CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 101 chuyện xưa - tích cũ và một cách kể chuyện lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
101 chuyện xưa - tích cũ và một cách kể chuyện lịch sử I_icon_minitimeSun Feb 21, 2010 10:36 am

nh0c_0nlin3_92
Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?

Thành viên cấp 3

nh0c_0nlin3_92

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/halinh_lovely_miss/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Phạm Hạ Yến Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : 101 chuyện xưa - tích cũ và một cách kể chuyện lịch sử 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : 101 chuyện xưa - tích cũ và một cách kể chuyện lịch sử 36 101 chuyện xưa - tích cũ và một cách kể chuyện lịch sử 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 296
Đến từ Đến từ : Hải Phòng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Điểm thành tích Điểm thành tích : 423
Được cám ơn Được cám ơn : 45

Bài gửiTiêu đề: 101 chuyện xưa - tích cũ và một cách kể chuyện lịch sử

 
101 chuyện xưa - tích cũ của Ðặng Việt Thủy vừa được xuất bản là cuốn sách kể chuyện lịch sử thông qua những hình tượng văn học, bằng ngôn ngữ văn học, vừa bảo đảm tính chân thực của lịch sử, lại vừa sinh động.

Nhìn ở góc độ nhân vật lịch sử, môn học lịch sử góp phần giáo dục nhân cách học sinh bằng cách đưa ra những tấm gương. Cuốn sách này cũng đi theo hướng ấy, 101 câu chuyện là 101 tấm gương thời xưa để người thời nay soi mình vào học tập, về tinh thần xả thân vì nước, về tinh thần dân tộc, về lòng nghĩa hiệp, về sự chính trực, liêm khiết, về lòng thương người, về đạo hiếu, về tinh thần say mê ham học...

Những tấm gương ấy tỏa sáng trên nhiều lĩnh vực: quân sự, hàng hải, khoa học - kỹ thuật, văn học, y học, ngoại giao, dạy - học, buôn bán...

Tất nhiên, bên cạnh 101 tấm gương sáng ấy, cũng có rất nhiều những "bóng đen" tiêu biểu cho cái ác, sự đố kị hằn thù, tính cách tham lam tàn ác... Ðó cũng là những bài học để con người nhận rõ được cái ác mà đấu tranh loại trừ và tránh xa nó.

Tác giả đã tập trung đi sâu vào nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học, với một điểm tựa vững chắc là lịch sử. Có thể hình dung, nhân vật ở đây có xương cốt lịch sử được bồi đắp bằng thịt da văn học, tạo cho những câu chuyện vừa có hạt nhân sự thật, vừa có sự hư cấu, tưởng tượng.

Người kể chuyện đã rất chú trọng tạo không khí truyện, một không khí của ngày xưa. Vì thế mà cách mở đầu ở mỗi truyện gần với truyện cổ dân gian: "Truyện dân gian kể rằng..." (Tướng quân Cao Lỗ), "Tương truyền..." (Lý Ông Trọng...), "Dân làng Nam Nguyễn kể rằng..." (Hai Bà Trưng...).

Những lời mở đầu như vậy tạo tâm thế cho người đọc dần đi vào không khí huyền thoại của truyện - những huyền thoại dân gian. Bối cảnh của mỗi truyện được dựng lên thường bởi hai yếu tố, hoàn cảnh của thời đại nhân vật đã sống và tiểu sử nhân vật.

Bối cảnh này thường là sự thật lịch sử, nêu sự thật để gây lòng tin nơi bạn đọc đây là truyện thật lịch sử: "Phùng Hưng sinh ngày 25-11 năm Canh Tý (tức 5-1-761) tại Ðường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây..." (Bố Cái Ðại vương).

Nhưng, khi xây dựng cấu trúc nhân vật nhà văn luôn đẩy nhân vật tới tầm kích huyền thoại, nhân vật vừa có vẻ đẹp lung linh huyền ảo của thần thoại vừa mang nét kỳ vĩ, hoành tráng của sử thi: "Lê Hoàn mắt phượng, miệng rồng, dáng đi như beo, như cọp, binh thư, kinh sử làu làu..." (Từ cậu bé ở chùa đến Ðại Hành hoàng đế). "Ông có sức khỏe phi thường... có sức đánh được cọp, vật nổi trâu, cõng thuyền nặng đi hàng chục dặm" (Bố Cái Ðại vương)...

Nét khác thường của nhân vật không phải là sự siêu nhân, huyền bí mà luôn gắn liền lợi ích, với vận mệnh cộng đồng, quốc gia.

Một điểm đáng chú ý nữa ở tập truyện là cách sử dụng ngôn ngữ văn học khá tinh tế. Cũng là một sự tương ứng cần thiết, người kể chuyện như muốn bao bọc tầm kích huyền thoại của nhân vật bằng một thứ ngôn ngữ nhẹ nhàng, trong sáng, đậm mầu sắc huyền thoại, giàu chất thơ.

Kể chuyện ngày xưa tất phải dùng ngôn ngữ thời xưa để tạo dựng không khí, nhưng tập sách rất chừng mực trong việc dùng từ cổ, từ Hán Việt, nếu có dùng cũng dịch nghĩa rõ ràng, dễ hiểu.

Mỗi câu chuyện cũng không quá dài, có truyện chỉ chiếm hai, ba trang sách, nhờ người biên soạn chọn lọc những hành động tiêu biểu nhất để khái quát tính cách nhân vật. Do vậy, bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi sẽ dễ nhớ, dễ kể lại cốt truyện.

Các câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian nên tính hệ thống của văn bản, tính lô-gíc của các sự kiện được tôn trọng.

“101 chuyện xưa - tích cũ” của Ðặng Việt Thủy không chỉ là những chuyện xưa tích cũ ở Việt Nam mà còn có cả chuyện xưa tích cũ bên Trung Quốc - một vùng văn hóa vốn gần gũi, thân thuộc với văn hóa VN. Tập truyện phong phú về đề tài, đa dạng về nhân vật, về các thời kỳ lịch sử, về các vùng đất, về phong tục... Tất cả những điều ấy đã góp phần tạo nên một gương mặt riêng, hấp dẫn của tập sách được biên soạn công phu, kỹ lưỡng.

TS NGUYỄN THANH TÚ (Báo Nhân Dân)

Việt Báo (Theo_TuoiTre)
Chữ ký của nh0c_0nlin3_92




 

101 chuyện xưa - tích cũ và một cách kể chuyện lịch sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Lễ hội dân gian-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất