hát Xoan , nó chi phố nội dung và
lề lối của lối hát này. Ở đây lai đặt ra một câu hỏi vậy đình làng có từ bao
giờ? Và lối hát đình môn liệu gắn với sự xuất hiện của đình không, tức là có
phải khi xuất hiện đình thì mới xuất hiện Hát Xoan?
Theo Thúc Ngọc Văn
Giáp, đình chỉ xuất hiện ở Bắc Bộ từ thời Trần
[2] Theo tác giả của cuốn “ Từ điển vănh
hoá cổ truyềnViệt Nam” thì đình là kiến trúc lớn nhất làng, một trung tâm văn
hoá, nơi thờ thần Thành hoàng làng. Và hiện nay vết tích của đình xuẩt hiện sớm
nhất từ thế kỷ XVI như đình Tây Đằng (
Hà Tây), đình Lỗ Hạnh( Bắc Giang), đình Lâu Thượng( Việt Trì- Phú Thọ).
Theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Khắc Xương trong “ tìm hiểu tín ngưỡng của Hát Xoan” thì cho rằng khi
nhà nước Âu Lạc cổ đại hình thành thì đã có những nhà làng mọc lên. Nhà làng là
nơi thờ các anh hung khai sang của công xã , thò thần đất thần núi ở địa phương
lập cư. Khi chế độ phong kiến xác lập có hệ thống với một triều đình quan liêu thì nhà làng thực sự biến
thành đình làng để thờ tế Thành hoàng làng thì hội làng náo nhiệt mở ra xung
quanh đình làng.
Như vậy qua những
tư liệu trên đây ta có thể thấy đình làng chính là nơi trung tâm để sinh hoạt
cộng đồng theo địa phận cư trú, nơi thờ
cúng Thành hoàng làng gắn với sinh hoạt
tín ngưỡng . Trước khi có đình làng , ngườiViệt đã có nơi thò tế sinh hoạt tín
ngưỡng là miếu, hay nhà làng. Từ khi chế độ phong kiến được xác lập thì đình
mới xuất hiện
Quay trở lại ta thấy,
Hát Xoan là một trong những lối hát cửa đình, lấy ngôi đình làm trung tâm và nó
gắn với lịch sử phát triển của đình
làng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là có sự đồng nhất giữa lịch sử của kiển
trúc đình làng với lịch sử của Hát Xoan.
Thực ra thì Hát Xoan ra đời sớm hơn sự ra đời của đình làng. Để chứng minh điều này ta căn cứ vào hệ thống
tín ngưỡng đã hàm chứa hoặc để lại dấu vết trong nghệ thuật diễn xướng này.
Ví dụ ở thôn Quyển Sơn có ngôi đền bên dòng song Đáy . Tục
truyền rằngkhi xưa Lý Thường Kiệt đi dẹp giặc trở về có nghỉ lại thôn này. Dân
làng tổ chức múa hát mừng người anh hung họ Lý. Sau này lập đền thờ ông và tôn
ông làm Thành hoàng. Hàng năm dân làng mở hội tế thần từ mùng 10 tháng Giêng
đến mùng 10 tháng Hai. Các “ con dậm”( những người diễn xướng) đến múa hát ở đình làng trong 12 hôm, năm nâ
còn lại đến hát ở đền…Như vậy ta thấy rằng loại hình dân ca này trước khi vân
diễn xướng ở đền chỉ sau này khi đình càng giữ vị trí trung tâm thì sinh hoạt
đó mới chuyển dần về đình. Vì vậy người ta chia quá trình diễn xướng thành hai
giai đoạn: giai đoạn
đền -miếu( giai
đoạn tiền của đình và
giai đoạn cửa đình.
Từ ba cơ sở phân tích ở trên ta có
thể rút ra kết luận như sau: Hát Xoan là
hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian thuộc loại cổ nhất của người Việt Nam, ra đời gắn liền với lễ hội và
sinh hoạt tín ngưỡng nhằm cầu mong cho dân làng cuộc sống ấm no hạnh phúc…
Hát Xoan ra đời từ
rất sớm, nó xuất hiện ngay từ thời ra đời nhà nước Văn Lang và nó gắn liền với
mảnh đất tổ Phú Thọ.
CHƯƠNG 2: NÉT ĐẶC SẮC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT HÁT XOAN 2.1. Phong tục tập quán. 2.1.1.Lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa. Ở Phú Thọ có 21 làng
có tục Hát Xoan song chỉ có 4 làng có người đi hát: Kim Đơi( Kẻ Đơi), Phù Đức,
Thét ( ba làng này đều thuộc xã Kim Đức) và làng An Thái ( xã Phượng Lâu –thành
phố Việt Trì). Bởi vậy vào mùa lễ hội, 4 phường Xoan của làng sau khi khai xuân
bằng múa hát ở đình làng mình từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tết ( âm lịch),
thì từ ngày mùng 5 tết các phường Xoan phải chia nhau đến hát ở các cửa đình
làng bạn . Ngoài 4 làng Xoan gốc, 17 làng ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc có tục Hát
Xoan là:
- Làng Tử Đà, xã Tử Đà huyện Phù Ninh,
- Làng
Phù Ninh, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh
- Làng An Đạo, xã
An Đạo, huyện Phù Ninh.
-Làng
Tiên Du, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh.
-Làng
Cao Mại, xã Cao Mại, huyện Lâm Thao.
-Làng Hữu Bổ,xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao.
-Làng
Thanh Mai,xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao.
-Làng
Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao.
-Làng Cẩm Đội, xã
Thụy Vân, huyện Việt Trì.
-Làng Tử Du, xã Tử
Du, huyện Lập Thạch.
-Làng Đức Bác,xã Đức Bác, huyện Lập Thạch.
-Làng Hoàng
Chuế,xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc.
-Làng
Xậu, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc.
-Làng Tây Cốc,xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng.
-Làng Nông Trang, thành phố Việt Trì.
-Làng Dữ Lâu, thành phố Việt Trì.
-Làng
Hương Nộn, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông.
Cuộc lưu diễn của các phường Xoan thường
diễn ra trong gần 3 tháng. Lệ giữ cửa đình quy ước mỗi phường Xoan chỉ có một
số cử đình chính để hang năm đến hát thờ. Ví dụ phường Kim Đơi giữ cửa đình Hữu
Bổ Thanh Mai, Nha Môn…phường Phù Đức giữ các đình Phù Ninh Đức Bác, Y Kỳ, Tây
Cốc…
Phường Xoan mời
cá làng đến hát chung với nhau bằng “tục kết chạ” (nước nghĩa) anh em. Phường
Xoan là em, làng sở tại là anh. Mối tình anh em này rất được trân trọng. Tục
kết nghĩa cũng quy định đào, kép phường Xoan cũng không được kết hôn với trai
gái của làng mình kết nghĩa. Quy định này phản ánh tình cảm trong sang, lành mạnh giữa đào kép phường
Xoan với trai gái làng kết nghĩa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và thành
viên trong sinh hoạt Hát Xoan. Những người đi Hát
Xoan được tổ chức với lại gọi là phường Xoan( hoặc họ Xoan). Phường Xoan từ
15-20 người, trong đó 4-5 là nam, nữ từ 15-20 người. Nam gọi là
ké. Nữ gọi là
đà. Kép có
thể đã có vợn nhưng trong phường ít nhất phải có một kép trẻ, tuổi từ 10-15.
Đào đều là các cô gái xinh đẹp hát hay,
tuổi từ 15-20. Đứng đầu phường Xoan là một người đàn ông đã đứngtuổi, thuộc nhiều bài hát Xoan, biết
chữ Nôm, được dân làng tín nhiệm bầu làm
trùm. Ông trùm vừa là người
hướng dẫn đào kép hát , múa, vừa là người quản lý, vừa là người giao dịch với
các làng mà phường Xoan đến hát. Để có uy tín với các làng kết nghĩa, vai trò
của
ông trùm rất quan trọng.
Ông trùm phường Xoan thường là kép của
phường, đã tham gia đi hát rất nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, biết nhiều điển
tích đọc được văn bản Hát Xoan bằng chữ Nôm.
Ông
trùm vừa là nhạc công
thuần thục giữ nhịp trống phách, vừa là kép hát dẫn thành thạo, vừa là chỉ đạo
nghệ thuật, vừa là thày dạy dỗ các đào kép hát múa. Đặc biệt
ông trùm phải có khả năng quản lý và
giao dịch. Hàng năm vào tháng chạp âm lịch, phường Xoan được tập hợp dưới luyện
tập hướng dẫn của
ông trùm. Địa điểm luyện tập tại nhà
ông trùm.
Phường
Xoan hoạt động như một đơn vị hoạt động nghệ thuật bán chuyên nghiệp, do đó
khâu tuyển chọn đào kép rất được chú trọng. Kép trong phường Xoan không những là diễn viên hát mà còn là nhạc
công có tay trống tay phách điêu luệyn. Đào phường Xoan phải đảm bảo có hai
tiêu chuẩn nhanh và sắc. Thiếu một trong hai tiêu chuẩn không đươj nhập phường.
Khi đã có chồng thường các cô đào không theo chồng đi hát nữa. Ngoài khẳ năng
bẩm sinh về thanh sắc,các cô đào được truyền kỹ năng về hát múa, được giảng dạy
cặn kẽ về các điển tích, được trau dồi bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức văn
học dân gian, âm nhạc dân gian và cả âm nhạc bác học.
Như một đơn vị nghệ
thuât bán chuyên nghiệp, phường Xoan lưu diễn từ làng này qua làng khác, mỗi
làng sở tại đều có những yêu cầu riêng. Có làng yêu cầu ngoài phần hát lề lối
các cô đào cùng các chàng trai sở tại
Hát
Đúm giao duyên. Có làng có những tư gia mời phường Xoan đến hát tại nhà,
chủ yếu là hát bài bản, làn điệu thuộc giọng ngoài như:
Giọng Lý, Giọng Ru, Giọng Phú…đây là bài bản làn điệu có âm điệu ,
lời ca và lối hát khác với Hát Xoan. Nhất là giọng Phú, chỉ hát những điển tích
của văn chương bác học:
Phú Kiều, phú Lưu
Bình Dương Lễ, phú Thị Kính. Với những yê u cầu của các làng sở tại thì từ
ông trùm đến các đào kép phải có một trình độ
nhất định và khả năng văn hoá âm nhạc tương đối phong phú mới đáp ứng
được yêu cầu.
2.1.3. Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn
xướng. Như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa phường Xoan với các
làng phường Xoan đến ca hát là quan hệ anh em, tục kết nghĩa giao ước phường
Xoan là em, làng sở tạ là anh. Tuy nhiên trong giao tiếp ứng xử hai bên đều hết
sức trân trọng, xưng là anh em nhưng bình đẳng.
Địa điểm diễn xướng
ở cửa đình còn hát ở cửa đình, nhưng còn hát ở trong đình. Ngày xưa trước cuộc
Hát Xoan, đào phường Xoan thường
Hát TrốngQuân với trai làng Đức Bác ở bến
song, trên đường làng đầu đường làng, đầu đường làng rồi mới vào hát ở cửa đình.Một
số làng lại có những tư gia, sau khi nghe Hát Xoan ở cửa đình thì lại mời phường Xoan về hát ở nhà,
nhưng không hát thờ mà chủ yếu nghe
Hát
Phú ngâm ngợi những bài thơ áng văn .
2.1.4. Mục đích ca hát và trang
phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát. Như đã phân tích ở
trên, khởi thuỷ mục đíchc của sinh hoạt Hát Xoan là tế thần cầu mong cho phong
đăng hoà cốc, dân làng an khang thịnh vượng, rồi để trai gái hát giao duyên.
Trong quá trình, phát triển có lẽ đầ tiên chỉ có dân cư ở một hai làng , trên
cơ sở của múa tín ngưỡng người ta xướng lên những lời cầu khẩn trầm bổng mà
thành Hát Xoan. Để thoả mãn nhu cầu tâm
linh, nhu cầu giao tiếp , nhiều làng mời Xoan gốc đến hát, và để cảm tạ những
người đi hát người ta cho tiền hoặc biếu gạo cho họ, lâu dần lệ. Vì thế, mục
đích đi hát của phưỡng Xoan ngoài việc thoả mãn nhu cầu tâm linh nhu cầu ca hát
thì còn nhằm hưởng gao hoặc tiền.
Phường
Xoan có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có phương thức hoạt động như một đơn vị
hoạt động bán chuyên nghiệp. Bởi vậy hàng năm phường Xoan thường trích một
khoản thù lao thu nhập tù đi hát để mua sắm trang bi đạo cụ và nhạc cụ. Khi đi
hát các cô đào thường mặc váy sồi hay quần láng đen, áo tứ thân, năm thân,(
hoặc là bao xanh bao hồng), đầu vấn khăc nhung đen ,hay khăn mỏ quạ. Kép và
những chàng trai làng tham gia trong cuộc Hát Xoan , mặc quần ồng sớ màu trắng,
áo the thâm dài tới đầu gối. cổ quàng dải nhiễu điều , đầu đội khăn hay khăn
xếp đen. Trong quan niệm của phường
Xoan, trang phục khi đi hát phải đẹp, trang trọng không những biểu long tôn
kính với thần linh mà còn biểu lộ sự tôn trong của mình đối với dân các làng
kết nghĩa. Đây cũng là biểu hiện văn hoá ứng xử của phường Xoan.
+ Đạo cụ hành nghề
của phường Xoan rất đơn giản, chỉ có quạt giấy với một quyển sách chép đầy đủ
14
Quả cách chép bằng chữ Nôm.
+ Nhạc cụ của
phường Xoan cũng rất đơn giản, chỉ gốm một trống nhỏ bằng gỗ( thường gỗ mít
già) hoặc cặp trống bịt bằng da trâu hoặc da bò, và mộtcặp phách.
2.1.5. Diễn xướng và trình tự
cuộc Hát Xoan. * Chặng nghi thức: Phường Xoan thường đi hát ở các làng
kết nghĩa, nên phần nghi thức ông trùm phường cùng ông chủ tế làng s tại phải
đứng trước hương án của làng, chắp tay kinh cẩn vái lạy các thần linh. Sau đó
ông trùm phường hát những lời thỉnh mời, đươc xướng theo kiểu vãi tế gọi là
Hát Chúc, nối tiếp bài
Hát Chúc là bài
Gíáo Trống. Bài Giáo Trống do chú kép trẻ nhất phường với chiếc
trống nhỏ đeo trước bụng vừa múa vừa nhảy dẫn , phường Xoan phụ hoạ phần diễn
của chú kép trẻ, bốn cô đào ra trước
hương án, tay nâng quạt làm điệu bộ dâng hương, chân bước lên bước xuống, hát
bài
Thơ nhang, Đóng đám…
Nội dung chủ
yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh mời, cầu xin các vi thần linh
về dự lễ tế, che chở cho dân làng được an khang, mua màng tươi tố thiên hạ thái
bình.
* Chặng hát các Quả cách Hát cách hay trình
bày các
Qủa cách là lối hát các bài
bản khá dài như bài văn hay bài diễn ca. Nội dung
Qủa cách miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên với bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông hay mô tả cuộc sống của bốn lớp người trong xã hội lúc bấy giờ: sĩ, nông,
công, thương, hoặc kể lại những chuyện xưa.
Hát cách gồm 14 bài bản được
gọi là
Quả cách và có tên gọi và được
sắp xếp trình diễn như sau :
Kiều Giang Cách.
Nhàn Ngâm Cách.
Tràng Mai Cách.
Ngư Tiều Canh Mục Cách.
Đối Dẫy Cách
Xuân Thời Cách.
Hồi Liên Cách.
Hạ Thời Cách.
Thu Đông Cách.
Đông Thời Cách.
Tứ Mùa Cách.
Thuyền Chèo Cách.
Tứ Dân Cách.
Chơi Dâu Cách.
Cấu Trúc mỗi Qủa cách gồm có ba phần: mở đầu
là
giáo cách , phần trung tâm là
đưa cách, phần kết thúc là
kết cách. Về diễn xướng thì mỗi Qủa cách
có nhiều vẻ nhưng cơ bản là hát ngâm và
hát nói. Ông trùm phường Xoan hay một kép ngồi ở giưa khoang đình vừa đánh
trống phách vừa hát dẫn, các cô đào đứng sau hát phụ hoạ bằng cách hát lai
nguyên một câu hay một đoạn vừa hát, có khi chỉ là nhưng câu đưa hơi. Để nối
các Qủa cách theo tình tự diễn xướng người ta thường dung các câu láy:
các bạn họ ta lấy qua làm dậm, là hỡm dậm
nào dậm ấy cho qua, hoặc c
ách ấy cho qua, hỡi ban chèo ta giờ sang
cách khác. Các Qủa cách là
những áng văn chữ Nôm được cấyn ghép vào Hát Xoan do một số các nhà Nho viết ra,
mang nhưng yếu của văn chương bác học. Một trong những biểu hiện của sự cấy
ghép này là một các đình làng như Cao Mại, Hữu Bổ, Hương Nộn…ở Phú Thọ có tổ
chức mời các phường Xoan đến hát thi các Qủa cách. Hát thì có giải nhất nhì, ba
tuỳ theo sư chính xác về lời văn của người thi hát so với sách mẫu.
* Chặng bát hội.
Hát hội là
chăng sôi nổi nhất, sinh động nhất và kết thúc một cuộc Hát Xoan.
Hát hôi gồm
nhiều bài được kết nối với nhau theo hình tức tổ khúc hay liên khúc vừa hát,
vừa múa, vừa diễn trò. Trình tự hát hội có các phần:
Bợm gái, Bỏ Bộ, Xin hoa- Đố chữ. Gài Hoa, Dã Cá. Dã Cá là tiết mục
được trình diễn như một hoạt cảnh, có nơi là các cô đào , có nơi là các trai
láng sở tại được đóng vai cá bị lưới bủa vây, bắt được dâng lên bàn thờ tế thần
, tế thần xong mới được trở lại làm người. Tiết mục
Dã Cá rất sôi nổi vui vẻ, kết thúc cuộc Hát Xoan trong không khí
tưng bừng của lễ hội. Trước tiết mục
Dã
Cá ,ở nhiều làng còn đưa thêm mục
HátĐúm xen vào trong cuộc Hát Xoan.
Hát Đúm được xen vào Hát Xoan làm tăng
thêm phần sinh động của cuộc hát
2.2. Nghệ thuật dân ca
Hát Xoan. 2.2.1. Lời ca Hát Xoan cũng như một
số các hình thái sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian khác của người Việt:
Hát Dô, Hát Dậm, Hát Chèo Tàu, Hát Quan Họ,
Ca Trù… khởi đầu đều là lối hát tế thần( từ nhiên thần đến nhân thần) rồi
từ dần đến những yếu tố tín ngưỡng, tâm linh bớt đi( Quan họ). Là loại dân ca
lễ nghi
- phong tục, lời cà trong Hát Xoan phản ánh khá rõ tín ngưỡng
của cộng đồng người Việt: phồn thực thờ tổ tiên, thờ thần…tín ngưỡng thờ thần
thể hiện trong bài
Giã cá: May ra bắt được cá măng Đem lên tiến cúng cả làng bình
yên.Tín ngưỡng phồn thực:
Tôi bước chân vào giáo trống Tìm đền thượng chúc cho minh Năm trống cơm thiên hạ thái bình Năm trống cơm nhà no mọi đủ Năm trống cơm mọi vẻ mọi
hay. Cùng với nội dung về
thần linh, thần quyền, lời ca trong Hát Xoan còn đề cập đến vương quyền:
Nhà tôi nhà Lê Là song Bồ Đề Trở về thiên hạ Cày bừa ruộng Lê. Kẻ sĩ là một trong bốn
thành phần tứ dân: sĩ nông – công- thương cũng được phản ánh rõ nét trong lời
ca Hát Xoan. Các nhà Nho đồng nghĩa với kẻ sĩ thì phải học hành. Học hành thi
cử để làm quan, vinh quy bái tổ là ước mơ của các tầng lớp nhân dân lúc bấy
giờ:
Sống được làm quan Cưỡi ngựa bên Tàu Vinh quy bái tổ. Là một xã hội nông
nghiệp, chủ đề chính của nội dung Hát Xoan vẫn là nghề nông:
Đêm mưa ngày nắng Đầu tháng cuối năm Lúa dé, lúa chiêm cho no làng Ngoài đồng tốt lúa Lúa tốt mạ lên cho chật nhà Mặc dù là hai tầng lớp được
coi là thứ hạng thấp nhất trong xã hội nhưng nghề công và nghề thương cũng được
ca ngợi trong Hát Xoan:
Công thời khéo léo thập phân Làm nên đền các thánh nhân dõi
truyền Thương thì buôn ván bán thuyền Kim ngân vô số, lụa tiền đầy
đa. Tình yêu nôi dung muôn
thuở của văn chương từ cổ chí kim, từ Đông đến Tây, từ Nam tới Bắc được phản ánh trong lời
ca Hát Xoan rất đa dạng:
Trầu
anh trầu túi trầu văn
Trầu em dải yến để lâu cũng tan Anh xuôi kẻ chợ mớ về
Nghìn vàng chả tiếc xin kề chút hơi Kẻo còn thương nhớ anh ơi… Lời ca trong Hát
Xoan được cấu trúc theo nhiều thể thơ. Thể thơ 4 chữ, 5 chữ, lục bát, song thất
lục bát, thất ngôn…Thơ trong Hát Xoan bao gồm cả thơ dân gian và thơ bác học.
Thể thơ 4 chữ là
thể thơ cổ mà mốt số bài ở
chặng hát nghi
thức và trong 14
Qủa cách ta đều
thấy như:
Vạn thần tất hưởng Tôi mời vua cả Người sang đất này. Thơ lục bát, lục bát
biến thể và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong cấu trúc lời ca Hát
Xoan:
Đường đi trên suối dưới khe Đưa cố nhân long càng kiểu cách Tưởng long sầu mọi mạch nhỏ to Thương Xoan đêm những mà lo Ngày nào được hợp nhỏ to kẻo
phiền.
Ngoài những thể thơ nói trên thì lời ca Hát
Xoan còn có thể thơ tự do.
Trong quá trình tồn
tại và phát triển , những yếu tố ngoại lai đôi khi lấn lướt cái gốc rễ, cội
nguồn nguyên sơ, nhưng về cơ bản nội dung lời ca Hát Xoan, đó là hàng loạt
những tiếng đưa hơi và những tiếng đệm vào câu hát. Những tiếng đưa hơi và
những tiếng đệm vào câu hát cũng tạo nên một số đặc trưng cho một số thể loại
thơ ca. Những tiếng đưa hơi thường dung trong Hát Xoan là
ơ, a,i, ê hê…Những tíếng đệm thường dùng trong Hát Xoan là:
tênh là tềnh tang tềnh, vông vông tầm, tênh
tang tít tang tông… Những tiếng đưa
hơi, tiếng đệm trong Hát Xoan hầu như không có nghĩa về nội dung lời ca, nhưn
lại có tác dụng nối nét nhạc cho liền ý, liền mạch hoặc để phát giai điệu, để
tiếp nét nhạc này sang nét nhạc khác.
2.1.2. Âm nhạc Thuộc loại dân ca cổ nhất và cùng quá trình tồn tại
và phát triển, âm nhạc trong Hát Xoan chứa đựng những yếu tố từ giản dị nhất cho đến những bài
bản, làn điệu hoàn thiện và tinh tế.
* Về thang âm Thang âm là những âm có trong bài bản hoặc làn điêu của
các thể loại dân ca và ca hát cổ truyền,
được sắp xếp từ âm thấp nhất đến âm cao nhất trong phạm vi một bát độ.
Hát Xoan khi diễn
xướng chịu sự chi phối của ngữ điệu
tiếng Việt gồm sáu thanh: huyền. hỏi, săc. Ngã, nặng và thanh không dấu. Hầu
hết các bài hát trong Hát Xoan đều là thang 5 âm:
Bợm gái, Bỏ bộ, Xin hoa- Đố chữ, Đố hoa, Giã Cá…Những bài hát ở chặng nghi thức của Hát Xoan như:
Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang thang
âm có 4 âm, nhưng từng câu trong bài thang âm chỉ có 3 âm.
* Cấu trúc Âm nhạc Hát Xoan được
tạo nên bởi lối hát thơ, các ý thơ câu thơ khổ thơ tạo nên các kiểu cấu trúc.
Cấu trúc các bài bản, làn điệu Hát Xoan khá đa dạng bao gồm các dạng cơ bản
sau:
Khởi thuỷ là lối hát
truyền cầu cúng ,nên Hát Xoan có một dạng cấu trúc âm nhạc phụ thuộc thuộc vào
lời của bài văn, hay bài thơ được trình bày bằng kiểu vừa nói vừa hát. Những
cấu trúc này là
cấu trúc khổ nhạc hát nói. Các bài ở chặng nghi
thức trong Hát Xoan như Giáo trống, Giáo,Gíáo pháo, Thơ nhang có cấu trúc khổ
nhạc hát nói. Các câu trong khổ nhạc hát nói thường giống nhau lặp đi lặp lại.
Độ dài, ngắn của khổ nhạc hát nói phụ thuộc vào nội dung thể thơ 4 hoặc 5 chữ(
từ) hoặc thể thơ tự do có thêm các tiếng đưa hơi , tiếng đệm.
Dạng cấu trúc thứ
hai trong Hát Xoan là
cấu trúc khổ nhạc
đơn. Khổ nhạc đơn gồm nhiều câu nhạc, mỗi câu ứng với một câu 6 chữ, câu
thơ 8 chữ
của thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
Dạng cấu trúc thứ ba
tron Hát Xoan là cấu trúc 2 khổ đơn thường là do sự phát triển củac cấu trúc
khổ nhạc đơn mà ra.
* Giai điệu Hát Xoan có 3 kiểu
hát:
hát nói, hát ngâm ngợi, hát xướng(
giống như hát ca khúc). Vì vậy giai điệu Hát Xoan cũng có một số nét đặc trưng
như sau:
+ Những bài
Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang hát
theo kiểu
hát nói. Đặc điểm của giai
điệu hát nói là sự đồng nhất giữa dấu giọng của lời ca với giai điệu. Lời ca
của kiểu giai đoạn hát nói thường là thơ 4 hoặc 5 chữ hoặc biến thể của của
chúng. Các quãng trong kiểu giai đoạn hát nói không vượt quá quãng 8,thường là
từ quãng 2 đến quãng 5. Từng từ, từng chữ trong lời ca thường chỉ ứng với một
đến hai, ba nốt nhạc.Giai điệu không sử dụng nhiều nốt luyến láy. Kiểu giai
điệu hát nói mộc mạc giản đơn nhưng dõng dạc, khoẻ khoắn
Giai điệu của các bài Hát phú, Gài hoa theo kiểu
ngâm ngợi. Đặc điểm của kiểu giai điệu hát ngâm ngợi thường mềm mại. uyển
chuyển, nhịp tự do thể hiện tình cảm trữ tình sâu lắng. Dấu giọng lời ca hầu
hết đồng nhất với độ cao giai điệu. Giai điệu của hát kiểu hát ngâm ngợi có
nhiền nốt luyến láy hơn giai điệu của điệu hát nói
*
Về nhịp điệu Hát Xoan là hình
thái sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian, được hình thành bởi xúc cảm thiêng
liêng trong đời sống tâm linh của người Việt vùng Phú Thọ. Nằm trong tổng thể
nguyên hợp của một hiện tượng phônclo, nhịp điệu Hát Xoan cũng như các thành tố
khác của Hát Xoan đều có mối tương quan logic. Với những bài ở chặng nghi thức:
Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang và các bài có gắn với múa minh hoạ như :
Bỏ bộ, Đánh cá, Bợm gái nhịp điệ mạch
lạc, khúc triết. Nhịp tương ứng với loại nhịp 2/4 được sử dụng rất nhiều trong
âm nhạc Hát Xoan. Loại nhịp tưng ứng hỗn hợp cũng có xuất hiện(
Thơ nhang, Đóng đám) nhưng số lượng ít.
Những bài hát ngâm ngợi( Gài hoa, Hát phú) nhịp tự do.
Một đặc điểm khá tiêu biểu trong nhịp điệu Hát
Xoan là kiểu nhấn lệch, sử dụng ở nhiều bài
Giáo
trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Xin hoa- đố chữ* về kỹ năng hát
Hát Xoan gắn
bó mật thiết giữa thơ ca và âm nhạc, nhịp điêu thơ và nhịp điệu nhạc, ý thơ và
ý nhạc đều có sự thống nhất. Vì trước là hát tế thần, sau là hát kỹ năng Hát
Xoan cũng đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật khá cao, với 4 tiêu chí:
vang, rền, nền, nẩy. Như chúng ta đã biết
địa điểm diễn xướng Hát Xoan khởi đầu là vùng đất thiêng( bãi cỏ ở làng Phù
Đức, xã Kim Đức, Việt Trì), nơi vua Hùng dạy trẻ mục đồng ca hát. Hiện nay mỗi
khi mở hội Hát Xoan, dân làng Phù Đức vẫn đến tế lễ ở bãi cỏ này. Về sau người
ta xây miếu ở bãi cỏ( vùng đất thiêng) goij là “Miếu Lãi Lèn” các cuộc Hát Xoan
vẫn được hát ở trước miếu Lãi Lèn. Khi có thiết chế đình làng địa điểm diễn
xướng Hát Xoan ở cửa đình. Do đó Hát Xoan còn gọi là Hát Lãi Lèn, Hát Cửa Đình. Hát Xoan là sinh hoạt ca hát tập thể,
người tha gia đông, hát ở không gian rộng nên tiêu chí đầu tiên là hát phải
vang. Tiêu chí hát vang trong Hát Xoan không có nghĩa là gào hay thét to. Khi
tuyển đào, kép phường Xoan phẩi chọn người có giọng khoẻ và trong( không được
khan), lúc hát vận dụng đẩy hơi thở làm âm thanh vang lên trong vòm họng , ở
hốc mũi. Những bài
Giáo trống, Giáo pháo,
Thơ nhang là những bài ca khẩn nguyện , hát the kiểu hát nói. Bởi vậy độ âm
vang không những để nghe rõ mà còn thể hiện sự trang trọng, thần bí của giọng
hát trước khung cảnh trang nghiêm của cuộc tế lễ. Hầu hết các bài ở chặng thứ
nhất( nghi thức) và chặng thứ hai( 14 quả cách) đều được trình diễn theo kiểu
hát nói.
Những bài
Hát phú, Gài hoa giai điệu mềm mại uyển
chuyển , hát theo kiểu ngâm ngợi nên tiêu chí quan trọng nhất là phải rền. Theo
các nghệ nhân Hát Xoan thì rền có nghĩa là âm phải liền nhau, hơi phải trường
để ngâm nga những bài thơ áng văn. Trên cơ sở của hát nói, hát ngâm ngợi lấy
hơi sâu hơn và không chỉ lấy hơi ngực mà còn lấy hơi ở bụng. để lượng hơi dồi
dào hơn, ngâm ngơi được trường hơi. Kỹ năng hát ngâm ngợi đòi hỏi phải mềm mai
thể hiện được tình cảm sâu lắng,trữ tình.
Trong
ứng xử, phường Xoan hết sức trân trọng
làng kết nghĩa. Cách ứng xử này cũng được thể trong khi hát Hát đối đáp giao
duyên tiêu chí hang đầu là phải nền. Theo các nghệ nhân phường Xoan thì nền có
nghĩa là nền nã lịch thiệp. Nam
nữ trong hát đối phải trân trọng nhau, thân ái, không đùa nghịch chòng ghẹo.
Nhả chữ phải rõ rang rành mạch nhưng phải da diết đằm thắm. Còn tiêu chí nảy
trong Hát Xoan là những bài hát kèm theo múa như
Giáo trống, Giáo pháo hay
Đánh
cá phải vừa có âm vang, vừa nảy. Vang là phải dõng dạc, nảy là mỗi câu phải dứt( ngắt).
Trong những bài
trình diễn ở chặng hát
hội của cuộc Hát Xoan hát theo kiểu
hát xướng. Hát xướng là sư tổng hợp của
hái kiểu hát nói và giọng hát ngâm ngợi giống như hát khúc), lấy hơi phải nhanh
hơn hát nói hát ngâm ngợi, lượng hơi phải đủ để phù hợp với nhịp độ tương đối
nhanh, linh hoạt của một số bài:
Bợm gái,
Bỏ bộ, Xin hoa, Đố chữ…Cách mở khẩu hình trong Hát Xoan là phải vừa phải,
không quá to cũng không quá nhỏ, sử dụng môi và lưỡi linh hoạt để làm rõ chữ.
Sự đa dạng của các bài bản, làn điệu thuộc giọng lề lối và giọng ngoài lề lối
của Hát Xoan, bắt buộc đào kép phải có kỹ năng hát điêu luỵên mới thực hiện
được các bài bản làn điệu với nội dung và tính chất khác nhau.
Qua việc trình bày ở trên cho ta nhận định
một điều là Hát Xoan là hình thúc
sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian đặc sắc của người Việt ở
Phú Thọ.
CHƯƠNG 3: HÁT XOAN- VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.Hiện trạng Hát Xoan cũng như các hình thức dân ca khác là một hiện tượng
của văn hoá dân gian nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng của người Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã ra đời và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự
nhiên và môi trường lịch sử- kinh tế xã hội nhiều nghìn năm, ít nhất là khi
cộng đồng người Việt đặt chân cư trứ ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trải qua thời đại các vua Hùng với nhà nước Văn Lang
Âu Lạc, thời đại độc lập tự chủ của nhà nước Đại Việt và thời đại nhà nước phong kiến toàn
thịnh dưới triều Hậu Lê cho đến khi chế độ phong kiến suy tàn ở Việt Nam, vào
cuối thế kỷ XIX, Hát Xoan vẫn hiện diện qua những biến thiên của lịch sử, vần
tồn tại trong đời sống tinh thần của dân tộc. Điều đó chứng tỏ sức sống bên
trong, sự biến đổi theo hướng thích nghi để tồn tại của văn hoá dân gian Việt Nam nói chung và thể loại Hát Xoan
nói riêng.
Tuy nhiên có một thực tế không mấy khả quan
hiện nay đó là nhiều hoại hình văn hoá truyền thống của dân tộc đang bị mai một
dần và ngày càng bi “rơi vào lãng quên”.
Hiện nay thì Hát Xoan cũng đang dần bị rơi vào tình trạng chung như vậy.
Bằng chứng là qua
những nghiên cứu khảo sát thực tiễn ở quê hương của loai hình nghệ thuật Hát
Xoan đã chứng minh thực tế đó.Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch ở làng Xoan An Thái, xã Phượng Lâu,
Thành phố Việt Trì, cho biết: Ngày xưa hát xoan rất được ưa chuộng. Trong tất
cả các đêm hội của làng, người ta thường biểu diễn hát Xoan. Ở làng An Thái,
nhà nhà biết hát Xoan, người người biết hát Xoan. Nhưng cùng với sự đổi thay
của lịch sử, nghệ thuật hát Xoan cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm, các
nghệ nhân hát Xoan ngày càng vắng bóng. Nói đến sự phát triển của nghệ thuật
hát Xoan hiện nay, bà Lịch tâm sự:
- Hát xoan là di sản văn hóa vô giá, là niềm tự hào của người
dân Phú Thọ. Nhưng hiện giờ số người hát Xoan thành thạo ngày càng hiếm. Lớp
thanh niên lớn lên rời bỏ làng quê đi kiếm sống nên dần thấy xa lạ với câu hát
xưa. Còn những người mà câu ca, điệu hát đã ăn sâu vào trong máu thịt thì đa
phần đều đã lớn tuổi.
Theo
khảo sát của những nhà nghiên cứu văn hóa tại vùng Xoan, nhiều người ở độ
tuổi hơn 60 vẫn hiểu và thích Xoan nhưng lại không hát được hoặc không thuộc
một trong 14 quả cách. Độ tuổi càng thấp thì sự xa cách với Xoan càng lớn. Điều
đó có nghĩa là các nghệ nhân cao tuổi còn rất ít và việc truyền dạy hát Xoan cho thế hệ trẻ đang gặp rất
nhiều khó khăn.
Xoan gắn liền với
lễ hội, với nhu cầu tâm linh. Không được “cắm rễ” vào mảnh đất lễ hội, hát Xoan
sẽ đứng trước nguy cơ lụi tàn. Bên cạnh đó, việc “bùng nổ” thị trường âm nhạc
hiện đại đã đẩy hát Xoan vào tình trạng bị “sân khấu hóa” và dần mất đi những
giá trị nguyên gốc.
Như vậy một vấn đề
mang tính thực tế đặt ra cho những nhà làm công tác quản lý văn hoá và nhưng
người có tâm huyết nghiên cứu về thể loại nghệ thuật truyền thống này là làm
thế nào có thể giữ gìn bảo tồn và phá huy giá trị truyền thống của thể loại Hát
Xoan, làm cho nó được lan toả và ảnh hưởng rộng trong quần chúng nhân dân và
làm cho bạn bè quốc tế cũng biết về Hát Xoan.
3.2. Ý tưởng khai thác,
bảo tồn loại hình nghệ thuật Hát Xoan.
Những giá trị truyền thống dân tộc giá tri
văn hoá trong Hát Xoan là điều không cân phải bàn cãi, tuy nhiên như đã trình
bày ở trên thì hiện nay Hát Xoan đang rơi vào tình trạng bị mai một, số ngươì
biết về Hát Xoan còn lại không nhiều.Đứng trước thực trạng đó vấn đề bảo khai
thác, bảo tồn và phát huy đối với di sản Hát Xoan cần được đặt ra một cách cấp
thiết và nghiêm túc mang một chiều rộng ,chiều sâu và một tầm chiến lược mới.
Cuộc tiếp cận của
văn hoá Hát Xoan với tư cách là một hiện tượng của văn hoá cổ truyền với nền
văn hoá mới từ sau Cách mạng được tiến hành từ giữa thế kỷ XX trong điều kiên
xây dựng hòa bình ở miền Bắc và chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam, bên cạnh công
tác sưu tầm bảo tồn còn có sư phục hồi bài bản, tiết mục làn điệu Hát Xoan trên
sân khấu chuyên nghiệp và nghiệp dư thông qua hình thức hoạt cảnh, ca cảnh. Xu
hướng khai thác, sử dụng chất liệu cho những sang tác mới là xu hướng bảo tồn
trong mấy chục năm qua.
Vấn đề bảo tồn và
phát huy thể loại Hát Xoan hiện nay càng gặp khó khăn trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp đang
chuyển hoá trong khi nông nghiệp là cơ sở của Hát Xoan, sự giao lưu văn hoá bên
ngoài làm nhạt dần văn hoá dân tộc.
Khai
thác thể loại Hát Xoan chính là biện pháp tốt để bảo tồn thể loại Hát Xoan. Và khi đã khai
thác bảo tồn thì sẽ phát huy được những giá trị của Hát Xoan . Như vậy quá
trình khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn và nghệ thuật trong
Hát Xoan là một quá trình thống nhất với nhau, để làm được điều này cần có sự
thống nhất, phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành, những nhà nghiên cứu văn
hoá Hát Xoan và rất quan trọng chính là
những địa phương có truyền thống Hát Xoan.
3.1 Vấn đề khai thác
nghệ thuật truyền thống Hát Xoan. Tổ chức những buổi lưu diễn trong công chúng,
đặc biệt là các địa phương có truyền thống Hát xoan.
Lồng ghép những sinh hoạt Hát Xoan như nghệ
thuật biểu diễn vào trong hoạt động lễ hội , đặc biệt là hội Đền Hùng .
Tổ chức buổi công
diễn Hát Xoan để không chỉ công chúng trong nước mà còn làm cho bạn bè quốc tế
biết về văn hoá dân tộc.
3.2. Bảo tồn loại hình nghệ thuật Hát Xoan. Để góp phần giữ gìn,
bảo tồn thể loại Hát Xoan, trong thời kì
mới cần tập trung vào những vấn đền sau:
* Gắn Hát Xoan với hoạt động lễ hộ, du lịch Trước hết chúng ta
thấy rằng Hát Xoan sinh ra và lớn lên trong môi trường lễ hội. Ngày nay lễ hội
vẫn được duy trì trên một bình diện mới và mang nội dung nhân văn mới, gắn với
những giá trị nhân văn truyền thống. Nhiều lế hội mới cũng ra đời, những lễ hội
truyền thống được phục hồi và duy trì có thể lồng ghép với lễ hội mới và mang nôi dung và hình thức mới. Đưa Hát Xoan vào
những lễ hội ở những làng xã xưa kia đã từng có tục lệ Hát Xoan hoặc đón phường
Hát Xoan về thờ, vui chơi đã tạo ra một môi trường “ tái sinh” tốt nhất để nuôi dưỡng những giá trị nhân văn và nghệ
thuật của Hát Xoan. Tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất, những người có
công với cộng đồng, ước vọng về một cuộc sống hạnh phúc vươn lên để giành những
thành qủa lao động ngày một tốt hơn, nhiều hơn… là những nội dung lành mạnh
trong đời sống tâm linh của người Việt xưa và nay. Nó giống như một cơ
tầng tín ngưỡng trong nội dung các lễ hội. Sau khi đã sang lọc cái cũ và đưa
vào những cái mới thích hợp, nhiều tiết mục nghi thức truyền thống của Hát Xoan
vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong phần
lễcủa lễ hội. Có thể duy trì ở phần hội những màn múa hát mang tính chất hoạt
cảnh, những trò chơi giao duyên với sự khuyến khích những sang tạo mới theo
phương thức dân gian để những giá trị nghệ thuật của Hát Xoan vừa được bảo tồn
vừa luôn có cái mới gắn với nhịp sống của thời đại.
Đặc
biệt đưa diễn xướng Hát Xoan vào lễ hội Đền Hùng hàng năm là sự kết hợp điển
hình của sự kết hơp bảo tồn Hát Xoan với hoạt động lễ hội. Hình thức diễn xướng
ở lễ hội Đền Hùng giữ một vị trí đỉnh cao của môi trường tái sinh đối với Hát Xoan.
* Dùng phương tiện truyền thông và
các hình thức thể hiện Phát triển nghệ
thuật Hát Xoan là làm cho những thành phần thích hợp của nó sống lại dưới dạng
chuyên nghiệp bằng những phương tiện, hình như hội diễn, liên hoan, đưa lên làn
sóng truyền thanh, truyền hình, có sự bổ xung phương thức nhạc đệm, nâng cao
chất lượng vũ đạo và ở một t
* Chúng ta cần đầu tư kinh phí mua trang phục,
đạo cụ liên quan đến hát Xoan; đồng thời phục dựng lại những di tích gốc để tạo
không gian biểu diễn cho Xoan.
* Biện pháp tiếp theo để bảo tồn và phát huy
vốn nghệ thụât dân gian cổ truyền này là
đưa những thành phần thích hợp của nó vào trong trường học vùng quê hương đã
sản sinh ra nó, gắn với chương trình giáo dục thẩm mỹ của các cấo học. Việc cấy
trồng những giá trị văn hoá cổ truyền ở đây cần lưu ý đến tâm lý giáo dục đối
với từng lứa tuổi. Chẳng hạn ở lứa tuổi
thiếu nhi cần lựa chọn và cải biên nâng cao những chi tiết gần với chất đồng
dao( như
Giáo trống Giáo pháo) và gắn
với trò chơi- nhảy múa ( như
Đánh cá).
Ở lứa tuổi thiếu nhi lớn có thể đưa vào Đưa những bài hát đối đáp- giao duyên
như
Gài hoa, hát Đúm) .
* Phong tặng danh
hiệu Nghệ nhân dân gian cho các nghệ nhân hát Xoan để khuyến khích họ duy trì
và phát triển nghệ thuật hát Xoan bên cạnh đó theo tôi nên có chính sách để đảm
bảo cho những người hoạt động loại hình nghệ thuật nay để họ chuyên tâm vào
hoạt động nghệ thuật của mình. Đó chinh cũng là một biện pháp thiết thực
Theo
ý kiến của những nhà chuyên môn như Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ
tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: “hát Xoan là một loại hình nghệ thuật dân
gian nhưng việc cải biên lời mới trên cơ sở những làn điệu cũ là một xu hướng
khai thác di sản nhằm thích ứng với cuộc sống hiện đại đã làm cho hát Xoan mất
đi tính nguyên gốc. Trước thực trạng đó, sau khi đi khảo sát thực tế tại vùng
Xoan Phú Thọ, các nhà khoa học đều nhất trí với kế hoạch xây dựng hồ sơ đệ
trình UNESCO công nhận hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần được
bảo vệ khẩn cấp. Trong số 12 nội dung cụ thể đã nêu trong kế hoạch, các nhà
khoa học đặc biệt chú trọng tới việc sưu tầm, nghiên cứu, hệ thống hóa, phân
tích đánh giá giá trị các tư liệu liên quan đến hát Xoan và việc phục dựng hát
Xoan theo đúng nghi thức cổ truyền của dân tộc.
Mô hình bảo tồn tốt nhất mà
UNESCO đề xướng là bảo tồn trong cộng đồng-nơi diễn xướng của loại hình nghệ
thuật dân gian đó. Bởi chính cộng đồng sở hữu di sản phải ý thức được giá trị
sản phẩm văn hóa của mình để gìn giữ và phát huy nó. Theo nhà nghiên cứu Đặng
Hoành Loan, muốn để Xoan duy trì và phát triển thì phải khôi phục được cả 18
làng Xoan trước kia. Ngoài không gian đình làng, một trong những cái thiếu dẫn
đến khó khăn trong quá trình phục hồi di sản cvăn hóa phi vật thể, là chúng ta
thiếu không gian văn hóa làng quê.”
Thời gian không chờ
đợi chúng ta. Vì vậy, bằng mọi giá chúng ta phải giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật
hát Xoan để cho thế hệ mai sau nhận diện được một trong những tài sản tinh thần
quý giá của ông cha.
KẾT LUẬN Hát Xoan cũng như hình
thức dân ca khác, là một hiện tượng của văn hoá dân gian nói chung và am nhạc dân
gian nói riêng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Nó ra đời và được nuôi dưỡng
trong môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường kinh tế- xã hội có lịch sử
nhiều nghìn năm, ít nhất trong là từ khi cộng đồng người Việt định cư bậc trên
thềm trung du của vùng châu thổ sông Hồng. Trải qua các triều đại Việt Nam với
hàng nghìn năm lịch sử Hát Xoan vẫn tồn tai, điều đó chứng sức sống bên trong,
và sự biến đổi theo hướng thích nghi để tồn tại của văn hoá dân gian, trong đó
có Hát Xoan.
Cũng phải nhìn thẳng vào thực tế hiện nay là văn hoá dân gian
truyền thống trong đó có Hát Xoan cũng đang có nguy cơ mai một dần. Chính vì vậy
mà việc gìn giữ bảo tồn phát huy những
giá trị truyền thống dân tộc,
Thực hiện đời sống âm
nhạc của đất nước ta trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có đường lối đổi mới
chủ trương mở rộng giao lưu quốc tế thì
các tiềm năng, tiềm lực của truyền thống văn nghệ dân gian nói riêng và văn hoá
dân gian nói chung được phát huy mạnh mẽ. Với định hướng phát triển văn hoá của
nhà nước và những biện pháp bảo tồn hiện nay, chắc chắn Hát Xoan sẽ được phát
huy hơn nữa nhất là khi chúng ta đang lập hồ sơ đề nghi UNESCO công nhận Hát
Xoan là di sản văn hoá