CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Bài học làm người

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bài học làm người I_icon_minitimeSat Feb 20, 2010 4:07 pm

tyt_nnl_3994
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...

ĐIỀU HÀNH VIÊN

tyt_nnl_3994

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Bài học làm người 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Bài học làm người 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 346
Đến từ Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn Được cám ơn : 2046

Bài gửiTiêu đề: Bài học làm người

 
Làm người ... mới nghe có vẻ rất dễ và đơn giản bởi vì ai có mặt trên đời đều chả phải "làm người" là gì? Nhưng ý nghĩa sâu sa của nó thì thực sự không hề đơn giản chút nào và cũng thực sự rất khó để sống đúng như 2 chữ "làm người"!
Lằng nhằng quá phải không? Vớ vẩn quá phải không? Haizzz
Mình viết bài này chả để làm gì, chỉ vì đôi lúc ngồi suy ngẫm thấy thật bức xúc và muốn viết để xem mình có khả năng viết và hiểu chuyện đời thế nào thôi. Muốn biết mình đã sống như thế nào và muốn biết mình có những giá trị gì?
Nhưng mà cũng thật là khó để biết được giá trị của bản thân, tự mình không thể đánh giá hết bản thân mình mà hãy để người ngoài nhận xét và mình hãy quan sát!
"Làm người": trước hết phải sống chân thật. Mình mới đọc được một bài viết về việc "làm người chân thật", rất đơn giản mà lại vô cùng sâu sắc:
"Ngày ấy tôi mới lên năm,
Có lần tôi nói dối mẹ,
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn,
Ôm tôi hôn lên mái tóc…
- Con ơi, trước khi nhắm mắt,
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật!
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
- Con ơi, một người chân thật,
Khi vui muốn cười cứ cười
Khi buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu,
Ghét ai cứ bảo là ghét,
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu." (trích theo Sống đẹp).
Cho dù cuộc sống đôi khi không thể sống theo ý mình hoặc đôi lúc lời nói dối có thể làm vui lòng một ai đó, thì điều đó cũng không có hại cho ai nhưng cảm xúc thì không thể dối lừa được. Đã ghét thì không thể yêu và cũng không thể nói ngọt được! Chỉ có thể dung hòa hoặc im lặng mà thôi. Bởi vì điều đó thuộc về cảm xúc mất rồi!"Làm người": đừng nghĩ rằng mình hơn mọi người. Nhìn lên còn thấy rất nhiều ngọn núi cao sừng sững, nếu ko có ngọn núi nào cao hơn nữa thì vẫn còn mây trắng với trời xanh. Cao hơn cả trời là các hành tinh khác, vô vàn và bất tận. Vì thế đừng nên so sánh!
May mắn hay không tự bản thân họ cũng biết, không cần phải nhắc nhở. Cũng chẳng cần phải nói ra! Đã biết chắc rằng họ có may mắn hay ko? Và có biết được rằng những khó khăn và tủi nhục họ đã từng trải qua hay chưa? Hay chỉ nhìn vào kết quả mà nói rằng họ may mắn. Cuộc sống vẫn còn dài lắm đâu đã biết được đoạn kết ra sao? Và tại sao lại phủ nhận giá trị của họ chỉ vì chỉ biết đề cao mình!

"Làm người": Phải biết nghĩ đến cảm giác của người khác. Đã là người, cho dù xuất thân thấp kém hay danh giá thì cũng là một con người, có đầy đủ những thứ cần thiết trong tâm hồn. Họ cũng có tự trọng, cũng sỹ diện, cũng có ước mơ ... và quan trọng là họ cũng có cảm xúc. Vì thế hãy luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác để mà tôn trọng họ. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình!
"Làm người": Phải biết lắng nghe và quan sát. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi sự chủ quan, tránh được những điều đáng tiếc. Và điều quan trọng là phải biết lắng nghe cả những lời phê phán, biết chấp nhận sự thật!
Mình không biết có phải mình là người lạc quan hay không? Vì đã có rất nhiều người nói với mình rằng "sao lúc nào cũng thấy mày cười được", nhưng đúng là khi gặp khó khăn mình ít khi để cho mọi người biết. Thậm chí ngay cả lúc mình khóc cũng chả ai biết! Đôi khi mình giận chồng, mình khóc chồng cũng không hay! Có những lúc mình mệt nhưng vì bổn phận và trách nhiệm mình phải cố.

Đây không phải là tính cách của mình hồi mấy năm trước, mỗi lần buồn khổ chuyện gì mình cũng kể hoặc khóc với mẹ, hoặc tìm bạn bè để tuôn xả nhưng dần dần cuộc sống dạy cho mình cách tự kiềm chế bản thân. Và mình cũng nhận ra sau bao nhiêu lần tâm sự rằng chẳng ai thích nghe mình kể lể cả.

