CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở'

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' I_icon_minitimeSat Aug 22, 2009 10:06 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' Laodong1 Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' DHVgioi Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' Medal124 Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 36Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 40Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 102Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở'

 
Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở'


- Đề Văn “mở” dành sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội, từ đề Văn nhìn rộng ra, các đề thi khối khoa học xã hội như Lịch sử và Địa lý liệu đã “mở” chưa, và có thể “mở” được không?
Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 572d39953c7eb3e5eb3134e14776a0e9
Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 20090803572d39953c7eb3e5eb3134e14776a0e9
Thí sinh làm thủ tục vào thi trong kỳ tuyển sinh Đại học 2009.
Ảnh: Phạm Hải


Môn Sử: Muốn "mở" phải đồng bộ

Nhận xét đề thi Lịch sử và Địa lý năm nay, các thầy cô cùng có chung nhận định: đã đổi mới, nhưng chưa đột phá, muốn đổi mới “khâu ngọn” - đề thi, phải đổi mới toàn diện từ sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy truyền đạt kiến thức đến kiểm tra, đánh giá...

Thầy Lê Văn Dũng, giáo viên Lịch sử trường THPT Chu Văn An, Hà Nội thừa nhận: “Học sinh ngại cách học thuộc lòng máy móc, giáo viên cũng không thích cách giảng dạy, nhồi nhét đơn vị kiến thức”.

Vì thế, hướng đề “mở” là giải pháp tốt để học sinh có thể sáng tạo và chủ động trình bày vốn kiến thức, hiểu biết của mình trên thao tác tư duy, chứ không chỉ học thuộc máy móc và "tái hiện lại" đơn vị kiến thức.

Thầy Dũng nhận định: “Đổi mới đề thi mở không thể ngày một, ngày hai mà phải đồng bộ từ chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, đến khâu kiểm tra đánh giá”.

Nhưng nhìn thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay, cả thầy và trò vẫn bị vướng vào vòng quanh quẩn: muốn đổi mới đề thi – khâu kiểm tra đánh giá thì phải đổi mới cách dạy và học, nếu đổi mới dạy và học mà vẫn giữ đề thi truyền thống thì học sinh làm khó có thể làm được bài.

Theo thầy Dũng, khởi điểm cho đề mở là cần đem đến “làn gió mới” cho không khí học tập. Đầu tiên là đổi mới phương pháp, gắn sự kiện trên sách vở với hệ thống tư liệu, dẫn chứng lịch sử sinh động, linh hoạt, cụ thể, được tái hiện qua kênh hình vẽ, sơ đồ, băng video tạo được biểu tượng giúp học sinh nhớ lâu. Đồng thời, đi thực tế điền dã công trình lịch sử, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, học sinh sẽ nắm bắt thực tế nhanh.

Học sinh được thoải mái vừa học, chơi, học trò tự chuẩn bị bài, và tự trình bày trước lớp về vấn đề đó. Còn thầy chỉ là người “cầm cân nảy mực”, là "trọng tài" cho cuộc tranh luận khoa học.

Cách thức kiểm tra kiến thức cũng đa dạng: Giải ô chữ, trò chơi truyền hình 3 dữ kiện (với dữ kiện khác nhau tương ứng điểm số khác nhau), trả lời nhanh, ngắn gọn nhất câu hỏi, trả lời trắc nghiệm đúng sai…


Tuy nhiên, thầy Lê Đình Cương - giáo viên Lịch sử trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) lại có quan điểm khác: “Đề mở chỉ nên là một dạng bài nằm trong đề thi tuyển sinh đại học cho các thí sinh”.

Một đề Lịch sử đánh giá học sinh toàn diện phải có sự kết hợp của 3 dạng bài: mở, trắc nghiệm, câu hỏi tự luận.

Với dạng đề tổng hợp này, đề mở có thể kiểm tra tư duy sáng tạo; bài trắc nghiệm rèn khả năng vắn tắt sự kiện; còn câu hỏi tự luận bộc lộ khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh về sự kiện lịch sử.

Tuy nhiên, một cái khó là trong sách giáo khoa và phân phối chương trình Lịch sử lớp 12 không có 1 tiết nào dành cho ôn luyện.

Để thí sinh có thể tự tin làm dạng bài với kỹ năng tổng hợp trên, thầy Cương đề xuất: “Nên có giờ thực hành cho học sinh Lịch sử, giới hạn bớt kiến thức trong chương trình, hạn chế sự kiện không quan trọng, tránh tình trạng thầy trò “nhoai ra” mà không học hết kiến thức nền”.

Tâm lý chung của thí sinh là đặt nặng kết quả thi cử. Bên cạnh đó, thầy cô chưa rèn cho học sinh cách tư duy, bản lĩnh để bảo vệ quan điểm của mình, nên một cách an toàn nhất là thí sinh chép lại những gì đã được học trong sách giáo khoa. Vì đáp án và biểu điểm sẽ không nằm ngoài sách giáo khoa.
Chữ ký của ChauTienLoc





Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' I_icon_minitimeSat Aug 22, 2009 10:07 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' Laodong1 Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' DHVgioi Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' Medal124 Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 36Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 40Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 102Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Re: Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở'

 
Địa lý: "Kín" sẽ an toàn hơn

Nguyễn Thị Thu Anh, giáo viên Địa lý trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội vừa chấm thi đại học môn Địa lý đánh giá: đổi mới của đề thi ĐH Địa lý năm nay là kiến thức rộng, bao quát toàn bộ chương trình, tránh tình trạng thí sinh học vẹt, học tủ.

Tuy nhiên, sự đổi mới này nằm trong quy chuẩn chung của đề thi đại học, chưa đạt đến mức đột phá, đồng thời, cũng khó áp dụng đề mở cho môn Địa lý vì “đặc trưng của môn Địa lý là thí sinh phải lượng hóa kiến thức một cách chính xác, chính vì thế, khó ra đề mở” – Cô Thu Anh nói.

Chứng minh cho quan điểm trên, cô Thu Anh đưa ra ví dụ là một câu hỏi mở: “Theo em, xu hướng biến đổi rừng của nước ta như thế nào?”

Có học sinh sẽ nói là rừng đang mất đi, có học sinh lại nói là diện tích rừng đang tăng lên. Nếu lượng hóa diện tích thì đúng là diện tích rừng đang tăng lên, nhưng theo những gì học sinh đang được, nghe, xem trên phương tiện thông tin đại chúng thì rừng đang bị tàn phá nặng nề.

Ở một khía cạnh khác nếu ra đề mở, sẽ có giáo viên chấp nhận lập luận của học sinh. Nhưng, cũng có giáo viên áp đặt cách suy nghĩ của mình, và đưa ra yêu cầu trong bài thi của thí sinh.

Về việc ra đề, thầy Đỗ Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông Alphet Nobel - khẳng định: môn Địa không thể ra đề mở được như môn Văn vì đây là môn khoa học đòi hỏi sự chính xác - 2 nhân 2 nhất định phải bằng 4.

"Ra đề trước nhất phải tính đến sự an toàn. Người ra đề giỏi là phải tiên lượng trước được điểm. HS làm bài thấp điểm quá cũng không được. Ví dụ, Cục Khảo thí có chiến lược, đề ra như thế nào để khoảng 80% cả nước đạt được điểm trên trung bình. Thậm chí, có người ra đề giỏi còn tính toán được bao nhiêu phần trăm điểm 7, 8, 9.

Ra đề Địa cũng có thể mang tính chất mới, nhưng mới ở đây chỉ là có sự phân hóa cao hơn, tốt hơn" - Thầy Đỗ Ngọc Tiến.

“Năm trước, tôi chấm thi đã có học sinh viết: Tây Nguyên nằm ở phía Bắc nước ta, giáp Đông Anh, Thanh Trì, Hà Nội” - cô Thu Anh

Cô Vũ Thị Thơ, giáo viên Địa lý trường THPT A Phủ Lý, Hà Nam thì cho rằng: “Đề thi Địa lý hay, không cứ phải là đề “mở”! Địa lý khác với môn khoa học xã hội khác là còn có chút hơi hướng của tự nhiên, vì đặc thù đó, ra đề “mở” môn Địa khó hơn môn xã hội khác”.

Đặc biệt, với các thí sinh ở vùng sâu vùng xa, ít có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin, điều kiện học tập không tốt bằng thành thị, thì ra theo hướng đề ”mở” là “đánh đố” các em.

Theo cô Thơ, một đề thi đại học hay là đề thí sinh nào cũng có thể làm được, nhưng em học tốt sẽ có “đất” để phát huy khả năng sáng tạo phân tích, tổng hợp.

Ở khía cạnh học tập và giảng dạy, các phương pháp được áp dụng hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được bài thi mở (nếu có).

Áp dụng tối đa công cụ, phương pháp trực quan sinh động là một cách hướng dần học sinh biết cách tư duy để giải quyết đề bài thi “mở”. Nhưng cách dạy và học hiện nay, vẫn là dạy “chay”, học “chay”, học sinh có nhầm lẫn “ngô nghê” và sai sót trầm trọng về kiến thức cơ bản.

Trong môn Địa lý, học sinh được học sử dụng Át–lát. Thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi thì được sử dụng Át–lát còn thì ĐH thì lại không. Về thực chất, kỳ thi đại học tìm ra học sinh giỏi, chứ không phải tìm “chú vẹt”, nếu học sinh sử dụng Át–lát trong kỳ thi Đại học sẽ không phải mất quá nhiều thời gian học thuộc lòng. Đồng thời, đề thi có thể yêu cầu phân tích, tổng hợp, so sánh ở mức độ cao hơn để chọn được các em giỏi.

Trong khi đó, từ phía người học và đi thi, "đến bây giờ chưa học sinh nào chuẩn bị tinh thần để trả lời câu hỏi mở” - Phạm Thị Hồng Nhung - cựu học sinh lớp Chất lượng cao D trường THPT Nguyễn Tất Thành - chia sẻ.

Nhung bày tỏ: “Em rất thích hướng đề thi có thể bày tỏ quan niệm cá nhân, chứ không học thuộc là viết ra như cái máy photo. Dù đi học thêm cũng chỉ đọc chép thêm nhiều kiến thức cho yên tâm về tâm lý, chứ không làm chủ được kiến thức mình ghi nhận được”.

Với tâm lý đề ra bám chặt kiến thức sách giáo khoa, các thầy cô chủ động tóm tắt và hệ thống kiến thức trong sách giáo khoa để học sinh đi thi không bị mất điểm. Tuy nhiên, đây là việc học sinh cấp 3 hoàn toàn có thể tự làm được.

Theo Nhung: “Chỉ khi nào các thầy cô dạy học sinh cách tư duy như thế nào để tìm ra vấn đề, thì chừng đó, học sinh mới đủ tự tin trình bày vấn đề theo quan điểm của mình về vấn đề “mở””.

* Lưu Vân - Thu Thủy
Nguồn: VietNamNet.vn
Chữ ký của ChauTienLoc





Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' I_icon_minitimeSun Aug 23, 2009 9:20 am

toiyeuVietNam
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH

Thành viên cấp 3

toiyeuVietNam

Thành viên cấp 3

http://vn.myblog.yahoo.com/trannguyenngocphuong
Họ & tên Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 140
Đến từ Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích Điểm thành tích : 302
Được cám ơn Được cám ơn : 113

Bài gửiTiêu đề: Re: Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở'

 
1.Mình nghĩ đề Sử và Địa không nhất thiết phải mở, bởi vì ngoài đặc thù của nó thì theo ý p hiện giờ,đề thi đại học có thể phân loại học sinh được.Một học sinh giỏi dù đề hay hoặc dở đều có cách để biến bài làm của họ trở nên độc đáo hơn.

Và trên thực tế là nếu mở hơn nữa, sẽ gây khó khăn khi chấm bởi một số vấn đề lịch sử hiện còn đang gây tranh cãi, và trình độ nhiều học sinh chưa chắc đã làm được những câu tạm được zxem là mở trong đề thi ĐH chứ đừng nói là mở hoàn toàn.

2.Còn yêu cầu không được đem Atlat vào phòng thi..(cái quy định này đã làm mình khổ sở mấy ngày liền vì làm bài thi học kì hay tốt nghiệp mình toàn nhìn từ atlat phân tích ra:: ).Nhưng phải thật tình mà nói đây là 1 quy định đúng. Bởi vì tuy chúng ta không cần những con vẹt, chúng ta cần học sinh biết phân tích, tổng hợp.Nhưng nếu 1 học sinh được xem là giỏi mà không thể tự trả lời được các đặc điểm của 1 khu vực địa lý đã được học , phải trông chờ vào atlat thì liệu học sinh đó có thực sự giỏi.

VD: có thể khi thi có atlat thí sinh đó được 8 điểm, nhưng sau đó người ta bất chợt hỏi thí sinh đó về 1 phần nào đó trong bvài học mà nhầm lúc trong tay thí sinh đó kh6ong có atlat..tính sao ta?? Và theo mình, với đáp án môn địa lý năm nay đã là khá mở rồi đấy, không phụ thuộc vào SGK nhiều đâu, những học sinh nào phân tích dựa trên thực tế mà đủ ý vẫn được điểm cao như thường.
Chữ ký của toiyeuVietNam





Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở' I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở'

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Đề thi Sử, Địa chưa sẵn sàng để 'mở'

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Câu chuyện giáo dục-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất