- Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành miếng mồi cho bọn đế quốc phân chia, xâu xé. - Để xâm chiếm Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, dòi tự do buôn bán thuốc phiện – món hàng mang lại lợi nhuận cho bọn tư sản. - Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt cháy thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thuốc phiện bắt đầu từ tháng 6/1840 và kết thúc vào tháng 8/1842. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh. - Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm tỉnh Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ song Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng phía Đông Bắc…
Wed Jun 25, 2008 9:18 am
Đá bóng, game AOE
Thành viên cấp 2
DoQuangHop
Họ & tên : Đỗ Quang Hợp
Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi : 59
Đến từ : Thái Nguyên
Sở trường/ Sở thích : Đá bóng, game AOE
Điểm thành tích : 5
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: TRUNG QUỐC
Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
* Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc:
+ Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn. + Bùng nổ ngày 1/1/1851 ở Kim Điền – Quảng Tây, sau đó lan ra khắp các địa phương trong cả nước. + Đây là một phong trào nhân dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. - Kết quả: + Kéo dài suốt 14 năm (1851 đến 1864), đã xây dựng được một chính quyền ở Thiên Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ. + Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách ruộng đất bình quân, chính sách xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng được đặt ra.
* Cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất (1898):
- Lãnh đạo là hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự. - Phong trào hoạt động chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng mà không đi sâu và quần chúng nhân dân lao động, không dựa và lực lượng nhân dân. - Cuộc vận động Duy tân đã nhanh chóng thất bại khi nó vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến, do Từ hi Thái hậu cầm đầu.
* Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn:
- Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. - Liên quân 8 nước (Anh, Nhật, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo-Hung, Italia) tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào, cuối cùng bị thất bại. - Nguyên nhân thất bại: thiếu sự lãnh đạo, thiếu vũ khí. Nhà Mãn Thanh lại một lấn nữa đầu hàng đế quốc, kí Hiệp ước Tân Sửu (1901). Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải đế cho các nước đế quốc đóng quân ở Bắc Kinh. Với Hiệp ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Wed Jun 25, 2008 9:21 am
Đá bóng, game AOE
Thành viên cấp 2
DoQuangHop
Họ & tên : Đỗ Quang Hợp
Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi : 59
Đến từ : Thái Nguyên
Sở trường/ Sở thích : Đá bóng, game AOE
Điểm thành tích : 5
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: TRUNG QUỐC
Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi (1911)
- Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của Tôn Trung Sơn.
+ Sinh năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nông dân. + Năm 13 tuổi ông đến học ở Hô-lu-lô-lô (Ha-oai). Sau đó ông tiếp tục học ở Hương Cảng, rồi học y khoa ở Quảng Châu. + Đi nhiều nước trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu-Mĩ một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ dân tộc ngày càng nghiêm trọng, ông nhìn thấy rõ sự thối lát của chính quyền Mãn Thanh, sớm nảy nở tư tưởng cách mạng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới. + Đầu năm 1905, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, thống nhất lực lượng thành một chính đảng. Tháng 8/1905, Trung Quốc đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản ra đời. + Cương lĩnh chính trị Đồng Minh hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
- Cách mạng Tân Hợi:
+ Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện nàu gây nên một làn song căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, trở thành ngòi pháo mở đầu cho cách mạng. + Ngày 29/11/1911, Quốc dân đại hội họp ở Bắc Kinh, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời. + Trước thắng lợi ban đầu của cách mạng, một số phần tử lãnh đạo Đồng minh hội đã hoảng sợ, tìm cách hạn chế sự phát triển của phong trào, thương lượng với triều đình Mãn Thanh. Kết quả là vua Thanh thoái vị nhưng Viên Thế Khải - một đại thần của triều đình Mãn Thanh lên làm Tổng thống. Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức (tháng 2/1913). Trên thực tế cách mạng đến đây là chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên lắm quyền.
+ Ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi: lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Có ảnh hưởng nhất định đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. + Hạn chế: Cách mạng Tân Hợi đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết những vấn đề về ruộng đất cho nhân dân.
Sun Jun 21, 2009 10:46 pm
ăn và đi mua sắm
Thành viên cấp 2
meocon_doibungroi_1249
Họ & tên : Bùi Quỳnh Nga
Ngày tham gia : 17/06/2009
Tổng số bài gửi : 59
Đến từ : Cao Bằng
Sở trường/ Sở thích : ăn và đi mua sắm
Điểm thành tích : 119
Được cám ơn : 16
Tiêu đề: Re: TRUNG QUỐC
yếu tố đưa cm dtdc TQ đến thắng lợi: *cáchmạng dân chủ dân tộc TQ thắng lợi:Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc,cục diện cách mạng TQ do ĐCSTQ lãnh đạo có nhiêù biến động quan trọng.Đảng CSTQ có đầy đủ những điều kiện khách quan,chủ quan thuận lợi để đưa cmdtdc đến thắng lợi. - chủ quan: Là sự lớn mạnh của lực lượng cm TQ:Khu giải phóng mở rộng chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số.Lực lượng vũ trang lớn mạnh:Quân chủ lực 120 vạn,dân quân là200 vạn.Vùng giải phóng có 19 khu căn cứ.Một yếu tố rất quan trọng là sự thức tỉnh và đoàn kết của nd TQ,niềm tin của nd vào sự lãnh đạo của ĐCS. - Khách quan:SỰ giúp đỡ to lớn của LX,LX chuyển giao vùng đông bắc TQ là cũng có vị trí chiến lược quan trọng và toàn bộ vũ khí tước được cho ĐCSTQ.Những tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới với cm TQ ( cm VN,Ấn Độ,Inđônêxia) * khó khăn: -tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động nội chiến nhằm tiêu diệt ĐCS và cm TQ -Sự giúp đỡ của Mĩ với Tưởng Giới thạch .Trong khoảng 2 năm Mĩ đã viện trợ cho Tưởng4 tỉ 430 triệu đô trong đó đại bộ phận là viện trợ quân sự.:trang bị,huấn luyện trên 50 vạn quân Tưởng,giúp đỡ vận chuyển quân đội Tưởng đến bao vây khu giải phóng .Cho 10 vạn quân Mĩ đổ bộ vào TQ và hạm đội Mĩ tiến vào cửa biển Sơn Đông. 20/7/1946 Tưởng huy động toàn bộ quân đội chính quy tấn công vào các vùng giải phóng do ĐCS lãnh đạo ( có diễn biến nữa nhưng do lười đánh máy quá :D )