Từ xưa mình đã tâm niệm "hãy nhìn thẳng vào sự thật để đi qua nó một cách nhanh chóng nhất" và chồng cũng nói rằng: “Chẳng ai có thể giúp mình giải quyết vấn đề ngoại trừ bản thân mình!”. Vì thế mà ngày trước mỗi khi khóc hay tâm sự cho để nhẹ lòng, rồi sau đó mình vẫn thích một mình ngồi gặm nhấm đến tận cùng nỗi buồn, đau đớn chỉ một lần thôi. Đừng lẩn tránh nó, vì không thể trốn tránh mãi được, qua cuộc vui khi còn lại một mình bạn vẫn buồn.
Nhưng cũng khó để có thể làm được điều đó, may mắn là mình lại là người thích gặm nhấm nỗi buồn một mình vì thế mà mình đã luôn đi qua nó rất nhanh! Mình thích cái cảm giác một mình và vật lộn với nỗi đau! Thú vị lắm đấy!

Chấp nhận phê bình bạn sẽ tránh được rất nhiều sai lầm và quan trọng là bạn luôn nhận được sự chân thành. Đừng để trước mặt bạn là những lời mật ngọt nhưng sau lưng lại là những tiếng cười chê bai! Làm được điều này cũng không phải dễ! Và vì sao người Mỹ họ lại làm được??? Có phải là do giáo dục hay là do bản chất???

"Làm người" : đừng nên dựa dẫm. Chỉ biết đẩy việc nặng cho người và chỉ biết kêu ca thật là không còn gì đáng buồn hơn! Ai cũng mệt mỏi, cuộc sống làm cho họ mệt mỏi, công việc hàng ngày làm cho họ chán nản, môi trường xung quanh làm cho họ ngạt thở ... nhưng chỉ biết mỗi mình mình mệt thì không nên. Có những người nói thì có vẻ như cảm thông với tất cả nhưng thực chất suy nghĩ và hành động thì không phải vậy, không biết nghĩ cho người khác, chỉ thích dựa dẫm và trách móc. Vậy thà không nên nói thì hơn phải không nhỉ?

Cuộc sống là của chúng ta, phải tự biết lo lắng và vun vén, không ai có thể giúp mình được mãi vì họ cũng có cuộc sống riêng của họ. Chỉ riêng việc lo lắng cho cuộc sống của họ cũng đã đủ mệt và căng thẳng vì thế đừng nên dựa dẫm.

Sống mà cứ phải lo là nợ ai đó, cho dù là nợ vật chất hay nợ tinh thần thì cũng vẫn mệt mỏi và không thoải mái tẹo nào. Mình chỉ thoải mái khi giúp được người khác và mọi người không phải bận tâm hay chê trách gì mình!

“Làm người”: nên là chính mình. Đừng lên mặt với người thấp kém hơn mình để rồi đối với người hơn mình lại tự ti và so sánh.

“Làm người”: Phải có lòng tự trọng. Tự trọng là nâng niu chính bản thân mình! Vì thế đừng bao giờ đánh mất lòng tự trọng. Cho dù họ giàu có, có địa vị hơn mình nhưng chưa chắc họ đã hơn mình, mình có cái riêng của mình. Mình có tư chất riêng của mình và hãy kiêu hãnh về những cái riêng đó! Ngẩng cao đầu vì mình là mình, là con của bố mẹ mình!

Chính vì điều đó mà từ trước đến nay, dù là con nhà nghèo nhưng chưa bao giờ tôi thấy xấu hổ hay ngượng ngùng với những kẻ giàu có hơn mình, đôi khi họ hơn tôi về mọi mặt tôi cũng chẳng vì thế mà tự tin. Tôi đánh giá con người không vì những cái đó. Làm được điều đó bạn sẽ luôn là bạn và dần bạn sẽ được tôn trọng. Là người, ai cũng có lòng đó kỵ và sự tự ti nhưng hãy che dấu nó bằng chính bản thân bạn!



“Làm người” khó lắm ai ơi!

Làm sao để dạy con mình biết khiêm tốn, dũng cảm, bao dung, … và quan trọng nhất là biết nghĩ cho người khác? “Làm người” đã khó, dạy người còn khó hơn bởi vì nếu chỉ dạy bằng lời thôi thì sẽ bị phản tác dụng ngay! Và khi con lớn còn tùy thuộc vào nhận thức của con! Thậm chí con có thể phán xét cha mẹ nếu cha mẹ không đúng. Vậy nhận thức của con sẽ bắt nguồn từ đâu? Có phải là bản chất không hay sẽ hình thành từ từ qua năm tháng con sống?

Để trụ vững, không bị cuộc sống cuốn trôi không hẳn chỉ cần có nghị lực, ý chí và lập trường vững chắc mà còn cần phải có cả nhận thức sâu sắc mới là điều quan trọng!
Chữ ký của tyt_nnl_3994





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)

 

Bài học làm người

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Mỗi ngày một câu chuyện-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất