CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Quá trình nhận thức về nguồn gốc loài người

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Quá trình nhận thức về nguồn gốc loài người I_icon_minitimeSat Mar 20, 2010 11:49 am

nguyenductoan
Thể thao, Online, Nghe nhạc.

Thành viên cấp 2

nguyenductoan

Thành viên cấp 2

http://diendanlichsu.fairtopic.com
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Đức Toàn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Đến từ Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thể thao, Online, Nghe nhạc.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 122
Được cám ơn Được cám ơn : 40

Bài gửiTiêu đề: Quá trình nhận thức về nguồn gốc loài người

 
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Các vấn đề nguồn gốc loài người, nguồn gốc sự sống và nguồn gốc vũ trụ luôn là những mối quan tâm thường xuyên của nhân loại từ rất lâu đời. Việc giải thích những điều bí ẩn này phụ thuộc vào trình độ văn hóa, văn minh và sự hiểu biết của mỗi thời đại, mỗi dân tộc. Lúc đầu là các huyền thoại và quan điểm tôn giáo, tiếp đến là những giả thuyết của các nhà khoa học. Cuối cùng, sự phát triển của khoa học vơi nhiều thành tựu mới làm sáng tỏa hơn vấn đề mà nhân loại quan tâm: con người ra đời từ lúc nào, ở đâu và như thế nào?
Quá trình nhận thức nguồn gốc loài người là một vấn đề khoa học - khó khăn, không những vì thời điểm xuất phát con người cách xa hàng triệu năm, mà vì đó còn là một hiện tượng phức tạp phải có sự hợp tác nhiều khoa học mới giải quyết được. Và chỉ có đứng trên quan điểm khoa học liên ngành mới có phương hướng giải quyết đúng đắn.
I/ Thần thoại và tôn giáo
Từ xa xưa, có nhiều huyện thoại trữ tình về nguồn gốc con người như chuyện bà Nữ Oa (ở Trung Quốc) đã dùng bùn vàng nhặn ra con người và thổi vào đó sự sống; chuyện thần Hanuman (huyền thoại Ai Cập) đã dùng đất sét tạo thành con người trên bàn xoay đồ gốm rồi trao cho linh hồn và rất nhiều huyền thoại khác nữa.
Kinh thánh của đạo Thiên chúa trình bày về nguồn gốc các loài vật và con người một cách có hệ thống. Điển hình hơn cả là hình tượng Adam và Eva được biết đến rộng rãi trên Thế giới. Theo Kinh thánh:
 Ngày thứ năm: xuất hiện các động vật thủy sinh và chim
 Ngày thứ sáu: xuất hiện các động vật khác và con người.
Kinh thánh cũng cho rằng Đức Chúa trời đã dùng đất sét nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn của người đàn ông để tạo ra người đàn bà. Từ khi nghe theo lời dụ dỗ của rắn thần ăn trái cấm, biết tình yêu vợ chồng, họ đã bị đuổi khỏi vườn địa đàng và tạo ra thế giới loài người muôn hình muôn vẻ cho đến ngày nay.
Các huyền thoại và quan điểm tôn giáo, triết học rất nhiều nhưng đều chỉ dừng lại ở nhân tố siêu hình. Việc giải thích đúng thực tế khách quan phải có các dữ liệu khoa học.
II/ Những nhận thức khoa học:
Chính những người Cổ Hy Lạp đã nêu lên các quan điểm khoa học đầu tiên về nguồn gốc sự sống từ 6 thế kỉ Trước Công Nguyên. Sau đó, nhiều thuyết khác ra đời dựa vào các dữ kiện khoa học.
Có thể nói Linnê là người đầu tiên xếp con người vào hệ thống phân loại sinh giới. Vào năm 1758, trong lần xuất bản thứ hai cuốn “Systema Naturae” (Hệ thống tự nhiên), Linnê đã xếp người vào bộ Primates (bộ Linh trưởng), chung với khỉ vượn, các con vượn cáo, dơi và các con lười. Chính Linnê đã đặt tên Homo cho giống người gồm hai loài: Homo sapiens và Homo troglodytes.
Năm 1760, Carl Hoppius, một học trò của Linnê mô tả “loài người thứ ba”: Homo caudatus – người có đuôi. Điều này đã gây nên sự chấn động trong dư luận.
Thời này cho rằng con người còn nhiều bí ẩn chưa biết nên nhiều mô tả không đúng thực tế. Tuy nhiên, đối với Linnê chỉ một loài Homo sapiens là chủ yếu, có 4 chủng người khác nhau:
 Người Âu da trắng.
 Người Mỹ da đỏ.
 Người Á da vàng.
 Người Phi da đen.
Như vậy, đến cuối thế kỷ XVIII con người đã có vị trí trong hệ thống phân loại.
Tiếp đến các nhà khoa học đã nêu ra nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người, nhưng đáng chú ý là các quan điểm của Lamarck và Darwin. Sự ra đời tác phẩm “Nguồn gốc loài người bằng con đường chon lọc tự nhiên” của Darwin đã tạo nên bước ngoặt lịch sử trong tư duy của nhân loại. Darwin đã đưa ra quan điểm và chứng minh bằng thành tựu khoa học đương thời là, con người ra đời từ một giống vượn người. Quá trình chuyển vượn thành người, Darwin cho rằng do tác động của thay đổi khí hậu mà loài vượn đã phải thích nghi với cách kiếm ăn trong môi trường mới, di chuyển bằng hai chân... rồi dần dần thành người. Học thuyết tiến hóa của Darwin ra đời đã gây nên những cuộc tranh cải gay gắt. Nhiều người ủng hộ và không ít kẻ phản đối.
Thời Mác- Ăngghen, Ăngghen cho rằng: chính lao động là điều kiện cơ bản quyết định sự chuyển biến của con vượn thành con người ngay trong quá trình chuyển biến cơ thể. Đây là phát hiện lớn của Ăngghen.
Mọi người vẫn quen với giả thuyết sự tiến hóa từ vượn sang người một cách dần dần, bằng cách thích nghi của cơ thể với môi trường trong quá trình lao động. Về mặt sinh học, con người khác động vật là đi bằng hai chân, giải phóng đôi tay, phát trển đại não. Yếu tố then chốt tác động vào cơ thể vượn chuyển thành người là do chuyển sang ăn thịt trong điều kiện khí hậu xấu đi. Đó là những điều mà Đại bách khoa toàn thư Liên Xô (1956) đã thừa nhận. Về mặt niên đại, thường cho rằng con người xuất hiện chỉ khoảng 40 - 80 ngàn năm trước, ở Châu Á.
Nhưng đầu những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều phát hiện khoa học mới có liên quan tới nguồn gốc con người, trước hết là nguồn gốc sinh học và tự nhiên của con người (từ khảo cổ học, di truyền học, vật lý thiên văn...), làm chấn động thay đổi nhận thức truyền thống. Từ đó các giả thuyết khoa học về nguồn gốc con người lại xuất hiện.
Và hiện nay giả thuyết khoa học của trường phái Machusin là nổi bật và đáng tin cậy nhất. Giả thyết của Machusin "một giả thuyết độc đáo", mà nội dung chính của nó là: do ảnh hưởng lớn của bức xạ đã gây đột biến các gen làm cho con người xuất hiện, trước hết về mặt sinh học. Chính do sự xuất hiện cơ cấu sinh học mới (đi thẳng, vỏ đại não phát triển) đã bước chuyển sang lao động có hệ thống, mở đầu thật sự lịch sử của loài người. Cái nôi của loài người là ở Nam và Đông Phi. Lần đầu tiên con người xuất hiện cách đây không muộn hơn hơn 2 triệu năm (2.6 triệu năm trước). Đây là giả thuyết phong phú, tổng hợp được các tri thức khoa học trước đó và có nhiều căn cứ khoa học. Có thể coi đây là trường phái thứ ba, một đỉnh cao trong nhận thức loài người.
III/ Quan niệm hiện đại về nguồn gốc loài người.
Trong lịch sử khảo cổ học thì phát hiện của Liki ở Châu Phi là có tiếng vang lớn, lay động bác bỏ phần lớn những điều đã quen thuộc. đó là những phát hiện của cha con Liki vào những năm 60, đặc biệt là năm 1972, Liki tìm ra được các công cụ bằng đá và cái sọ người nguyên vẹn có tuổi 2,6 triệu năm (Côbipôda). Như thế có nghĩa là con người đầu tiên xuất hiện ở Châu Phi hơn 2 triệu năm trước, chứ không phải là 800 ngàn năm trước.
Tiếp theo các phát hiện ở Sada, một bộ xương người toàn vẹn có tuổi 3,5 triệu năm trước. Phát hiện dấu chân có dạng người đi thẳng ở Lêônlôn, có tuổi ba triệu năm và những công cụ bằng đá có tuổi là 2,1 - 1,9 triệu năm. Phát hiện ở Êtiôpi, những công cụ bằng đá có gần ba triệu năm, và tổ tiên mới của con người có tuổi gần 4 triệu năm. Lại có dạng người xưa hơn (không gắn với công cụ lao động) là 5,5 triệu năm, có di cốt là 9 triệu năm, thậm chí có dạng người có tuổi lâu hơn nữa (14-24 triệu năm) như dòng Ostralopitec (do Raymond Dart phát hiện năm 1924 ở Châu Phi) .
Điểm mới mẻ ở những phát hiện này chủ yếu không phải là biết con người tồn tại có tuổi 2 - 3 triệu năm mà điểm mới chính là trước khi xuất hiện con người thì trước đó, con người về hình dạng, tức về mặt sinh học, đã xuất hiện sớm hơn con người về mặt xã hội hàng triệu năm (cụ thể 1,5 - 2 triệu năm). Như thế, hình dạng người đi thẳng, não lớn rõ ràng không phải do quá trình lao động quyết định (như cách hiểu trước đây).
Qua xác định thực tế về mặt môi trường địa lý thì những biến đổi quan trọng nhất (như khí hậu...) lại không trùng với thời điểm con người tách ra từ loài vượn (muộn hơn mấy triệu năm và lúc đó không một con vượn nào thành người). Và D.Hudôn cũng đã phát hiện ra rằng sự thay đổi lớn về khí hậu, băng hà, hay do chuyển sang ăn thịt, không hề thay đổi được dạng sinh vật vượn sang dạng sinh vật người. Vậy cái gì tạo ra bước chuyển biến đó? Khoa học khảo cổ đã xác định rằng: có một loài vật, khởi đầu chia làm hai nhóm, một là tổ tiên con người, người vượn và họ người (người hóa thạch và người hiện đại), hai là, vượn Gorila, hắc tinh tinh... như thế, con người có ba con với hắc tinh tinh (cả hai cùng một gốc sinh ra, nhưng không phải con người ra đời từ hắc tinh tinh hay vượn Gorila (số này hiện nay còn sống). Còn tổ tiên con người thì bị diệt chủng, mất tung tích, chỉ có loài người là tồn tại được.
Người ta cũng đã xác định rằng tổ tiên trực tiếp của con người là Ostralopitec, và cũng là người sơ khai. Thời gian tồn tại của Ostralopitec là 5,5 - 1 triệu năm. Khoảng 2,2 triệu năm trước đây, một bộ phận của dòng Ostralopitec chuyển sang lao động có hệ thống (khởi đầu lịch sử loài người số còn lại sau đó bị diệt chủng cách đây 1 triệu năm). Sự tiến hóa của con người về mặt xã hội bao gồm các bước người sơ khai (người khéo léo, người đi thẳng...) và người hiện đại xuất hiện cách đây 40 ngàn năm.
Như thế giữa tổ tiên con người - dòng Ostralopitec (người vượn) và người sơ khai chỉ có khác nhau là lao động, vì về mặt sinh học, tổ tiên con người cũng giống người sơ khai - xuất hiện rất sớm. Không ít hơn 1,5 - 2 triệu năm, trước khi chuyển sang lao động có hệ thống .
Thế nhưng nhà nghiên cứu trẻ tuổi Gudon và một số người khác cũng đã phát hiện qua quan sát hắc tinh tinh sống trong tự nhiện và trong hoàn cảnh thí nghiệm, rằng: hắc tinh tinh cũng biết lao động, chế tạo công cụ đơn giản (song mang tính chất ngẫu nhiên, không hệ thống và các công cụ chỉ bằng cành cây, chứ không chế tạo được công cụ bằng đá, công cụ trung gian. Song cái ngẫu nhiên nào cũng có cái tất nhiên trong đó và cái tất nhiên xuyên qua cái ngẫu nhiên mà bộc lộ ra.). Hắc tinh tinh cũng ăn thịt, biết chữa vết thương, xây chỗ ở, cũng có quan hệ "giao tiếp", cũng biết phân tích tổng hợp, học được 350 cử chỉ tượng trưng của người, cũng biết sử dụng ngôn ngữ nguyên thuỷ (hành động, cử chỉ), và trong giao tiếp cũng hiểu được nguyện vọng của nhau, hiểu được ý người, cách tổ chức sống theo quần xã với quan hệ tập tính... chặt chẽ, thứ bậc (do tuổi cao, do khôn hơn... mà đứng đầu quần xã). Trong hoàn cảnh giống nhau chúng cũng có những phản ứng giống nhau. Đó là những tập tính mà trong cuộc sống đã tạo ra "cấu trúc quần xã" của chúng. Những tập tính và cấu trúc này cũng gần với bậc thang tiến hóa đầu tiên của tổ tiên loài người. Nhưng dù sao chăng nữa, những tập tính và cấu trúc như vậy của hắc tinh tinh lại không thể chuyển lên thành tập tính của con người, thành cấu trúc xã hội loài người được. Và thực tế cũng không diễn ra.
Người ta đã so sánh người và hắc tinh tinh thì máu hai loại này không có gì khác nhau đáng kể. Song chúng khác nhau ở bên ngoài, ở người não lớn hơn, đi bằng hai chân tất yếu (chứ không phải ngẫu nhiên), mặt người thanh, hàm nhỏ, không có răng nanh, thể lực kém hơn, còn về cấu tạo di chuyển (cấu trúc gen) thì ở người có 46 nhiễm sắc thể còn vượn bậc cao là 48 (vượn bậc thấp là 54 - 78) và khác cả cách cấu tạo phân tử AND. Theo lý thuyết di truyền, thì chính các gen quy định các đặc điểm và đặc tính cơ thể. Rõ ràng bí quyết sinh học ở con người là 46 nhiễm sắc thể với những cấu tạo độc đáo của nó. Căn cứ vào số lượng nhiễm sắc thể, ta thấy rằng có nhiều lần đột biết gen từ loài vượn lên loài người (từ 78 - 54 - 48 - 46). Như thế, về mặt sinh học, không phải tiến hóa dần dần mà do đột biến gen. Song không phải khí hậu, hay ăn thịt, và cũng không phải do lao động mà gây ra đột biến gen, tức là tạo ra biến đổi hình dạng cấu trúc sinh học, tạo ra dạng sinh học người và tách tổ tiên người ra khỏi động vật, như trước kia quan niệm.
Ngày nay khoa di truyền học phóng xạ đã trả lời câu hỏi đó. Cụ thể, từ những năm 60 thế kỷ XX, sau khi phát hiện ra hiện tượng phóng xạ và sau vụ Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố ở Nhật, các nghiên cứu khoa học cho hay là, các hiện tượng bức xạ ion hóa... là điều kiện chủ yếu làm đột biến gen có thể làm cho nhiễm sắc thể giảm bằng cách kết dính một thể nhiễm sắc (cũng có thí nghiệm xác minh và qua thực tế tiến hóa các loài).
Như thế, phải có một lượng bức xạ nhất định tác động vào cơ thể loài vượn người như thế nào đó, tạo ra một đột biến nhiễm sắc thể, sao cho còn 46 nhiễm sắc thể và có cấu tạo về đại thể như của con người hiện nay, xuất hiện con người về mặt sinh học. một cơ cấu di truyền mới như thế là nguồn gốc sinh học của con người, nguồn gốc từ đó dẫn đến con người xã hội tương lai. Nhưng để cho con người xã hội thật sự ra đời thì phải qua lao động có hệ thống. Nhưng vì đâu mà con người phải có lao động để thành con người. Rõ ràng sự xuất hiện một thể sinh học mới (đi thẳng hai chân sau, tay có khả năng cầm nắm, não lớn, không có răng nanh, không có lông, thể lực yếu...), theo Machusin, là tất yếu phải chuyển sang lao động có hệ thống và sống thành xã hội, nếu không sẽ không thê tồn tại được.
Chỉ thông qua lao động, chế tạo công cụ thì mới hình thành nên ý thức con người và quan hệ người, tạo thành xã hội loài người. Lao động là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu, tạo nên con người xã hội, là qui luật cơ bản hình thành nên con người thật sự và xã hội loài người. Khoa học ngày nay càng chứng minh và làm sâu sắc phát hiện ấy của Ăngghen.
IV/ Mấy phân tích triết học về nguồn gốc loài người
Rõ ràng để giải quyết vấn đề nguồn gốc con người một cách khoa học, không chỉ dựa vào thành tựu khoa học hiện đại, mà còn phải sử dụng phương pháp biện chứng Mác xít để phát hiện các logic thật sự của quá trình tiến hóa từ loài vật sang loài người. Có như thế, mới bác bỏ được những nhận thức không đúng, cả về mặt khoa học cụ thể, cả về mặt triết học.
Có ba vấn đề nổi bật:
1. Quan hệ giữa cái môi trường tự nhiên phóng xạ và cái sinh học trong quá trình tiến hóa con người (nguồn gốc sinh học).
2. Quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội (nguồn gốc xã hội).
3. Quan hệ giữa tiệm tiến và nhảy vọt, đột bến trong quá trình xuất hiện con người và loài người.
Như chúng ta đã biết là trước con người lao động đã xuất hiện dạng con người sinh học từ 1,5-2 triệu năm. Và cũng biết rằng, cái thời điểm xuất hiện tổ tiên con người và con người không trùng hợp với sự thay đổi lớn về khí hậu trên Trái Đất. Đồng thời, khoa học di truyền vạch ra cơ chế quyết định sự bến đổi các loài, sư đột biến gen, sự thay đổi nhiễm sắc thể, chủ yếu do các hiện tượng bức xạ gây ra. Khoa học di truyền khẳng định là lao động không thể tạo ra sự thay đổi trong bản chất các yếu tố sinh học, không được ghi lại trong gen để di truyền... rồi lại phát hiện được vùng có người hóa thạch ở Nam - Đông Phi có môi trường bức xạ lớn. Sức tác động mức xạ của mặt trời ở các thời điểm quả đất đổi cực địa từ, lại trùng hợp về mặt thời điểm trong sự biến đổi của tổ tiên con người và loài người...
Những điều kể trên khẳng định rằng, sự xuất hiện con người về mặt sinh học không phải là sự thích nghi dần dần với môi trường bên ngoài, hoặc do lao động, hoặc do ăn thịt, mà do tác động bức xạ tạo ra đột biến thể nhiễm sắc là hoàn toàn khoa học. Môi trường bức xạ cao xảy ra nhanh chóng, gây nên sự thay đổi bên trong của cơ cấu sinh học, và chính cái đó mới quy định tính chất và hình dạng bên ngoài của cơ thể. Những tác động mà không gây ra được sự đột biến như vậy thì không có loài mới. Cơ thể vượn người là cơ sở, có khả năng thành cơ thể người. Song ở một thời điểm nào đó, có những tác nhân bên ngoài (trong trường hợp này là bức xạ nguyên tử) đã có vai trò quyết định làm thay đổi loài này sang loài khác.
Rõ ràng đã có sự thay đổi trong cơ cấu sinh học phải do yếu tố tự nhiên quyết định là chính, chứ không phải yếu tố xã hội.
Sự xuất hiện một thể sinh học mới (não lớn, đi thẳng, và các thay đổi khác) cụ thể ở đây là thể sinh học người như thế mới hợp quy luật.
Quan điểm cho rằng, sự tiến hóa về não người từ 800cm3-1000cm3 - 1200cm3 - 1300cm3, là do quy luật suy nghĩ hay lao động là không đúng, mà thực ra là phải do thay đổi cấu trúc di truyền mang lại. Không có bằng chứng để nói rằng, do lao động trí óc hay chân tay nhiều thì óc - đại não phát triển.
Vai trò của lao động đối với cái sinh học, cái tự nhiên của con người.
Trước hết, khẳng định rằng lao động và hoạt động xã hội không quyết định các di truyền sinh học người, mà chủ yếu là quyết định và tạo ra tính người, tạo ra bản chất xã hội của con người, tạc vào cái cơ thể tự nhiên của con người, cái bản tính xã hội đó. Và trên một mực độ nhất định, làm cho sự phát triển sinh học ấy được hoàn thiện, phát triển trên cái vốn có của nó. Ví dụ, lao động làm cho con người nhanh nhẹn, cơ bắp nổi lên, bàn tay mềm dẻo hơn, con mắc phân biệt được màu sắc, đường nét tốt hơn, các giác quan phát triển hơn, theo định hường xã hội. Không thể nó rằng con người xã hội là do đột biến sinh học mà có (tức là thuần tuý thay đổi về sinh học). Ở đây không đơn thuần là tăng lên các tập tính động vật, mà là sự đột biến về chất, khác về chất, qua một tác nhân khác. Sự thay đổi sinh học đã là cơ sở tự nhiên cho tiến hóa xã hội như chính bản thân giới tự nhiên vậy.
Ý thức xuất hiện do là yếu tố xã hội, do lao động và các yếu tố xã hội khác quyết định. Song sự xuất hiện bộ óc người có đại não lớn với ít nhất là 15 tỷ tế bào thần kinh là cơ sở sinh học cho sự xuất hiện ý thức, như một nguồn gốc của nó.
Thực ra sự khôn ngoan của một số động vật bậc cao là tiến ý thức của con người. Cơ chế sinh học người trong bộ não đã tạo ra hình thức phản ánh, xử lý thông tin nhất định. Song sự hoạt động xử lý thông tin, sự phản ánh tiền ý thức đã có bước nhảy vọt sang trình độ khác hoàn toàn về chất. Đó là do có hoạt động chế tạo công cụ có hệ thống cùng với sự xuất hiện ngôn ngữ trừu tượng, hệ thống tín hiệu thứ hai. Và cũng nhờ lao động mà ý thức con người có thể nắm được quy luật của thế giới vật chất, điều mà ngay hắc tinh tinh khôn ngoan cũng không bao giờ có được.
Trong thực tế, hắc tinh tinh không phải là tổ tiên của con người mà chỉ là bà con một nhánh song song nhưng từ tập tính và cơ cấu quần xã hắc tinh tinh cũng có thể đoán được cơ cấu quần xã và tập tính của tổ tiên con người. Do đó, có thể nói rằng, tập tính cơ cấu quần xã của tổ tiên con người (dòng Ostralopitec) là một nguồn gốc tự nhiên của con người và loài người. Nguồn gốc thứ hai là nguồn gốc cơ cấu sinh học di truyền đột biến, nguồn gốc này có ý nghĩa trực tiếp và quyết định. Song nguồn gốc xã hội tức là lao động có hệ thống của con người mới quyết định sự xuất hiện con người thật sự.
Sự phát triển tất yếu tự nhiên ấy là có quy luật, là cầu nối từ cái tự nhiên đến cái xã hội. Rõ ràng cơ cấu sinh học người và nhu cầu tồn tại của cơ thể đó là nhân tố làm xuất hiện lao động có hệ thống, có mục đích, chuyển từ lao động giản đơn, tự phát của động vật bậc cao lên lao động loài người. Đó là quan niệm hệ nhân - quả nội tại của sự phát triển.
Quá trình tiến hóa từ động vật bậc cao lên loài người rất biện chứng, không những theo ý nghĩa như đã trình bày ở trên mà còn theo ý nghĩa: đồng thời với những tiệm tiến, có những đột biến sinh ra loài mới, giống mới, có sự đứt đoạn trãi qua các bước trung gian, vừa mang tính tất yếu vừa có tính ngẫu nhiên.
Quá trình tiến hóa đó có lược đồ sau đây:
Từ một loài vượn (tổ tiên động vật của con người) sinh ra (do dột bến nhiễm sắc thể) hai nhánh: 1) tổ tiên con người, người vượn Grolia; và 2) hắc tinh tinh... nghĩa là, vẫn là loài vật. Trong nhánh thứ nhất, từ tổ tiên trực tiếp (Ostralopitec) của con người một số thành con người và còn lại là người vượn. Người vượn dần dần bị diệt chủng, chỉ có con người là tồn tại.
Trong loài người cũng có nhiều loại và nhiều nấc: ví dụ, đầu tiên là người khéo léo (người thực thụ đầu tiên), rồi người đi thẳng nêandectan, đến người hiện đại. Nhưng rồi người sơ khai cũng được thay bằng người hiện đại (cách đây 40 ngàn năm), ở đây cũng có những biến nhất định.
Tổ tiên con người Ostralopitec - là những cá thể người như chúng ta vậy. Song chỉ có một số trong họ là thành người thực thụ (người sơ khai), còn lại chưa phải là người. Họ cũng như tổ tiên con người xuất hiện đầu tiên ở Châu Phi, sau đó di cư sang các vùng khác của thế giới (theo Machusin).
Nhận thức về nguồn gốc loài người cũng không dừng lại ở đây, có thể có niên đại mới và giải thích rõ thêm. Song những tính quy luật làm xuất hiện loài người đã được phát hiện về đại thể.
Nhưng tác phẩm "Nguồn gốc loài người" của Machusin đã mang đến một thông tin mới, hiện đại và phong phú, gợi ra nhiều suy nghĩ về nguồn gốc loài người và sự tiến hóa của loài người. Tất nhiên, trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ mà khoa học sẽ còn tiếp tục phát hiện thêm những cứ liệu mới. Mỗi lần chúng ta hiểu rõ thêm nguồn gốc tiến hóa của loài người, là mỗi lần có thêm điều kiện để hiểu bản chất và động lực hoạt động, phát triển của con người.
V/ Con người sẽ tiếp tục tiến hóa?
Nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ sinh học, hiện nay người ta bắt đầu nói về các “siêu nhân” trong thế kỉ tới. Điều này chưa biết có xảy ra hay không, nhưng nó có đầy đủ cơ sở khoa học. Trong lịch sử tiến hóa của loài người, từ 200.000 năm trở lại đây con người về mặt sinh học hầu như không có biến đổi lớn. Tuy nhiên quyền lực trí tuệ của loài người hiện nay có khả năng tạo nên những biến đổi vượt giới hạn tiến hóa tự nhiên, kể cả những biến đổi sinh học của con người. Ba xu hướng sau đây đang và sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới, những điều được coi là “rất đáng sợ” trong tiến trình phát triển của công nghệ sinh học:
- Đưa các gen của người vào các sinh vật khác: con người đưa các gen của mình vào các sinh vật khác để chúng có thể phục vụ đắc lực hơn cho mình. Đó là các virus, vi khuẩn, nắm men, dê, heo, dò,… mang các gen tạo protein người để làm dược phẩm hoặc cơ quan thay thế.
- Sinh vật hóa con người: con người có thể mang gen của các virus, vi trùng gây bệnh để suốt đời khỏi bị các bệnh do chúng gây nên hay người có tim hỏng có thể được thay bằng tim heo,… Con người tương lai có hệ miễn dịch của các loài gián? Đây là lời kết cảu bài báo (1995) về phát hiện về hệ miễn nhiễm của con gián tinh vi và nhạy hơn con người.
- Máy móc hóa con người: xu hướng này bước đầu thể hiện ở chổ hiện nay bên người kè kè máy điện thoại di động, đi xe gắn máy cũng có thể đàm thoại với ai đó từ xa. Xu hướng này cho phép ta tưởng tượng ra rằng một lúc nào đó, có thể sẽ là con người có máy điện toán nhỏ gắn với não như có “sừng điện toán” chăng? Sự tiến hóa của loài người sẽ chuyển sang giai đoạn mới: máy móc sẽ trở thành một bộ phận gắn chặt với cơ thể của con người.
Vài điều vừa nên trên cho thấy rằng trong tương lai nào đó sẽ có sự can thiệp trực tiếp vào bộ máy di truyền để cải thiện cơ thể sinh học của con người. Có thể xuất hiện một chủng loại người mới có nhiều ưu việt hơn con người sản phẩm của thiên nhiên. Đó là những con người tiến hóa của trí tuệ.
Chữ ký của nguyenductoan




 

Quá trình nhận thức về nguồn gốc loài người

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới cổ đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất