* So sánh
phong trào Cần Vương (1885-1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các
mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức
đấu tranh.1. Vào cuối thế kỉ XIX, bên cạnh phong trào Cần
Vương (1885 - 1896) còn có các phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương, nổi
bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
2. Mục tiêu của phong
trào Cần Vương là đấu tranh chống Pháp và tay sai để giải phóng dân tộc, khôi
phục lại chế độ phong kiến độc lập. Mục tiêu trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên
Thế là đấu tranh chống Pháp và tay sai bảo vệ cuộc sống của nhân dân địa
phương, góp phần vào cuộc đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc.
3. Lực lượng lãnh đạo
phong trào Cần Vương chủ yếu là các văn thân, sĩ phu (...). Bên cạnh đó còn có
một số thủ lĩnh nông dân (...) Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chủ yếu là
nông dân (...)
4. Quy mô phong trào:
Phong trào Cần Vương diễn ra rộng khắp Trung Kỳ, Bắc Kỳ từ 1885 – 1888, đến
giai đoạn 1888- 1896 thì qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê. Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra chủ yếu ở Yên
Thế. Nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc
Yên, Thái Nguyên....
5. Phương thức đấu
tranh: cả hai phong trào đều tiến hành bằng phương thức đấu tranh vũ trang. Các
lãnh tụ của phong trào đều dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ địa,
tiến hành các chiến thuật phục kích, tập kích... để tiêu diệt địch. Cuộc khởi nghĩa
Yên Thế còn sử dụng phương thức giảng hòa; phối hợp hoạt động với các sĩ phu
yêu nước tiến bộ trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu
thế kỷ XX.
6. Tuy có điểm giống
nhau và khác nhau nhưng phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là biểu
hiện cụ thể, sinh động tinh thần quật khởi bất khuất của nhân dân ta, đánh dấu
một mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu.
3. Phong trào Dân tộc
dân chủ đầu thế kỷ XX* Những điều kiện lịch sử dẫn đến
sự hình thành trào lưu Dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam đầu XX ? + Sự chuyển biến của KT – CT – XH VN đầu thế kỷ XX :- Những thay đổi về chính
trị (chính phủ 5 xứ Đông dương,Quân đội thuộc địa,Tòa án Nam . . )
- Những thay đổi về kinh
tế - văn hóa (thực hiện khai thác tài nguyên,phát triển giáo dục, văn hóa Pháp
. . ) đã làm cho cơ cấu xã hội VN thay đổi (gc công nhân hình thành, tầng lớp thương
nhân,Tiểu tư sản thành thị ra đời . .)
- Đặc biệt là sự chuyển biến về nhận thức tư
tưởng chính trị trong giới Sĩ phu Nho học
+ Những ảnh hưởng bên ngoài tác
động vào : -
Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của Lương Khải Siêu – Khang Hữu
Vi ở TQ
- Những tư tưởng cách mạng Pháp qua các tác
phẩm của Montesquieur, Russeau . .
- Cách mạng Tân Hợi bùng nổ năm 1911 đã giúp
sĩ phu VN chuyển qua tư tưởng Cộng Hòa . .
- Sau 30 năm cuộc Duy Tân Minh Trị : Nhật Bản trở thành nước TBCN cường thịnh
,Chiến thắng của Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật 1905 đã làm các sĩ phu VN bái
phục, muốn cải cách, Duy tân theo gương Nhật Bản .
* Sự ra đời của trào lưu Dân tộc
chủ nghĩa :Đầu
thế kỷ XX xuất hiện khuynh hướng chính trị mới : Trào lưu Dân tộc chủ nghĩa , kế
tục phong trào Cần Vương nhưng mang nét mới :
- Lãnh đạo: sĩ phu yêu nước,tiến bộ (tiêu biểu
là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh)
- Tư tưởng không còn “Trung Quân Ái Quốc” mà
chuyển sang ý thức về chủ nghĩa Quốc gia – Dân tộc vì lợi ích của đồng bào.
- Ý thức về Dân sinh – Dân chủ – Dân quyền,
không còn tin vào Quân chủ chuyên chế như trước
- Phương pháp đấu tranh không hạn chế trong
khởi nghĩa vũ trang mà kết hợp các biện pháp chính trị – ngọai giao, tiến hành
cải cách .
*
Những chủ trương chính trị lớn của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. *
Phan Bội Châu: (1867 -1940),lãnh tụ nổi bật của trào lưu dân tộc
chủ nghĩa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông là một sĩ phu sớm có lòng yêu nước (vắn
tắt tiểu sử).
- Chủ trương vận động
quần chúng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (chủ yếu là Nhật
Bản). - Tổ chức bạo động để đánh đuổi
thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nên chế độ chính trị dựa vào dân
- Ông đã lập Hội Duy Tân (1904), sang
Nhật mưu cầu ngoại viện (1905), tổ chức phong trào Đông Du chống Pháp (1905 – 1908) .
- Sau CM Tân Hợi ông lưu
lạc ở Trung Quốc, lập ra tổ chức VN Quang Phục hội (1912), chuẩn bị đưa quân về
nước khởi nghĩa, nhưng cũng không tránh
khỏi thất bại.
*
Phan Châu Trinh: (1872 – 1926),một sĩ phu ở Quảng Nam, giương cao ngọn cờ dân chủ cải cách xã hội (vắn tắt
tiểu sử).
- Từng bôn ba ở nhiều
nước, sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền:
viết thư gởi toàn quyền Đông Dương tố cáo chế độ thuộc địa , diễn thuyết hô hào
Duy Tân cải cách, mở trường học…
- Vạch trần chế độ vua
quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị ở thuộc địa.
- Tư tưởng dân chủ của
Phan Châu Trinh thể hiện một tinh thần
yêu nước sâu sắc , nhưng chủ trương dùng cải cách để cứu nước của ông có phần
không hợp thời thế.
* Hãy cho
biết những nét chính về điểm giống và khác nhau của hai khuynh hướng cách mạng
Việt Nam đầu thế kỉ XX, ý nghĩa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.- Những điểm giống nhau:
+ Cả hai khuynh hướng cách mạng đều xuất phát
từ tấm lòng vì dân vì nước,vì nước mạnh dân cường.
+ Cả hai khuynh hướng
đều muốn nước nhà có độc lập thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
+ Cả hai đều có ý muốn
cải tổ, duy tân canh tân đổi mới đất nước trên tất cả các phương diện.
- Những điểm khác nhau:
+ Một bên chủ trương
đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một thể chế chính trị
mới ở Việt Nam.
+ Một bên chủ trương
đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến đang ngày càng thối nát,coi đây là điều kiện
cần thiết để tiến tới nền độc lập.
+ Một bên chủ trương sử
dụng phương pháp bạo lực cách mạng để thực hiện mục tiêu của mình…
+ Một bên là cải cách,
ca ngợi thể chế dân chủ, đả phá chuyên chế, vận động học theo cái mới, làm theo
cái mới,hô hào chấn hưng thực nghiệp.
+ Một bên chủ trương dựa
vào sự giúp sức củ đế quốc Nhật Bản để
xây dựng lực lượng quân sự là bạo động ,một bên chủ trương dựa vào Pháp để yêu
cầu cải cách xã hội tiến tới xây dựng dân quyền.
Ä Ý Nghĩa:
- Phong trào yêu nước
đầu thế kỉ XX là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc vì
độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc
địa.
- Ngoài yếu tố yêu nước
phong trào đã có thêm những yếu tố cách mạng (việc từ bỏ thể chế quân chủ, xây
dựng thể chế dân chủ sơ khai, đoạn tuyệt cái cũ, cái lạc hậu…)
- Phong trào đã đề xướng
những chủ trươg cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong
kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải
biến xã hội hoà nhập với trào lưu
mới.(0.25đ)
- Phong trào đã dấy lây
một cuộc vân động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức
tỉnh dân tộc đã tao ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.
- Phong trào đã đạt được
những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động,quy mô…đạt cơ sở cho
việc tập hợp lực lương,đoàn kết các dân tộc chống đế quốc.
- Phong trào đã có những
đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hoá, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ,
chữ viết,và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam .
* So sánh phong trào Phong trào Cần Vương và Phong trào yêu
nước và cách mạng đầu XX Nội dung | Phong trào Cần Vương | Phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX |
Bối cảnh lịch sử | - Triều điình kí 2 hiệp ước 1883, 1884. - Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại…., vua Hàm Nghi xuấy bôn. | - Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương…. - Sự hình thành các tầng lớp, giai cấp mới…. - Những trào lưu tiến bộ thế giới…… |
Mục tiêu đấu tranh | Quay về chế độ PK đã lỗi thời | Hướng tới một nền cộng hòa, một nước VN độc lập. |
Hình thức đấu tranh | Khởi nghĩa vũ trang | Đa dạng, phong phú: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục…… |
Lực lượng tham gia | Sỹ phu, nông dân | Sỹ phu tiến bộ, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. |
Kết quả, ý nghĩa | - Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. - Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của dân tộc | - Có nhiều đóng góp trong sự nghiệp CMGPDT. - Mở ra một hướng của con đường cứu nước mới….. |