CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Ba điều khó học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Ba điều khó học I_icon_minitimeSat Jan 22, 2011 8:11 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Ba điều khó học 36 Ba điều khó học 6 Ba điều khó học 40Ba điều khó học 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Ba điều khó học

 
BA ĐIỀU KHÓ HỌC

Thầy Tăng Tử, nói với Đức Khổng Tử rằng:
” Tôi biết thầy có ba điều, tôi học mãi mà chưa làm được. Thầy:
1/ Thấy người ta có được một điều phải, mà quên cả trăm điều trái của người ta. Thế là thầy dễ tính.
2/ Thấy người có điều gì phải, thì vui vẻ như là mình có. Thế là thầy không ghen tị.
3/ Nghe thấy điều gì phải, nhất quyết làm rồi mới nói. Thế là thầy chịu khó thực hành.
Thầy là người dễ tính, là người không ghen tị, là người chịu khó, tôi học mãi ba điều ấy của thầy, mà chưa có thể làm được!
( Thuyết Uyển )

LỜI BÀN:
- Lấy một điều phải mà quên trăm điều trái. Thế là có bụng khoan dong người ta, lại có ý gây cho người làm nên điều phải.
- Thấy người làm phải, cũng vui như chính mình làm điều phải, thế là có lòng vô ngã, muốn giục cho người gắng làm điều phải. Thấy điều phải làm ngay rồi mới nói, thế là vụ cái thực làm, chớ không chỉ có một cái nói giỏi mà thôi. Ba điều này mới nghe tưởng dễ, mà làm thực khó ! Thói thường người đời chỉ hay bới xấu nhau, ghen tị nhau. Nói giỏi mà làm càn, cho nên mới ghét bỏ nhau, lừa dối nhau, hãm hại nhau, đưa nhau đến tử vong mà không gỡ ra được!


Chữ ký của Khánh Trang





Ba điều khó học I_icon_minitimeMon Jan 24, 2011 9:06 am

tanpopo92
sống thật tốt .. để ngày mai được chết

Thành viên cấp 3

tanpopo92

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích Điểm thành tích : 245
Được cám ơn Được cám ơn : 29

Bài gửiTiêu đề: Re: Ba điều khó học

 
hay đó
Chữ ký của tanpopo92





Ba điều khó học I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 8:49 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Ba điều khó học

 
Khổng phu tử thực ra là người rất khó tính với mình và với cac học trò (khắc kỷ)
Với bản thân thì 'phi lễ vật thị, phi lễ vật dụng', cái gì trái lễ thì ko nhìn, ko dùng. VD thịt thái ko vuông ko ăn, chiếu trải ko ngay ko ngồi
Với học trò, đơn cử 2 câu chuyện:
-Thầy Tăng Sâm cày ruộng làm đứt ít rễ dưa, cha giận cầm gậy đánh chết ngất hồi lâu mới tỉnh. Khi đến học lại bị phu tử ko cho vào. Phu tử nói: tại sao lại ko chạy đi, để cho cha đánh như vậy lỡ chết thì cha mang tội giết người có phải là bất hiếu ko?
-Nước Lỗ có 3 họ quyền thế là Mạnh tôn thị, Thúc tôn thị và Quý tôn thị. Ông Nhiễm Cầu là học trò phu tử lại đi giúp việc cho 1 trong 3 kẻ quyền thần ấy. Phu tử sai học trò thúc trống đuổi đi ko cho ông Nhiễm Cầu học nữa

Khổng tử chỉ dễ tính với vua các nước, chỉ với các vua thì ông mới bỏ qua những thói xấu mà thôi. Đó là do tư tưởng trung quân của ông, cũng có thể ông muốn làm quan để 'hành đạo'. Đơn cử 1 số VD:
-Nhiều ông vua thời đó giết cha, đuổi anh, em để lên ngôi mà trong sách Xuân thu phu tử vẫn chép ' công tức vị' như thường
-Vua nước Lỗ tin dùng kẻ nịnh thần, ham mê nữ nhạc mà phu tử vẫn cố ở lại làm quan. Đến khi ko được chia thịt tế thì ông mới bỏ đi
-Phu tử suốt đời long đong đi tìm gặp các vua để mong được làm quan, 'hành đạo' mà ko được. Cùng quá đến 2 anh tướng giặc nước Lỗ mời ông, ông cũng định đi nữa
Chữ ký của Thanhsamkhach





Ba điều khó học I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Ba điều khó học

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Ba điều khó học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Lời hay ý đẹp-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất